Bài thơ Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Chạy giặcNguyễn Đình Chiểu
    06.jpg
    Bài thơ Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu

    Hoàn cảnh sáng tác:

    Có người cho rằng bài thơ Chạy giặc được nguyễn Đình Chiểu viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17.2.1859). Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX.
    Giá trị nội dung:

    – Cảnh đất nước và nhân dân khi có giặc ngoại xâm.
    Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây.
    Thông báo về một cuộc xâm lược đột ngột Cảnh tan tác của phiên chợ khởi đầu cho cảnh tan hoang của đất nước
    Một bàn cờ thế phút sa tay
    Tình cảnh ngặt nghèo của đất nước, sai lầm trong một nước cờ của triều Nguyễn

    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
    Mất ổ bầy chim dáo dác bay

    Biện pháp đảo ngữ, từ láy, động từ mạnh, đối, nhân hoá Cảnh chạy giặc hoảng loạn, gấp gáp, bi thương.

    Bến Nghé của tiền tan bọt nước
    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

    Bức tranh đời sông vật chất bị tàn phá, không gian ảm đạm, tiêu điều
    Bằng bút pháp tả thực, tác giả đã tái hiện cảnh chạy giặc, phơi bày tội ác của giặc và nỗi đau của nhân dân.
    – Tâm trạng, tình cảm và thái độ nhà thơ:
    + Đau lòng, xót thương trước cảnh đất nước bị thực dân tàn phá, nhân dân lầm than.
    + Căm thù giặc sâu sắc.
    + Mỉa mai, thất vọng trước sự nhu nhược của triều Nguyễn.

    Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng
    Nỡ để dân đen mắc nạn này?​


    Câu hỏi tu từhàm ý mỉa mai, trách cứ “trang dẹp loạn” và là tiếng kêu cứu.
    => Bài thơ khắc họa tình cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược. Đồng thời bộc lộ thái độ và tình cảm của tác giả trong hoàn cảnh đó (căm thù giặc, đau xót và trách móc triều đình).
    Giá trị nghệ thuật

    Bài thơ Chạy giặc khắc họa tình cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược. Đồng thời bộc lộ thái độ và tình cảm của tác giả trong hoàn cảnh đó( căm thù giặc, đau xót và trách móc triều đình).