Bài 15: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (II) - Ngữ văn 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Ôn phần truyện, thơ
    Câu 1. Liệt kê các tác phẩm truyện và thơ đã học vào bảng thống kê về tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, nội dung và nghệ thuật

    Ôn phần truyện

    [​IMG]

    Ôn phần thơ

    [​IMG]

    Câu 2. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng của Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    [​IMG]


    Câu 3. Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai, Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

    • Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người hay khoe làng của mình, tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông trở nên bị ám ảnh nặng nề, day dứt.
    • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách gay cấn để nhân vật bộc lộ tâm trạng, đó là sự ám ảnh, day dứt của ông Hai khi nghe tin làng mình làm Việt gian. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính từng người.
    • Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.
    Câu 4. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

    • Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
      • Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người và tận tụy với mọi người, tận tụy với công việc, sống giản dị với nhu cầu giản dị.
      • Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.
      • Những suy nghĩ của anh thanh niên khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
    Câu 5. Cảm nghĩ của em về nhân vật Bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    • Nhân vật bé Thu trong tác phẩm có tình cảm thật sâu sắc, bé cứng cỏi, ương ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ, đáng yêu.
    • Tình cha con trong chiến tranh là tình cảm sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con.
    Câu 6. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

    • Trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) vẻ đẹp của hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện là vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết nhất của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn:
    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.

    • Đồng thời, họ bước vào cuộc đời người lính với những gian lao khốn khó đến tột cùng:
    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

    Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

    • Nhưng, ở họ vẫn sáng ngời tình đồng chí đồng đội gắn bó sâu sắc:
    Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

    • Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hình ảnh người lính được hiện lên với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy:
    Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

    Ung dung buồng lái ta ngồi

    • Đó là những người lính có tâm hồn sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời:
    Không có kính ừ thì có bụi,

    Bụi phun tóc trắng như người già

    Chưa cần rửa, phì phèo châm điều thuốc,

    Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

    • Và ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
    Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.

    Câu 7. Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru của bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điều.

    • Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà – ôi biểu hiện tinh tế và nhuần nhuyễn trong những lời ru của bà thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Trước hết, tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ; cho nên mẹ ước mong có hạt gạo, có hạt bắp cùng với niềm mong con mau chóng lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.
    Ngủy ngoan A - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi

    Mẹ thương a - kay mẹ thương bộ đội

    Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

    Mai sau khôn lớn vung chày lún sân.

    • Không những thế, tình thương con của người mẹ còn gắn với tình yêu đất nước đang ngày đêm anh dũng kháng chiến. Bởi thế, mẹ mong ước con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấuvì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng:
    Ngủ ngon a - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi

    Mẹ thương a - kay mẹ thương đất nước

    Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.

    Câu 8. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).

    • Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu): Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm.
    • Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động.
    • Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy): Kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình, bài thơ có giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ đôi khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.
    Câu 9. Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí), trăng (Ánh trăng.

    • Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (trong bài thơ Đồng chí):Đây là biểu tượng bắt đầu từ một hình ảnh thực, giữa cảnh “Rừng hoang sương muối”, những người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau, trên bầu trời có vầng trăng chiếu tỏa. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn mang tính biểu tượng bởi nó gợi ra sự liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn,… Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là một biểu tượng của thơ ca kháng chiến – một nền thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và cảm hứng cách mạng.
    • Hình ảnh biểu tượng trăng (trong bài thơ Ánh trăng): Trong bài thơ, ánh trăng đồng hành cùng lời tự sự, tâm tình của tác giả. Vượt qua ý nghĩa hiện thực, ánh trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.