Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Luyện tập - Hình học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Đường trung trực của tam giác:
    Trong một tam giác đường trung trực của một cạnh gọi là một đường trung trực của tam giác đó.

    Mỗi tam giác có ba đường trung trực.

    [​IMG]

    Nhận xét: Trong một tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này.

    2. Tính chất ba đường trung trực của tam giác:
    Định lý:

    Ba đường trung trực của một tam giác cũng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

    Chú ý:

    Vì giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C.

    Ta gọi đường tròn đó là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

    Ví dụ 1: Cho tam giác ABC. Tìm một điểm O cách đều ba điểm A, B, C.

    Giải

    [​IMG]

    Điểm O cách đều hai điểm A, B nên suy ra điểm O nằm trên đường phân trung trực của đoạn thẳng AB.

    Điểm O cách đều hai điểm B, C nên O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.

    Điểm O cách đều ba điểm A, B, C nên suy ra O là giao điểm của các đường trung trực của tam giác ABC.

    Ví dụ 2: Tam giác ABC có \(\widehat A\) là góc tù. Các đường trung trực của AB và của AC cắt nhau ở O và cắt BC theo thứ tự ở P và E. Đường tròn tâm O bán kính OA đi qua những điểm nào trong hình vẽ.

    Giải

    [​IMG]

    Ta có O thuộc đường trung trực của đoạn AB nên suy ra \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OB\,{\,^{(1)}}\)

    Lại có O thuộc đường trung trực của đoạn AB nên suy ra \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OC{\,^{\,(2)}}\)

    Từ (1) và (2) suy ra OA = OB = OC.

    Vậy đường tròn (O, OA) đi qua các điểm A, B, C.

    Ví dụ 3: Xác định dạng của tam giác có giao điểm các phân giác trùng với giao điểm các đường trung trực.

    Giải

    Gọi O là giao điểm các phân giác của \(\Delta ABC\) thì ta có \(\widehat {OAB} = \widehat {OAC};\widehat {OBA} = \widehat {OBC};\widehat {OCA} = \widehat {OCB}.\) Nhưng O cũng là giao điểm của các đường trung trực nên OA = OB = OC.

    Do đó \(\widehat {OAB} = \widehat {OBA};\widehat {OAC} = \widehat {OCA}.\) Từ đó suy ra \(\widehat A = \widehat B = \widehat C\)

    Nên \(\Delta ABC\) đều.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho tam giác ABC và đường phân giác AK của góc A. Biết rằng giao điểm của đường phân giác của tam giác ABK trùng với giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC. Tìm số đo các góc của tam giác ABC.

    Giải

    [​IMG]

    Gọi O là giao điểm của ba đường phân giác của \(\Delta ABK\). Theo đề bài, O là giao điểm của ba đường trung trực của \(\Delta ABC\)

    Vậy OA = OB = OC và các tam giác AOB, BOC, COA đều là các tam giác cân đỉnh O.

    Gọi \(\widehat {OAB} = a\) thì \(\widehat {ABC} = 2a\) và \(\widehat {KAB} = 2a.\) Vì AK là đường phân giác của góc BAC nên nếu \(\widehat {KAB} = 2a\) thì \(\widehat {BAC} = 4a\).

    Ta có: \(\Delta AOB = \Delta COB\) nên suy ra AB = CB

    Vậy \(\Delta ABC\) là tam giác cân đỉnh B.

    Suy ra \(\widehat {BAC} = \widehat {BAC}.\) Ta đã biết tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\), từ đó:

    \(2a + 4a + 4a = {180^0} \Rightarrow 10a = {180^0} \Rightarrow a = {18^0}\)

    Vậy số đo các góc của \(\Delta ABC\)là:

    \(\widehat A = {72^0};\,\widehat B = {36^0};\widehat C = {72^0}\)

    Bài 2: Trên ba cạnh AB, BC và CA của tam giác đều ABC. Lấy các điểm theo thứ tự M, N, P sao cho AM=BN=CP. Gọi O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC. Chứng minh O cũng là giao điểm ba đường trung trực của tam giác MNP.

    Giải

    [​IMG]

    Theo giả thiết O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC nên ta có:

    OA = OB = OC

    \( \Rightarrow \) Các tam giác AOM, BON và COP có:

    AM = BN = CP (giả thiết)

    \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}} = {30^0}\) (Vì ABC là tam giác đều nên đường trung trực cũng là đường phân giác) và OA = OB = OC

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow \Delta AOM = \Delta BON = \Delta COP\,\,\,(c.g.c)\\ \Rightarrow \,\,OM = ON = OP\end{array}\)

    Điều này chứng tỏ O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác MNP