Tóm tắt lý thuyết 1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Thế kỷ VII Ấn Độ lại phân tán. Hai nước phát triển nhất là Pa-la (Đông Bắc) và Pa-la-va (miền Nam) Nước Pa-la-va ở miền Nam buôn bán đường biển với các nước Đông Nam Á và Tây Á phát đạt nên phổ biến văn hóa Ấn Độ. 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li từ 1206-1526 Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê li đã áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hin-đu, chiếm đoạt ruộng đất; ra sức bóc lột nhân dân Ấn, kỳ thị tôn giáo và giai cấp gây mâu thuẫn dân tộc. Phổ biến văn hóa Hồi giáo: Kiến trúc Hồi giáo. Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông nam Á. 3. Vương triều Mô-gôn (1526-1707) Vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng cháu nội là Ba-bua đánh chiếm Đê-li lập ra Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (gốc Mông Cổ). Vua A-cơ-ba (1556-1707) tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ. Vua A-cơ-ba được xem như một vị anh hùng dân tộc. Nhưng đến thời Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658) đã dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ. Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ. Đầu thế kỷ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ. Thành Đỏ Laquila