Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927

    • (Bối cảnh ra đời của các tổ chức cách mạng) có điểm mới:
      • Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mang tính thống nhất và chính trị.
      • Trình độ giác ngộ của công nhân nâng cao.
      • Kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ ở cả nước.
    2. Tân Việt Cách mạng Đảng

    • Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên 6-1925.
    • Chủ trương: khuynh hướng vô sản, tư tưởng Mác – Lê nin, Cách Mạng tháng Mười Nga. Làm cách mạng dân tộc rồi cách mạng thế giới.
    • Lực lượng là liên minh công nông.
    • Hoạt động: 1925-1929 có nhiều cơ sở trong nước và phát triển ở Việt kiều tại Thái Lan và Lào. Hội viên tăng – 1928 có 300 hội viên, năm 1929 có 1700 hội viên.
    • Tân Việt Cách mạng Đảng- 7-1928 tại Trung Kỳ:
      • Ảnh hưởng tư tưởng Mác – Lê nin và Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
      • Thành phần là trí thức trẻ, thanh niên yêu nước.
      • Dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
      • Nội bộ đấu tranh giữa hai khuynh hướng vô sản và tư sản, vô sản thắng thế và Đảng viên chuyển sang hoạt động cho Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
    • Có hạn chế, nhưng là 1 tổ chức cách mạng mới.
    3. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

    a. Lãnh đạo

    • Là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính.
    • Chủ trương: Cách mạng Dân chủ tư sản, ảnh hưởng “Chủ nghĩa Tam Dân “của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc); đánh Pháp,lập dân quyền.
    • Đảng viên là sinh viên, học sinh, công chức, tư sản, nông dân giàu, sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp….
    • Hoạt động: giết mộ phu Ba danh và khởi nghĩa Yên Bái..
    b. Khởi nghĩa Yên Bái 9-2-1930

    • Sau vụ giết mộ phu Ba danh tại Hà Nội, cơ sở của Việt Nam Quốc dân đảng bị phá vỡ, nên bị động và Khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2-1930 tại Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Thao, Hải Dương, Thái Bình …
    • Thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí bị xử tử.
    • Thất bại nhanh chóng do đế quốc Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp, cuộc đấu tranh vũ trang còn non yếu, đơn độc, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
    • Ý nghĩa: cổ vũ lòng yên nước và căm thù giặc Pháp của nhân dân ta.
    4. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp ra đời

    • Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển, yêu cầu thành lập 1 Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào.
    • Tháng 3-1929 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kỳ thay cho Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
    • Đại Hội I của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tại Hương Cảng (5- 1929), đoàn Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập Đảng Cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên bỏ ra về.
    • Về nước lập Đông Dương Cộng Sản Đảng (6-1929) tại Bắc Kỳ.
    • 8-1929 An Nam Cộng Sản Đảng ở Nam Kỳ.
    • 9-1929 Đông Dương Cộng Sản ở Trung Kỳ.
    → Như vậy có ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.