Bài 36:Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Vai tròđặc điểm ngành giao thông vận tải
    1. Vai trò
    • Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
    • Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
    • Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
    • Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
    • Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
    • Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.
    2. Đặc điểm
    • Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
    • Các tiêu chí đánh giá:
      • Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).
      • Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
      • Cự li vận chuyển trung bình (km).
    • Công thức tính:
    Khối lượng luân chuyển

    • Khối lượng vận chuyển = ------------------------------------
    Cự li vận chuyển

    • Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển × Cự li vận chuyển.
    Khối lượng luân chuyển

    • Cự li vận chuyển = --------------------------------------
    Khối lượng vận chuyển

    II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
    1. Điều kiện tự nhiên
    • Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
    • Ví dụ:
      • Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
      • Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
    • Ở Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.
    • Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
      • Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm...
    • Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
      • Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
    • Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
    • Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
    2. Các điều kiện kinh tế-xã hội
    • Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải
      • Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
        • Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
      • Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
      • Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
    • Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
    • Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, hình thành loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

    Bài tập minh họa
    Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới?

    • Những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương trên thế giới. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và quản lí làm cho tốc độ vận chuyển người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyển giảm đáng kể trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy mà các cơ sở đặt các vị trí gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
    • Nhờ sự tiến hộ của ngành giao thông vận tải, nên dân cư không cần ở lập trung gần các công sở (nơi họ làm việc) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển trải rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên,…