Bài tập trắc nghiệm chuyên đề hàm số và đồ thị của hàm số có đáp án – Đặng Thành Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tài liệu gồm 116 trang tuyển tập 1056 bài toán trắc nghiệm chuyên đề hàm số và đồ thị của hàm số, ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán. Các bài toán được chia thành 4 mã đề, có đáp án.
    Trích dẫn một số bài toán trắc nghiệm chuyên đề hàm số:
    + Cho hàm số y = f(x) xác định và đồng biến trên K, với K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng. Mệnh đề nào sau đây đúng?
    A. Đồ thị hàm số y = f(x) đi lên theo chiều từ trái sang phải
    B. Đồ thị hàm số y = f(x) đi xuống theo chiều từ trái sang phải
    C. Đồ thị hàm số y = f(x) song song với trục hoành
    D. Đồ thị hàm số y = f(x) đi lên theo chiều từ phải sang trái
    + Cho hàm số f(x) có đạo hàm trên khoảng (a; b) chứa điểm x0, f'(x0) = 0 và hàm số f(x) có đạo hàm cấp hai tại điểm x0. Xét các mệnh đề sau:
    (1) Nếu f”(x0) < 0 thì x0 là điểm cực đại của hàm số f(x)
    (2) Nếu f”(x0) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số f(x)
    (3) Nếu f”(x0) = 0 thì x0 không là điểm cực trị của hàm số f(x)
    (4) Nếu f”(x0) = 0 thì x0 là điểm cực trị của hàm số f(x)
    (5) Nếu f”(x0) < 0 thì f(x0) là cực đại của hàm số f(x)
    (6) Nếu f”(x0) > 0 thì f(x0) là cực tiểu của hàm số f(x)
    Số mệnh đề đúng là?
    + Mệnh đề nào sau đây đúng?
    A. Nếu hàm số y = f(x), y = g(x) đồng biến trên khoảng (a; b) thì hàm số y = f(x)g(x) đồng biến trên khoảng (a; b)
    B. Nếu hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng (a; b) và hàm số y = g(x) nghịch biến trên khoảng (a; b) thì hàm số y = f(x) − g(x) đồng biến trên khoảng (a; b)
    C. Nếu hàm số y = f(x), y = g(x) nghịch biến trên khoảng (a; b) thì hàm số y = f(x)g(x) đồng biến trên khoảng (a; b)
    D. Nếu hàm số y = f(x), y = g(x) nghịch biến trên khoảng (a; b) thì hàm số y = f(x) + g(x) đồng biến trên khoảng (a; b)

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU