9 kiểm tra bảo mật bạn nên thực hiện thường xuyên

  1. Tác giả: LTTK CTV08
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bảo mật dường như là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn có thường bỏ ra cả tiếng đồng hồ để khóa các tài khoản và bị ám ảnh về tất cả mọi thứ trên điện thoại và máy tính của mình bị rình rập không?
    Sự thật là bạn không cần quá lo lắng về sự an toàn trực tuyến của mình vì bạn có thể thực hiện nhiều kiểm tra quan trọng chỉ trong một vài phút và đảm bảo cuộc sống online của mình đã được bảo vệ cẩn thận. Sau đây là 10 kiểm tra bảo mật quan trọng mà bạn nên tìm hiểu và thực hiện mỗi ngày như một thói quen trong cuộc sống.
    1. Áp dụng cập nhật cho mọi thứ

    Mọi người thường click vào Remind me later (Nhắc nhở tôi sau đó) khi được thông báo về một bản cập nhật nào đó đã sẵn sàng để download. Nhưng sự thật là áp dụng các bản cập nhật là một trong những cách quan trọng nhất để giữ cho thiết bị của bạn được an toàn. Khi các nhà phát triển tìm ra những lỗ hổng trên phần mềm của họ cho dù là ứng dụng hay hệ điều hành, họ sẽ vá chúng với các bản cập nhật. Do đó, nếu bạn bỏ qua những bản cập nhật này thì bạn đang đặt chính mình vào các rủi ro không mong muốn.

    [​IMG]

    Trên Windows, bạn đi tới Settings > Updates & security > Windows Update để kiểm tra các bản cập nhật hiện có. Người dùng Mac có thể kiểm tra tab Updates của App Store cho các bản download mới nhất. Android và iOS sẽ nhắc bạn tải xuống các bản cập nhật khi chúng có sẵn. Và khi bạn mở một chương trình và nhìn thấy thông báo cập nhật, hãy download nó sớm nhất có thể.
    2. Cập nhật các mật khẩu yếu

    Sử dụng mật khẩu mạnh là rất quan trọng để giữ cho các tài khoản của bạn được an toàn. Mật khẩu ngắn, một mật khẩu dùng cho nhiều trang web đều là dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công. Bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý mật khẩu để thiết lập các mật khẩu mạnh mà không cần phải nhớ.

    [​IMG]
    Hãy bỏ ra một chút thời gian, bắt đầu bằng cách thay đổi các mật khẩu quan trọng nhất như email, ngân hàng và tài khoản mạng xã hội. Bạn không cần phải thay đổi mật khẩu một cách thường xuyên, nhưng bạn nên theo dõi những mật khẩu quan trọng nhất để đổi chúng theo một chu kỳ nhất định.

    3. Kiểm tra cài đặt riêng tư trên mạng xã hội

    Với sự kiểm soát mạng xã hội không chặt chẽ, bạn có thể vô tình chia sẻ thông tin với nhiều người hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn nên bỏ ra chút thời gian để xem bạn đã chia sẻ thông tin với những ai.
    Trên Facebook, bạn vào trang Settings và click Privacy ở bảng bên trái. Xem tất cả các cài đặt tại đây để thay đổi ai có thể xem các bài đăng của bạn, ai có thể liên lạc với bạn và ai có thể tìm kiếm bạn bằng cách sử dụng tìm kiếm. Bạn cũng nên xem tab Timeline and Tagging (Dòng thời gian và gắn thẻ) để thay đổi ai có thể đăng lên dòng thời gian của bạn và yêu cầu xem các bài đăng mới.

    [​IMG]

    Trên Twitter, bạn vào Settings và click vào tab Privacy and safety ở bên trái. Tai đây, bạn có thể bảo vệ các bài tweet của mình để chúng không hiển thị công khai, loại bỏ vị trí, tắt gắn nhãn ảnh và ngăn chặn người khác tìm hiểu về bạn.
    4. Kiểm tra các quyền của ứng dụng

