Bài 11: Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Tác giả
    • Nguyễn Bằng Việt, sinh năm 1941.
    • Quê quán: huyện Thạnh Thất, tỉnh Hà Tây.
    • Cuộc đời:
      • Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
      • Hiện ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học và nghệ thuật Hà Nội.
    b. Tác phẩm
    • Bài Bếp lửa được sáng tác năm 1936, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
    • Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
    2. Đọc hiểu văn bản
    a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà
    • Bếp lửa chờn vờn sương sớm...ấp ưu…nồng đượm”: là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình với bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, chi chút của người bà.
    • "Chờn vờn": sớm đang bay nhè nhẹ bên bếp lửa.
    • "Ấp ui": gợi bàn tay kiên nhẫn và tấm lòng người bà mỗi khi nhóm lửa.
    • Để rồi tác giả nhớ thương về bà với một thời dãi dầu mưa nắng.
    • "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa": hình ảnh ẩn dụ gợi lên những lo toan vất vả của người bà
    b. Những hổi tưởng về bà và tình bà cháu
    • Lên bốn tuổi…con cay”: gợi lại cả một thời ấu thơ bên người bà. Tuổi thơ đầy gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
    • Bà hay kể, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học: thay cha mẹ, bà chăm lo cho cháu từng chút một, bà cháu gắn bó sống bên nhau với bao điều khổ cực.
    • Rồi….dai dẳng…”: Bếp lửa hiện diện cho tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy tình thương của bà.
    • Lận đận…nồng đượm”: sự tảo tần, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà. Nhóm bếp lửa buổi sớm mai, bà nhóm lên niềm yêu thương, “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Chính vì vậy mà nhà thơ đã cảm nhận “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”: bình dị mà thân thuộc, sự kì diệu thiêng liêng.
    • Giọng thơ tâm tình, có sự chuyển đổi tự nhiên hợp lí thể hiện tình cảm tự nhiên chân thành, cảm động của người cháu đối với bà.
    • Với điệp ngữ "ngọn lửa" nhà thơ đã thể hiện phẩm chất cao quý của bà. Tình yêu thương con cháu, sự bình tĩnh, vững lòng, đinh ninh vượt qua mọi thử thách khốc liệt của cuộc chiến ttranh làm tròn nhiệm vụ hậu phương.
    c. Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.
    • Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, gắn với những tần tảo vất vả đời bà cũng như tình yêu thương, đức hi sinh của bà.
    • Bếp lửa và hình ảnh người bà đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần cháu.
    • Khi đã trưởng thành: Người cháu tự nhắc nhở lòng mình không quên những tận tụy, hi sinh và tình cảm ấm áp của bà, không quên hình ảnh thân thuộc của quê hương.
    • Nhớ về bà, nhớ tới bếp lửa. Hình ảnh trở thành kí ức không thể nào quên.
    3. Tổng kết
    a. Nội dung
    • Qua hồi tưởng và suy nghẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
    b. Nghệ thuật
    • Tác giả sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
    • Sử dụng, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề: Phân tích "Bài thơ Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

    Gợi ý làm bài

    1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"
    • Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.
    2. Thân bài

    • Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
    • Bài thơ bắt đầu với hình ảnh"bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
    • "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài . Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
    • Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
    • Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như :đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy , khói hun,.....đã làm cháu xúc động.
    • Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người . Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm , chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
    • Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiêu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
    • Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai ũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .
    • Những suy ngẫm của người cháu về bà :
    • Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dõi theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lửa của bà.
    3. Kết bài

    • Tình cảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vậy. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.
    • Nêu lên suy nghĩ của mình.