Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

    1. Hệ thống xã hội chủ nghĩa

    • Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, do sai lầm và sự chống phá của các thế lực đế quốc phản động nên hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu
    • Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai
    • Có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát ttriển của thế giới (Nửa sau thế kỉ XX).
    • 1989, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông âu.
    • 1991, sụp đổ ở Liên Xô.
    • Nguyên nhân:
      • Do sai lầm của đường lối chính sách.
      • Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
    2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La Tinh (Từ 1945 đến nay)

    • Phong trào đạt được nhiều thắng lợi to lớn
    • Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pac-thai đã sụp đổ.
    • Hơn 100 quốc gia dành độc lập.
    • Một số quốc gia giành được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước: Trung Quốc, An Độ, ASEAN…
    3. Các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Cộng Hòa Liên Bang Đức

    • Mỹ là nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Việt Nam.
    • Liên kết kinh tế khu vực: EEC-EU; ASEAN
    • Nhật, cộng hòa liên bang Đức vươn lên nhanh chóng.
    • Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 trung tâm kinh tế thế giới.
    • Sau khi hồi phục, các nước tư bản nhanh chóng phát ttriển kinh tế.
    • Hiện nay, thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn : Mĩ, Nhật, Tây âu.
    4. Quan hệ quốc tế

    • Sau 1945 trật tự thế giới hai cực (Trật tự 2 cực Ian ta) do Xô - Mỹ đứng đầu, thế giới chia thành hai phe, đối đầu căng thẳng “Chiến tranh lạnh”.
    • Thế giới chuyển sang xu thế hòa hoãn và đối thoại.
    • Hai siêu cường tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” 1989.
    5. Cách mạng khoa học - kỹ thuật tiến bộ phi thường, đạt nhiều thành tựu kỳ diệu tăng trưởng kinh tế

    a. Thành tựu
    • Khoa học cơ bản, công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới.
    • Cách mạng xanh.
    • Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.
    b. Ý nghĩa
    • Đánh dấu mốc tiến bộ của nhân loại.
    • Thay đổi công cụ, công nghệ, nguyên liệu, thông tin, vận tải.
    • Loài người bước sang nền văn minh thứ ba: ”Văn minh hậu công nghiệp”, “Văn minh trí tuệ”
    II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

    1. Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX: thế giới chịu sự chi phối của hai cực I-an-ta.

    • Chủ nghĩa xã hội thu những thành tựu to lớn về mọi mặt …có tác dụng to lớn vào sự phát triển của cục diện thế giới.
    • Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi bộ mặt thế giới.
    • Chủ nghĩa tư bản có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Khoa họckỹ thuật và mang những đặc điểm mới..
    • Cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc, “hai cực” diễn ra gay gắt.
    2. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991

    • Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn ở Liên Xô và Đông Âu.
    • Chiến tranh lạnh chấm dút, xu thế đối thoại xuất hiện.
    2. Từ 1991 đến nay: trật tự thế giới đang hình thành thế giới đa cực

    • Sự hình thành trật tự thế giới mới (đa cực nhiều trung tâm)
    • Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn.
    • Các nước điều chỉnh chiến lược trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm.
    ♦ Xu thế mới:
    • Chuyển từ đối đầu sang đối thoại: Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
    • Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
    III. Đặc trưng bao trùm của thế giới từ 1945 - 1991

    • Thế giới chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu, hai siêu cường này đối đầu nhau, căng thẳng và quyết liệt.
    • Xu thế ngày nay là: ”Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển“ là thời cơ vì mở ra quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc, nhanh chóng đưa đất nước tiến lên kịp với thời đại.
    • Tại Việt Nam với đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ chủ yếu nhất của chúng ta hiện nay là dốc sức vào sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.
    • Chủ trương của Đảng:
      • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
      • Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
      • Tăng cường quốc phòng, an ninh.
      • Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
      • Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác.
    Bài tập minh họa

    Câu hỏi 1:

    Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức, vừa là thời cơ.
    Trả lời:

    Thách thức: Hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố…
    Cạnh tranh gay gắt → sự phá sản, thất nghiệp, kinh tế suy thoái v.v…
    Thời cơ: Vì hòa bình, hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế v.v…