Bài 10: Các nước Tây Âu - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Tình hình chung

    [​IMG]
    (Lược đồ các quốc gia Tây Âu)
    1. Tình hình chung châu Âu

    • 1939-1945: chiến tranh thế giới thứ hai: đất nước bị tàn phá nặng nề.
    • 1948-1951: nhận viện trợ Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”, kinh tế Châu Âu phục hồi, nhưng lệ thuộc Mỹ như không được quốc hữu hóa, hạ thuế đối với hàng hóa của Mỹ, loại những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
    • Đối nội: giai cấp tư sản thu hẹp quyền tự do dân chủ, xóa bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
    • Đối ngoại: tiến hành chiến tranh xâm lược lại các thuộc địa nhằm khôi phục ách thống trị, nhưng cuối cùng thất bại, phải trả lại độc lập cho các thuộc địa
    • 1947-1989: “Chiến tranh lạnh”: Tây Âu tham gia NATO (Quân Sự Bắc Đại Tây Dương ), chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
    2. Nước Đức

    • Bốn cường quốc Xô, Mỹ, Anh, Pháp chia Đức thành các khu vực chiếm đóng
    • 9-1949: Mỹ- Anh- Pháp thành lập CHLB Đức, Mỹ đưa Đức vào khối NATO trở thành xung kích chống Liên Xô và Đông Âu, cho vay 50 tỷ Mác, nên kinh tế phục hồi nhanh chóng, 1960s-1970s công nghiệp đứng hạng 3 sau Mỹ và Nhật.
    • 10-1949: Công hòa dân chủ Đức.
    • 3-10-1990: Đức thống nhất là một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.
    II. Sự liên kết khu vực

    1. Quá trình ra đời của cộng đồng Châu Âu-EC. Từ 1950 kinh tế Tây Âu khôi phục

    • 4-1951: Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đúc Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc xăm bua thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu.
    • 3-1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu.
    • 25-3-1957: Cộng đồng kinh tế châu Âu - EEC - ra đời, hinh thành 1 thị trường chung Châu Âu.
    • 7-1967 ba Cộng đồng trên sát nhập thành Cộng đồng Châu Âu EC
    • Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển tốt đẹp. EU là thị trường và là bạn hàng lớn của Việt Nam.
    • Tháng 12-1991 các nước EC họp Hôi nghị cấp cao tại Ma-a- xtơ –rích (Hà Lan) thông qua hai quyết định quan trọng:
    • Xây dựng một thị trường nội địa Châu Âu vối một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất – đồng ơ rô (EURO).
    • Xây dựng môt liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiên tới một nhà nước chung Châu Âu.
    • Liên Minh Châu Âu-EU: là một liên minh kinh tế -chính trị lớn nhất thế giới và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chánh thế giới.
    • 1999 EU gồm 15 nước, 2005 sẽ là 25 nước.
    2. Nguyên do liên kết kinh tế khu vực

    • Đều có chung 1 nền văn minh, một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm.
    • Kinh tế phát triển rất nhanh nên muốn thoát dần sự lệ thuộc Mỹ.
    Bài tập minh họa

    Tham khảo

    Cơ cấu tổ chức Liên minh Châu Âu - EU


    • EU có bốn cơ quan chính là: Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu.
    1. Hội đồng Bộ trưởng
    • Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban đại diện thường trực và Ban Tổng Thư ký.
    • Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc Chính phủ, các Ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.
    2. Ủy ban Châu Âu

    • Là cơ quan điều hành gồm 20 Uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là ông Rô man nô Prô đi, cựu Thủ tướng Italia (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23/3/1999 tại Berlin). Dưới các Uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
    3. Nghị viện Châu Âu

    • Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo Quốc tịch.
    • Chức năng: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
    4. Toà án Châu Âu

    • Đặt trụ sở tại Lúc- xăm- bua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.