    iOS đã cho phép người dùng tinh chỉnh các quyền ứng dụng trong nhiều năm và Android đã triển khai quyền theo yêu cầu từ phiên bản hệ điều hành Android 6.0 Marshmallow trở lên. Bất cứ khi nào bạn cài đặt một ứng dụng, nó sẽ hỏi bạn quyền truy cập các dữ liệu nhạy cảm như camera, microphone và danh bạ nếu nó cần chúng.
    Trong khi hầu hết các ứng dụng không chứa những yếu tố độc hại và cần những quyền này để hoạt động đúng thì bạn vẫn nên kiểm tra để chắc chắn rằng một ứng dụng không lấy đi thông tin mà nó không cần.
    Để xem quyền ứng dụng trên Android, bạn vào Settings > Apps (Settings > Apps & notifications > App info trên Android 8.0 Oreo). Chạm vào một ứng dụng và chọn Permissions trên trang thông tin của nó để xem tất cả các quyền mà ứng dụng có. Sử dụng nút trượt để tắt hoặc bật bất cứ quyền nào bạn muốn thay đổi.

    [​IMG]

    Người dùng iOS có thể truy cập vào menu tương tự thông qua Settings > Privacy. Chọn một loại quyền như Danh bạ hoặc Microphone và bạn sẽ nhìn thấy tất cả các ứng dụng có thể truy cập vào nó. Sử dụng nút trượt để thu hồi quyền.
    5. Xem các tiến trình đang chạy trên PC

    Trong khi bạn không cần biết mục đích chính xác của mọi thứ đang chạy trên máy tính của mình thì bạn vẫn nên kiểm tra xem tiến trình nào đang hoạt động.
    Trên Windows, bạn click vào Start và tìm kiếm Task Manager hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Trên tab Processes, bạn sẽ nhìn thấy các ứng dụng đang chạy dưới nền. Bên dưới chúng là các tiến trình nền và theo sau là tiến trình hệ thống. Duyệt thông qua tất cả và tìm kiếm trên Google về những thứ bạn cảm thấy nghi ngờ. Hãy đảm bảo rằng bạn không chấm dứt bất cứ tiến trình quan trọng nào.

    [​IMG]

    Người dùng Mac có thể nhìn thấy các tiến trình đang chạy với Activity Monitor. Cách nhanh nhất để mở nó là sử dụng phím tắt Cmd + Space để nở Spotlight, sau đó nhập Activity Monitor và nhấn Enter. Hãy chú ý vào tab CPU để xem những gì đang chạy trên máy của mình.
    Khi đang ở đó, bạn cũng nên xem tất cả các tiện ích mở rộng của trình duyệt đã được cài đặt. Các tiện ích mở rộng độc hại có thể chiếm quyền kiểm soát trình duyệt và thậm chí những tiện ích mở rộng có thể được mua lại và trở thành phần mềm gián điệp. Trên Chrome, bạn đi tới Menu > More tools > Extensions và tắt hoặc loại bỏ bất cứ tiện ích nào đáng nghi ngờ. Người dùng Firefox có thể tìm các tiện ích mở rộng trong Menu > Add-ons.

    [​IMG]

    6. Quét phần mềm độc hại

    Bạn có thể phát hiện khi phần mềm độc hại tồn tại trên máy tính của mình, nhưng chúng cũng có thể đến một cách lặng lẽ. Một phần mềm quét virus hiệu quả là có thể phát hiện hầu hết các loại virus và những sự lây nhiễm khó chịu khác trước khi chúng hoạt động trên hệ thống của bạn.

    [​IMG]

    Có thể nói rằng trên Windows, không phần mềm nào có thể đánh bại Malwarebytes. Cài đặt phiên bản miễn phí của chương trình để quét các phần mềm độc hại và loại bỏ chúng với chỉ vài cái nhấp chuột. Người dùng Mac không cần một phần mềm diệt virus chuyên dụng trừ khi họ tạo ra một sai lầm ngớ ngẩn. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng mất gì khi cài đặt Malwarebytes cho Mac nếu bạn cần sự xác nhận.
    7. Kiểm tra các kết nối tài khoản

    Nhiều trang web cho phép bạn đăng nhập với các thông tin tài khoản khác nhau, thường là Facebook hoặc Google. Trong khi điều này mang đến cho bạn sự tiện lợi không thể chối cãi vì bạn không cần phải nhớ nhiều tài khoản và mật khẩu, tuy nhiên kết nối một tài khoản với nhiều trang web có thể gây ra rắc rối. Đó là lý do vì sao bạn nên xem trang web nào và ứng dụng nào được liên kết với tài khoản chính của mình.
    Kiểm tra các ứng dụng Google bằng cách đi đến trang web My Account của Google, sau đó click vào Apps with account access trong hộp Sign-in & security. Nhấp chuột vào Manage Apps trong bảng kết quả để xem tất cả mọi thứ.

