Bài 7: Tình thái từ - Ngữ văn 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Chức năng của tình thái từ
    Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

    • Ngữ liệu a SGK trang 80
    • Ngữ liệu b SGK trang 80
    • Ngữ liệu c SGK trang 80
    • Ngữ liệu d SGK trang 80
    Câu hỏi

    Câu 1: Trong các ví dụ (a), (b) và (c), nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?

    • Trong các ví dụ (a), (b) và (c), nếu bỏ các từ in đậm thì câu có sự thay đổi:
      • Câu a. Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.
      • Câu b. Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.
      • Câu c. Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.
      • Câu d. Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.
    Câu 2: Ở ví dụ (d), từ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

    Ở ví dụ (d), từ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.

    → Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

    • Một số loại của tình thái từ:
      • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.....
      • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,.....
      • Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...
      • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,...
    2. Sử dụng tình thái từ
    Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) khác nhau như thế nào?

    Ngữ liệu SGK trang 81

    • Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau:
      • Bạn chưa về à? (Hỏi, thân mật, bằng vai).
      • Thầy mệt ạ? (Hỏi, lễ phép, người dưới hỏi ).
      • Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật ).
      • Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, lễ phép).
    → Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,....)