Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm


    01.jpg
    Bài thơ NhànNguyễn Bỉnh Khiêm


    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc ngoại thành Hải Phòng; hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
    Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc. Là người có học vấn uyên thâm, là vị quan thanh liêm, chính trực,
    Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng không được vua chấp nhận, ông cáo quan về quê dạy học.
    Tuy ở ẩn, nhưng ông vẫn Tham vấn cho triều đình nhà Mạc.
    Ông được phong tước Trinh Tuyền hầu, Trinh quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

    Sáng tác:

    “Bạch Vân am thi tập” – tập thơ chữ Hán khoảng 700 bài.
    “Bạch Vân quốc ngữ thi” – tập thơ chữ Nôm khoảng 170 bài.
    Thơ ông đậm chất triết lí, giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

    2. Tác phẩm:

    Xuất xứ văn bản:

    Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
    Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.

    II. Tìm hiểu văn bản:
    1. Quan niệm về cuộc sống nhàn (hai câu đề)

    Một mai, một cuốc, một cần câu,
    Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
    Điệp từ “một”, sử dụng thanh trắc nhịp thơ 2/2/3 → gợi sự đơn giản trong lẽ sống nhàn, thái độ sẵn sàng, tất cả đã sẵn sàng chu đáo.
    “Mai, cuốc, cần câu, …”: những vật dụng quen thuộc của nhà nông.
    “Thơ thẩn”: ung dung, thanh thản, không ưu tư phiền muộn.
    Đại từ “ai”: người đời (đối lập ta với mọi người)
    “Dầu ai vui thú nào”: mặc người đời, không quan tâm, ung dung tự tại.
    Quan niệm về cuộc sống nhàn tản, một tâm hồn ung dung, thảnh thơi của con người vô sự, mặc cho ai muốn bon chen trên đường danh lợi, vui với thú điền viên.

    2. Nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm (hai câu thực)

    Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
    Người khôn, người đến chốn lao xao.
    Từ ngữ đối lập bộc lộ rõ thái độ, sự khác biệt giữa tác giả và những người khác.
    Đối ý, đối từ: nơi vắng vẻ >< chốn lao xao.
    ta >< người
    dại >< khôn
    Ẩn dụ: “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”.
    Qua cách nói đùa vui, ngược nghĩa ta thấy lối sống thanh cao, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của tác giả: không bon chen, không màng danh lợi, không luồn cúi, không mua danh bán tước, tìm đến lối sống nhàn tản, thanh thản trong tâm hồn, sống hòa hợp với thiên nhiên → vẻ đẹp trí tuệ của tác giả.
    3. Sống nhàn là sống thuận với tự nhiên (hai câu luận):
    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
    Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không khắc khổ (Thu: măng trúc, đông: giá đỗ).
    Cuộc sống thanh bần, sinh hoạt giản dị, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mỗi mùa một thú vui thích hợp (Xuân: tắm hồ sen; hạ: tắm ao).
    Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, không mưu cầu, tranh đoạt.

    4. Xa lánh lợi danh, giữ gìn nhân cách cao đẹp (hai câu kết)

    Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
    Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
    Sử dụng điển cổ → triết: cuộc đời là một giấc mộng; danh vọng, tiền tài là phù du, tất cả sẽ vô nghĩa sau khi nhắm mắt, tất cả rồi chỉ như một giấc mơ. Đó là cái nhìn của bậc đại nhân, đại trí, nhân cách cao đẹp.
    • Nghệ thuật:
    – Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giản dị.
    – Cách nói ngược nghĩa, thâm trầm, sâu sắc.
    – Sử dụng điệp từ “một”, dùng điền cố, phép đối.
    – Kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí.
    • Ý nghĩa văn bản:
    Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

    • Câu hỏi luyện tập
    1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
    2. Nêu xuất xứ bài thơ?
    3. Trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ?
    4. Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào?
    5. Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.