Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc - Luyện tập - Hình học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Định nghĩa 1 (định lý thuận)
    Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.

    [​IMG]

    Giả thiết:

    * M nằm trên tia phân giác của góc xOy

    * \(MA \bot Ox,\,MB \bot Oy\)

    Kết luận:

    * MA = MB

    2. Định lý 2 (định lý đảo)
    Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

    [​IMG]

    Giả thiết:

    * M nằm trong góc xOy

    * \(MA \bot Ox,\,\,MB \bot Oy\)

    * MA = MB

    Kết luận:

    * M nằm trên tia phân giác của góc xOy.

    Nhận xét: Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.

    Ví dụ 1: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Các đường cao BH và CK cắt nhau tại I. Chứng minh AI là phân giác của góc BAC.

    Giải



    [​IMG]

    Ta có: \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{B_1}}\) (cùng phụ \(\widehat A\)) (1)

    Suy ra: \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{B_2}}\)

    Do đó \(\Delta IBC\) cân tại tại I nên IB = IC (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \(\Delta IHC = \Delta IKB\) (cạnh huyền, góc nhọn)

    Nên IH=IK

    Vậy AI là phân giác của góc BAC.

    Ví dụ 2: Cho góc vuông xOy và tam giác vuông cân ABC có \(\widehat A = {90^0}\), B thuộc Ox, C thuộc Oy, A và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ BC. Chứng minh rằng OA là tia phân giác của góc xOy.

    Giải

    [​IMG]

    Vẽ \(AH \bot Ox,\,\,AK \bot Oy\)

    Xét \(\Delta KAC\) và \(\Delta HAB\) có:

    \(\widehat {KAC} = \widehat {HAB}\) (cùng phụ góc (CAH)

    AC = AB (gt)

    Nên \(\Delta KAC = \Delta HAB\) (cạnh huyền, góc nhọn)

    Suy ra AK = AH

    Vậy OA là tia phân giác của góc xOy.

    Ví dụ 3: Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A. Dựng ở nửa mặt phẳng bờ BC, không chứa A tam giác vuông cân CDB tại D. Chứng minh AD là phân giác củ góc BAC.

    Giải

    [​IMG]

    Ta có:

    Hạ \(DP \bot AB,DQ \bot AC\)

    Xét \(\Delta DBP\) và \(\Delta DCQ.\) Có \(\widehat P\) và \(\widehat Q = 1v\)

    DB – DC (gt)

    \(\widehat {BDP} = \widehat {CDQ}\) (góc có cạnh tương ứng vuông góc)

    Vậy \(\Delta DBP = \Delta DCQ\,\,(g.c.g)\)

    Suy ra DP = DQ

    Điều này chứng tỏ D nằm trên phân giác của góc BAC, tức là AD là phân giác của góc BAC.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Chứng minh rằng trong một tam giác ba phân giác của hai góc ngoài và một góc trong không kề với chúng gặp nhau tại một điểm.

    Giải

    [​IMG]

    Gọi K là giao điểm hai đường phân giác góc ngoài tại B và C. Từ K hạ \(KD \bot BC,\,\,KE \bot AB\) và \(KF \bot AC.\)

    Theo tính chất về đường phân giác ta có:

    KD = KE và KD = KF

    Suy ra KE = KF. Điều này chứng tỏ K nằm trên phân giác của góc BAC.

    Vậy hai phân giác ngoài đỉnh B và C và phân giác trong tại đỉnh A của tam giác ABC cắt nhau tại một điểm.

    Bài 2: Các phân giác ngoài của \(\Delta ABC\) cắt nhau tạo thành \(\Delta {\rm{EFG}}\).

    a, Tính các góc của \(\Delta {\rm{EFG}}\)theo các góc của \(\Delta ABC\)

    b. Chứng minh các phân giác trong của \(\Delta ABC\) đi qua các đỉnh E, F, G.

    Giải

    [​IMG]

    a. Kí hiệu như hình vẽ:

    Trong \(\Delta GAB\) có: \(\widehat G = {180^0} - \frac{1}{2}(\widehat {xAB} + \widehat {yBA})\)

    Mà \(\widehat {yAB} = \widehat B + \widehat C\) (góc ngoài tại A của \(\Delta ABC)\)

    \(\widehat {yBA} = \widehat A + \widehat C\) (góc ngoài tại B của \(\Delta ABC)\)

    Suy ra \(\widehat G = {180^0} - \frac{1}{2}(\widehat A + \widehat B + 2\widehat C)\)

    \( = {180^0} - \frac{1}{2}({180^0} + \widehat C)\) vì \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\)

    \( = {90^0} - \frac{1}{2}\widehat C = \frac{{{{180}^0} - \widehat C}}{2} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C - \widehat C}}{2}\)

    Vậy \(\widehat G = \frac{{\widehat A + \widehat B}}{2}\)

    Tương tự: \(\widehat F = \frac{{\widehat A + \widehat C}}{2}\)

    \(\widehat E = \frac{{\widehat B + \widehat C}}{2}\)

    b, Kẻ GH, GK, GM lần lượt vuông góc với AC, AB, BC.

    Ta có: \(GH = GK\) (vì G thuộc phân giác \(\widehat {xAB}\) )

    GK = GM (vì G thuộc phân giác \(\widehat {yBA}\))

    Suy ra GH = GM, nên G nằm trên đường phân giác của \(\widehat {ACB}\) hay đường phân giác của góc C đi qua G.

    Tương tự đường phân giác của góc B đi qua F, đường phân giác của góc A đi qua E.