    [​IMG]

    Hãy kiểm tra kỹ càng, đặc biệt nếu bạn đã sử dụng một tài khoản Google trong thời gian dài. Bạn nên thu hồi quyền của những ứng dụng mà bạn không còn dùng và xem các quyền mà những ứng dụng hiện tại có. Click vào một mục nhập và nhấn Remove Access để loại bỏ nó.
    Facebook có bảng tương tự. Bạn vào trang Facebook Settings và click vào liên kết Apps ở bảng bên trái. Bạn sẽ nhìn thấy các ứng dụng và trang web mà bạn đã sử dụng tài khoản Facebook của mình để đăng nhập. Nhấp chuột vào Show All để mở rộng danh sách.
    Bạn click vào một ứng dụng để hiển thị chính xác những gì ứng dụng có thể truy cập và loại bỏ một số quyền hoặc click vào dấu X để xóa ứng dụng ra khỏi tài khoản của bạn.

    [​IMG]

    Nếu bạn muốn vô hiệu hóa chức năng này hoàn toàn thì click vào nút Edit ở dưới mục Apps, Websites and Plugins và chọn Disable Platform.
    8. Thiết lập xác thực hai yếu tố


    [​IMG]

    Xác thực hai bước là một trong những cách tốt nhất để thêm lớp bảo mật cho tài khoản của bạn. Khi tính năng 2FA được kích hoạt, bạn không chỉ cần một mật khẩu mà còn cần một mã từ ứng dụng hoặc tin nhắn văn bản để đăng nhập. Trong khi 2FA không phải là một giải pháp hoàn hảo, nhưng nó ngăn chặn truy cập trái phép vào các tài khoản, thậm chí nếu ai đó biết được mật khẩu của bạn.
    9. Kiểm tra hoạt động tài khoản

    Một công cụ khác mà nhiều trang web cung cấp cho phép bạn xem những thiết bị nào đã truy cập vài tài khoản của mình gần đây. Một số thậm chí sẽ gửi cho bạn tin nhắn văn bản hoặc email khi một thiết bị nào đó đăng nhập. Bạn có thể sử dụng nó để đảm bảo rằng bạn sẽ biết ngay khi ai đó đột nhập vào tài khoản của mình.
    Đối với Google, bạn vào phần Device activity & security events trong cài đặt tài khoản. Bạn sẽ nhìn thấy Recent security events hiển thị những lần đăng nhập gần đây và Recently used devices (Các thiết bị được sử dụng gần đây). Nhấp chuột vào Review Events cho cả hai và đảm bảo rằng bạn nhận ra tất cả thiết bị và hoạt động tại đó. Theo mặc định, Google sẽ gửi cho bạn một email bất cứ khi nào một thiết bị mới đăng nhập vào tài khoản của bạn.
    Chọn một sự kiện hoặc thiết bị để tìm hiểu thêm thông tin về nó. Bạn sẽ biết được địa chỉ IP và vị trí tương ứng. Nếu một thiết bị không có bất cứ hoạt động tài khoản Google nào xảy ra trong 28 ngày, bạn có thể click vào Remove để thu hồi quyền truy cập của thiết bị.

    [​IMG]

    Để kiểm tra điều này trên Facebook, bạn vào tab Security and Login trong cài đặt tài khoản. Kiểm tra mục Where You’re Logged In và click vào See More để biết mọi nơi bạn đã đăng nhập vào Facebook.
    Cũng tại trang này, hãy đảm bảo bạn đã bật Get alerts about unrecognized logins để nhận được thông báo bằng tin nhắn văn bản hoặc email khi một thiết bị nào đó đăng nhập vào tài khoản của mình.
    Bạn đã biết được 9 điều quan trọng về bảo mật mà bạn cần kiểm tra. Chúng có thể gây mất thời gian, nhưng mỗi bước bảo mật bạn thực hiện, bạn sẽ càng có được sự bảo vệ tốt hơn trước những rủi ro không mong muốn.