Bài thơ Quốc tộ, Cáo tật thị chúng, Quy Hứng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Quốc tộ, Cáo tật thị chúng, Quy Hứng


    05.jpg
    Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận​


    Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn

    Quốc tộ như đằng lạc,
    Nam thiên lý thái bình.
    Vô vi cư điện các,
    Xứ xứ tức đao binh.

    Dịch nghĩa

    Vận nước như dây leo quấn quít,
    Trời Nam mở ra nền thái bình.
    Hãy dùng phép Vô vi ở nơi cung đình,
    Thì mọi chốn đều dứt hết đao binh.

    Dịch thơ

    Vận nước như mây quấn,

    Trời Nam mở thái bình.
    Vô vi trên điện các,
    Chốn chốn dứt đao binh.

    a. Hai câu đầu: Đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng

    Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến thời Đinh Tiên Hoàng,chiến thắng giặc Tống (981) thời Lê Đại Hành, đất níc bước vào thời kì tương đối ổn định. Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh ,một quốc gia hïng cường
    Câu 1: “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” →khẳng định vận nước hưng thịnh, bền vững lâu dài
    Câu 2:. Trong khí thế đi lên của dân tộc, một vận hội mới đang mở ra.
    →Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước: bền chặt, lâu dài và thịnh vượng thông qua NT so sánh → tâm trạng tác giả phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan, tin tưởng

    b. Hai câu sau: Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc

    – Đường lối trị nước cô đọng trong hai chữ: “vô vi” có nghĩa là thuận theo tự nhiên, không làm trái quy luật tự nhiên, với lòng người, không để xẩy ra chiến tranh, dân được an cư, lạc nghiệp, vận nước ngôi vua mới vững bền
    + “cư”: – nơi ở điện gác
    – cư xử điều hành
    + “Điện các”: cung điện điều hành
    → khuyên vua trong việc điều hành nên “vô vi” → lấy đức mà giáo hoá dân→ “thái bình”→vai trò người đứng đầu đất nước
    => truyền thống tốt đẹp: yêu chuộng hoà bình. Tác giả muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước bày tỏ với nhà vua (người đứng đầu) làm thế nào để giữ cho đất nước yên tĩnh, vui vẻ, dân được an cư lập nghiệp.
    – Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật. Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận với tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ nạn cho họ. Đó là lo cho dân.
    – Chốn chốn tắt đao binh: nghĩa là nơi nơi không còn cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới được bền vững.
    – Hai câu phản ánh truyền thống yêu nước khao khát nhân đạo hoà bình là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
    – Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành. Bài thơ bộc lộc tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của tác giả.
    +Từ đó nêu nội dung và nghệ thuật của bài
    * Nghệ thuật:
    – Dùng hình tượng thiên nhiên để khẳng định vận nước hưng thịnh vững bền lâu dài.
    – Lời thơ ngắn gọn ý thơ hàm súc.
    – Câu thơ có nội dung hình thức như một châm ngôn.
    Ý nghĩa văn bản: Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả.

    Văn bản Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư

    Phiên âm:

    Xuân khứ bách hoa lạc,
    Xuân đáo bách hoa khai.
    Sự trục nhãn tiền quá,
    Lão tùng đầu thượng lai.
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    Dịch nghĩa

    Xuân đi, trăm hoa rụng,
    Xuân đến, trăm hoa nở.
    Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
    Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
    Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
    Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.

    Dịch thơ:

    Xuân qua, trăm hoa rụng
    Xuân tới, trăm hoa cười
    Trước mắt việc đi mãi
    Trên đầu già đến rồi
    Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua, sân trước một cành mai

    a. Bốn câu đầu:

    – Câu 1 -2 : quy luật biến đổi của thiên nhiên, đó là sự luân hồi của thiên nhiên: tàn → nở (sự sống tuần hoàn không ngừng chuyển động)
    → mùa xuân và hoa mang đến sự ấm áp, tươi tắn, tràn đầy sức sống
    – Hai câu 3- 4: quy luật biến đổi của đời người: sinh, lão, bệnh, tử (quan niệm đạo phật)
    → Sự biến đổi của con người trước thời gian ẩn chứa bao nỗi niềm nuối tiếc của kiếp người ngắn ngủi trước cõi đời.
    Câu 1 và 2 diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “xuân tới trăm hoa tươi”. Nhưng bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
    Tác giả nhìn sự vật theo quy luật sinh trưởng. Nếu đảo vị trí cũng được: nói lên quy luật tuần hoàn biến đổi, đó là cái nhìn sự vật theo quy luật: xuân tới → xuân qua; hoa tươi→hoa rụng (không sâu sắc và thâm thuý bằng câu trên)

    b. Hai câu cuối:

    – Hình ảnh “nhành mai” bất chấp xuân tàn vượt lên trên quy luật vận động và biến đổi của thiên nhiên. → có sức mạnh lớn lao vượt lên trên lẽ hoá sinh thông thường, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.
    => niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi vui trong cuộc sống.
    Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian sự việc qua đi, con người trải theo năm tháng cũng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự biến đổi của con người trước thời gian. Nhưng con người không luân hồi như cây cối. Cuộc đời con người sẽ đi về phía huỷ diệt không hề cứu vãn. Con người sẽ nuối tiếc, xót xa. Quan niệm triết lí đạo phật khi con người giác ngộ đạo ( hiểu chân lí, quy luật).

    * Nghệ thuật:

    – Sử dụng hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng
    – Kết cấu chặt chẽ.

    Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tinh thần, ý chí bất diệt của con người

    Văn bản Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn


    Phiên âm:

    Lão tang diệp lạc tàm phương tận,
    Tảo đạo hoa hương giải chính phì.
    Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,
    Giang Nam tuy lạc bất như quy.

    Dịch nghĩa

    Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
    Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo.
    Nghe nói ở nhà, dẫu nghèo vẫn tốt,
    Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà.

    Dịch thơ:

    (Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
    Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.
    Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt,
    Dẫu vui đất khách chẳng bằng về)

    a. Hai câu đầu

    – “dâu, tằm, lúa, cua”→ các hình ảnh dân dã, quen thuộc, chân thật, mộc mạc của quê nhà hiện về trong kí ức nhà thơ → qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương ,lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ

    b. Hai câu cuối:

    – Tiếng lòng trở về nghe tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê
    – Tác giả trực tiếp nói lên tâm trạng của mình: cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà là hơn bất cứ nơi đâu
    – Tình yêu quê hướng đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

    c. Nghệ thuật:

    Cách nói chân thực, giản dị, hình ảnh gợi cảm