Bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ


    04.jpg
    Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) – Đỗ Phủ



    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    Đỗ phủ
    (712 – 770) tự là Tự Mĩ, quê huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong gia đình nho học và thơ ca. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
    Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “thi thánh”
    Thơ Đỗ Phủ là bức tranh hiện thực sinh động và chân xác; là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
    Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào.

    2. Tác phẩm:

    Hoàn cảnh sáng tác, thể loại của văn bản: Đây là bài thơ tứ nhất trong chum “thu hứng” gồm 8 bài mà Đôc Phủ sáng tác ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên) năm 766.
    Thơ đường, thất ngôn bát cú.

    II. Tìm hiểu văn bản
    1. Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn:

    Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
    Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
    Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

    (Lác đác rừng phong hạt móc sa
    Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
    Lưng trời song rợn lòng sông thẳm,
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa)

    Rừng phong “điêu thương” (tiêu điều, xơ xác). Rừng phong thuốm đỏ là cảnh đặc trưng của mùa thu Trung Quốc. Từ “điêu thương” vừa tả cảnh vừa ngụ tình.
    “vu sơn, vu giáp” là cảnh đặc trưng của Ba Thục. Cảnh bị chìm trong hơi thu heo hắt “khí tiêu sâm”.
    Song dữ dội cuốn cả trời là cảnh đặc trưng của mùa thu trên sông Trường Giang. Mây đùn cửa ải vừa miêu tả cảnh thực, vừa gợi cảm giác không gian mùa thu bị dồn nén, đồng thời ngầm thể hiện nỗi lo âu biên giới – nỗi lo về hiện thực xã hội rối ren lúc bấy giờ.
    2. Tâm trạng của thi nhân:

    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
    Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
    Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
    Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

    (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
    Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
    Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
    Thành Bạch, chày vang bóng ác tà).

    Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà:
    Cúc là hoa thu. Con thuyền là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ Đỗ Phủ, nó chở tâm tình mong được trở về quê hương của nhà thơ.
    Hoa cúc nở, rồi lại nở, lần nào cũng tuôn rơi… nước mắt ngày trước. Lệ của hoa cũng là lệ của người. “con thuyền cô quạnh buộc mãi vào trái tim thương nhớ vườn xưa” cũng có nghĩa là trái tim thương nhớ vườn xưa “buộc mãi” vào con thuyền để mong trở lại “cố viên”
    Âm thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Âm thanh ấy vừa kết lại bài thơ vừa mở ra nỗi buồn nhớ người thân.
    Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa, hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

    * Nghệ thuật
    Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng ưu buồn,…

    * Ý nghĩa văn bản
    Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương dân của tác giả.

    • Câu hỏi luyện tập:
    1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Đỗ Phủ?
    2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
    3. Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
    4. Nêu những nét chính về nội dung của bài thơ?
    5. Theo em, chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.