Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ - Đại số 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Số hữu tỉ là gì?
    • Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ \( \mathbb{Z}\), b # 0.
    • Tập hợp các số hữu tỷ được kí hiệu là \(\mathbb{Q}\).
    VD: Xét các số 2; 0 và 0.5, ta thấy:

    \(2 = \frac{2}{1} = \frac{4}{2} = \frac{8}{4} = ...\)

    \(0 = \frac{0}{1} = \frac{0}{2} = \frac{0}{3} = ...\)

    \( - 0,5 = - \frac{1}{2} = - \frac{2}{4} = - \frac{3}{6} = ...\)

    Vậy các số 2, 0, -0.5 là các số hữu tỉ.

    Nhận xét: \( \mathbb{N} \subset \mathbb{Z}\subset \mathbb{Q}\).

    2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
    Để biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{a}{b}\) (a, b ∈ \( \mathbb{Z}\), b > 0) trên trục số ta làm như sau:

    • Chia đoạn đơn vi [0;1] trên trục số thành b phần bằng nhau, lấy 1 đoạn đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng \(\frac {1}{b}\) đơn vị cũ.
    • Nếu a>0 thì số \(\frac {a}{b}\) được biểu diễn bởi một điểm nằm bên phải điểm 0 một đoạn bằng \(\left |a \right |\) lần đơn vị mới.
    • Nếu a<0 thì số \(\frac {a}{b}\) được biểu diễn bởi một điểm nằm bên trái điểm 0 một đoạn bằng \(\left |a \right |\) lần đơn vị mới.
    • Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x.
    3. So sánh số hữu tỉ
    • Để so sánh hai số hữu tỉ x,y ta làm như sau:
      • Viết x,y dưới dạng phân số cùng mẫu dương.
      • So sánh các tử là số nguyên a và b.
    Nếu a> b thì x > y.

    Nếu a = b thì x=y.

    Nếu a < b thì x < y.

    4. Chú ý
    • Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.
    • Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm.
    • Số 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm.

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Với ba chữ số 1, hãy biểu diễn số hữu tỉ âm nhỏ nhất, số hữu tỉ âm lớn nhất.

    Hướng dẫn giải:
    Số hữu tỉ âm nhỏ nhất -111.

    Số hữu tỉ âm lớn nhất \( - \frac{1}{{11}}\).

    Bài 2:
    So sánh các số hữu tỉ sau bằng cách nhanh nhất:

    a. \(\frac{{ - 1}}{3}\) và \(\frac{1}{{100}}\) b. \(\frac{{ - 231}}{{232}}\) và \(\frac{{-1321}}{{1320}}\)

    c. \(\frac{{ - 13}}{{38}}\) và \(\frac{{29}}{{ - 88}}\) d. \(\frac{{ - 27}}{{29}}\) và \(\frac{{ - 272727}}{{292929}}\)

    Hướng dẫn giải:
    a. \(\frac{{ - 1}}{3} < 0 < \frac{1}{{100}} \Rightarrow \frac{{ - 1}}{3} < \frac{1}{{100}}\).

    b. \(\frac{{231}}{{232}} < 1 < \frac{{1321}}{{1320}} \Rightarrow \frac{{ - 231}}{{232}} > \frac{{ - 1321}}{{1320}}\).

    c. \(\frac{{13}}{{38}} > \frac{{13}}{{39}} = \frac{1}{3} = \frac{{29}}{{87}} > \frac{{29}}{{88}} \Rightarrow \frac{{ - 13}}{{38}} < \frac{{29}}{{ - 88}}\).

    d. \(\frac{{ - 27}}{{29}} = \frac{{ - 27.10101}}{{29.10101}} = \frac{{ - 272727}}{{292929}}\) và \(\frac{{ - 272727}}{{292929}}\).

    Bài 3:
    Cho hai số nguyên a và b trong đó a < b và b > 0. Chứng minh: \(\frac{a}{b} < \frac{{a + 1}}{{b + 1}}\).

    Hương dẫn giải:
    Ta có:

    \(\frac{a}{b} = \frac{{a(b + 1)}}{{b(b + 1)}} = \frac{{ab + a}}{{b(a + 1)}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,b > 0,b + 1 > 0\).

    \(\frac{{a + 1}}{{b + 1}} = \frac{{b(a + 1)}}{{b(b + 1)}} = \frac{{ab + b}}{{b(b + 1)}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,b > 0\).

    Mà a < b nên suy ra ab+ a < ab +b.

    Vậy \(\frac{a}{b} < \frac{{a + 1}}{{b + 1}}\).