Bài 19: Khi con tu hú - Tố Hữu - Ngữ văn 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Tác giả
    • Tên: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2003).
    • Quê quán: Thừa Thiên Huế.
    • Cuộc đời:
      • Ông được giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn là học sinh.
      • Tố Hữu là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam". Các chặng đường thơ Tố
      • Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
      • Tác phẩm chính: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Ta trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977),...
    b. Tác phẩm
    • Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ, Huế, khi tác giả bị bắt giam vào đây và được in trong tập thơ Từ ấy.
    c. Bố cục
    Bài văn được chia làm 2 phần

    • Phần 1 (6 câu đầu): bức tranh mùa hè.

    • Phần 2 (4 câu cuối): tâm trạng người tù, người chiến sĩ cách mạng.
    2. Đọc hiểu văn bản
    a. Bức tranh mùa hè sôi động
    • Tu hú là loại chin lông màu đen, lớn hợn chim sáo thường kêu vào mùa hè.
    • Hình ảnh:
      • Lúa chiêm đang chín,
      • Trái cây vườn râm,
      • Tiếng ve, băp rây,
      • Mảnh sân,
      • Nắng đào,
      • Bầu trời,
      • Tiếng diều sáo.
    → Tín hiệu mùa hè rộn rã, sống động.

    • Không gian: "Trời xanh càng rộng càng cao, Đôi con diều sáo lộn nhào từng không:
    → Không gian cao rộng, khoáng đạt. Phạm vi miêu tả rộng lớn, màu sắc rực rỡ, âm thanh rộn rã, hương thơm ngào ngạt.

    ⇒ Cảnh ngày hè đầy màu sắc, âm thanh, hương vị. Mọi vật sống động, đang phát triển hết sức tự nhiên, mạnh mẽ. Thể hiện lòng yêu cuộc sống sâu sắc của tác giả.

    b. Tâm trạng của người tù
    • Tác giả đang ở trong tù không nhìn thấy trực tiếp cảnh vào hè mà miêu tả theo trí tưởng tượng.
    Ta nghe hè dậy bên lòng

    • Hành động: đạp tan phòng → khao khát tự do.
    • Cảm giác: ngột làm sao, chết uất thôi → tù túng, ngột ngạt đến cao độ.
    • Tâm trạng của người tù là tâm trạng ngột ngạt uất hận, Mọi sự vật cả những vật vô tri như cánh diều cũng tự do, trong khi người cách mạng thì bị tù đày, không được tự do, bị tách rời khỏi đồng đội, đồng chí.
    • Âm thanh: Tu hú ngoài trời cứ kêu → cuộc sống tương phản với tự do giam cầm.
    ⇒ Tâm trạng uất ức, đau khổ và niềm khát vọng tự do của người tù cách mạng.

    • Tiếng chim mở đầu bài thơ là tiếng chim hiền lành gọi mùa hè đến đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do.
    • Tiếng chim khổ cuối thành tiếng kêu như giục giã, khơi thêm những cảm giác tù túng, tiếng chim như tiếng đời, tiếng gọi tự do thôi thúc đấu tranh.
    3. Tổng kết
    a. Nội dung
    • Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
    b. Nghệ thuật
    • Lời thơ giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
    • Lời thơ đầy ấn tượng.
    • Sử dụng các biện phát tu từ điệp ngữ, liệt kê.

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề: Phân tích bài Khi con tu hú

    Gợi ý làm bài

    1. Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả Tố Hữu
    • Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.
    • Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiên sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
    2. Thân bài

    a) Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng

    • Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ một khung cảnh mùa hè rộn ràng, tràn trề nhựa sông:
      • Tiếng ve râm ran trong vườn.
      • Lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng.
      • Bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn.
      • Trái cây đượm ngọt..
    • Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do. Tất cả khung cảnh ấy được hiện lên trong tâm tưởng người tù. Phải là một tâm hồn trẻ trung, tinh tế, yêu đời mới cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên bên ngoài qua bôn bức tường lạnh lẽo, âm u của nhà tù.
    b) Tâm trạng người tù cách mạng

    • Bốn câu thơ cuối bài đã thể hiện tâm trạng của nhà thơ:
    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chăn muốn đạp tan phòng, hè ôi !

    Ngột làm sao, chết uất thôi

    Con chim tu hú ngoài trời cứ kều !

    • Với cách ngắt nhịp bất thường (6 / 2 và 3 / 3)
    • Với cách dùng một loạt từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất)
    • Những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao)
    → truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muôn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sông tự do ở bên ngoài.

    • Ở câu thơ đầu khổ 1, tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè.
    • Đến câu kết, tiêng chim tu hú lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm thấy hết sức đau khổ, bực bội.
    → Nhưng ở cả hai câu, tiếng chim tu hú đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sổng đầy quyến rũ đối với người từ cách mạng trẻ tuổi.

    3. Kết bài

    • Bức tranh về cảnh trong bài thơ thật đẹp, có đủ màu sắc, âm thanh, hương vị. Cảnh thì đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc vừa đầy ấn tượng. Tất cả đều dạt dào sức sống, đều rất có hồn.

    • Tình cảm của nhà thơ thể hiện trong bài thơ rất sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được điều đó bởi tác giả đã sử dụng rất thành công thể thơ lục bát của dân tộc vốn mềm mại, uyển chuyển,và linh hoạt, Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt, u uất…

    • Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.