Bài 25: Mây và sóng - Tagor - Ngữ văn 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Tác giả
    • R. Ta-go (1861-1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ thế kỉ XX
    • Có ấn tượng sâu sắc với Việt Nam
    • Gia tài văn học đồ sộ, tinh thần dân chủ dân tộc sâu sắc
    • 1913, nhận giải thưởng Nobel Văn học.
    b. Tác phẩm
    • Viết 1909, dịch 1915, in trong tập "Trăng non".
    c. Bố cục
    Bài thơ được chia làm 2 phần

    • Phần 1: Từ đầu đến bầu trời xanh thẳm: Lời mời gọi của người trên mây.
    • Phần 2: Còn lại: Lời mời gọi của người trong sóng.
    2. Đọc hiểu văn bản
    a. Lời mời gọi của người trên mây, trong sóng.
    • Mây: Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,... chơi với mình minh vàng, chơi với vầng trăng bạc.
    • Sóng: Ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du từ nơi này đến nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
    ⇒ Đó là một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương, bất tận và được đi khắp nơi.

    Cách hòa nhập

    • Đưa tay lên trời → nhấc bổng lên tận tầng mây.
    • Đến rìa biển, nhắm nghiền mắt lại → làn sóng nâng lên.
    ⇒ Cách hòa nhập rất thú vị, rất hấp dẫn. Em bé bị hấp dẫn, cuốn hút bới những lời rủ rê của những người sống trên mây, trên sóng bởi thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Chính vì trò chơi của mây và sóng nên em hỏi lại mây và sóng

    b. Lời từ chối của em bé.
    • Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó có thể từ chối lời mời nhưng em đã từ chối vì:
      • Mẹ mình đang đợi ở nhà.
      • Mẹ luôn muốn mình ở nhà.
    ⇒ Sức níu giữ của tình mẫu tử. Lời từ chối của em bé với lý do thật dễ thương, tình yêu thương mẹ tha thiết. Mặc dù em bé luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sức mạnh của tình mẫu tử.

    c. Trò chơi của em bé
    • Trò chơi em tự nghĩ ra, trò chơi có mẹ, cùng mẹ và em. "Con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng. Con sẽ là sóng, mẹ là bến bờ. Hai tay con nâng mặt mẹ, con lăn lăn mãi".
    • Em bé đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành trăng và bến bờ kì lạ.
    • Trò chơi của em quả là hau, thú vị hơn vì không chỉ có em, có mây, có trăng mà có cả mẹ. Mẹ sẽ ôm ấp, yêu thương em. Em không chỉ có sáng mà còn có bến bờ kì lạ đó là mẹ, bờ biển bao dung, rộng lớn luôn sẵn sàng tiếp đón em.
    ⇒ Ba câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo cảu em bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu là của hai mẹ con, giữa chiều sâu khái quát triết lý về tình yêu thương mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng, vĩnh hằng như vũ trụ và kì diệu thay điều đó lại do chính con người taoh ra.

    3. Tổng kết
    a. Nội dung
    • Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, giản dị mà lớn lao, mang ý nghĩa tượng trưng cao cả. Qua đó mỗi người chúng ta nhận ra tình yêu thương mẫu tử và đó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống mỗi người.
    b. Nghệ thuật
    • Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mây, sóng,..
    • Tứ thơ phát triển theo bố cục tương đối cân xứng nhưng không trùng lặp.
    • Đối thoại lồng trong lời kể, tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình.
    • Giàu trí tưởng tượng, bay bổng phóng khoáng.

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề: Phân tích "Mây và sóng" của Ta - Go.

    Gợi ý làm bài

    1. Mở bài

    • Mở bài: Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:
      • R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ, nửa đầu thế kỉ XX.

      • “Mây và sóng” in trong tập “Trẻ thơ”, xuất bản năm 1909 bằng tiếng Ben-gan. Sau này, tác giả tự dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915. Nội dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
    2. Thân bài

    • Những câu chuyện tưởng tượng kì diệu của cậu bé kể cho mẹ nghe:

    • Câu chuyện thứ nhất: Mây rủ cậu bé đi chơi xa.
      • Những người sống trên mây khoe với cậu bé cuộc sống tự do rong chơi suốt cả ngày, được đi khắp nơi, đến cả những chốn có bình minh vàng và vầng trăng bạc.

      • Rủ rê và hướng dẫn cậu bé cách đi: Hãy đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.

      • Thái độ của cậu bé: thích thú nhưng băn khoăn vì:Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? Nghĩ ra trò chơi thay thế: Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng. Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
    • Cậu chuyện thứ hai: Sóng rủ cậu bé đi chơi.
      • Những người sống trong sóng khoe với cậu bé cuộc sống đầy thú vị: ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn... ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.

      • Rủ rê và hướng dẫn cậu bé: Hãy đến rìa biển cá, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

      • Thái độ của cậu bé: phân vân, do dự vì làm sao có thể rời mẹ mà đi được? Nghĩ ra trò chơi thay thế: Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ...
    • Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt:
      • Nhà thơ đã mượn những hình ảnh tuyệt đẹp và vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với tình cảm mẹ con ruột thịt, khẳng định tình mẫu tử là không gì thay thế được.

      • Nêu lên quy luật của tình mẫu tử: với con, mẹ là tất cả và đối với người mẹ thì con là tất cả. Tình mẹ con hiện diện khắp nơi trên trái đất này và đó là cội nguồn của sự sống bất diệt.
    3. Kết bài

    • Bài thơ “Mây và Sóng” ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc vì tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

    • Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ bay bổng đồng thời cũng là bài học thấm thía cho tất cả mọi lứa tuổi: hạnh phúc đích thực chính là những tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết nhất quanh ta.