Bài ca phong cảnh Hương Sơn- Chu Mạnh Trinh

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn- Chu Mạnh Trinh


    08.jpg
    Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh​


    • Mở bài:
    Chu Mạnh Trinh là một danh sĩ, nổi tiếng có tài văn chương. Ông học giỏi, sớm đỗ đạt, tính tình khảng khái, công minh, chính trực. Bên cạnh việc làm quan giúp đời, Chu Mạnh Trinh hết sức yêu mến và gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc. Bài thơ Phong cảnh Hương Sơn được tác giả sáng tác khi ông được cử đến coi sóc vệc trùng thu thắng cảnh Hương Sơn, một danh thắng nổi tiếng ở Hà Tây.
    • Thân bài:
    Bài thơ được viết theo thể hát nói, thể hiện niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp danh thắng Hương Sơn.
    Bốn câu đầu: diễn tả cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn.

    – Giới thiệu từ nhiêù góc độ để nói điều chưa nói ra: Hs rất đẹp, hứa hẹn nhiều thú vị.
    – ao ước bấy lâu nay: nhấn mạnh khao khát, ước mơ cháy bỏng
    – Kìa: thán từ
    Non…nước…mây
    Đệ nhất động…?
    Thế riêng của Hương Sơn: trùng điệp, rộng lớn, lãng đãng, bồng bềnh tâm trạng ao ước, ngạc nhiên, vui mừng. Cách giới thiệu rất khéo, tự nhiên, thuyết phục về HS trùng điệp, kì thú, thanh tao.
    Mười câu tiếp: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng Hương Sơn

    + Cái thần của Hương Sơn:
    – Chim cúng trái, cá say kinh, tiếng chày kình là hình ảnh độc đáo, thần tình của non cao cảnh Phật
    – Khách tang hải tức du khách( là tác giả). Trần tục “giật mình trong giấc mộng” say mê: hồn người hoà với cảnh
    +Vẻ đẹp của thắng cảnh Hương Sơn:
    – Câu 9,10: liệt kê, điệp từ gây ấn tượng về một quần thể vừa thiên tạo, vừa nhân tạo.
    – Nhác trông…gấm dệt: trông thoáng qua. Cảnh đep ở tư thế nhiều tầng, hùng vĩ, gần gũi với con người.
    – Thăm thẳm…thang mây: vẻ đẹp siêu thoát.
    Năm câu cuối : cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn
    – Chừng giang sơn…xếp đặt? Vẻ đẹp Hương Sơn trong vẻ đẹp của Tổ quốc và niền tự hào
    – Nghệ thuật tăng tiến: cành …càng: Sự rung động, tình cảm thiết tha trước vẻ đẹp của Hương Sơn và đất nước.
    – Tạo hoá, tràng hạt…: m/s tôn giáo. Nguỵ trang cho sự rung cảm của tâm hồn: siêu thoát mà không siêu hình. E dè khi bộc lộ lòng yêu nước.
    =>Tiểu kết: Yêu thiên nhiên đến độ say mê bằng tình yêu của một tâm hồn thi sĩ tài hoa, Chu Mạnh Trinh đã phát hiện và truyền tả được vẻ đẹp độc đáo, thanh tao, thoát tục của Hương Sơn. Qua đó tác giải kín đáo gửi gắm chút tình yêu nước dẫu là e dè, mờ nhạt của mình

    * Giá trị nghệ thuật

    Ngòi bút điển hình mang cái hồn của bầu trời cảnh bụt. Chất thơ, chất nhạc, chất hội họa tạo nên vẻ đẹp và giá trị của bài thơ.