Bàn về hiện tượng nói dối của con người ngày nay

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bàn về hiện tượng nói dối của con người ngày nay
    • Mở bài:
    Benjamin Franklin từng nói rằng: “dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá. Không một ai cảm tìm thấy được hạnh phúc khi họ sống bằng sự giả dối cả.
    • Thân bài:
    Nói dối là gì?

    Nói dối là chủ tâm nói một điều không đúng với sự thật nhằm thực hiện một mục đích nào đó trong giao tiếp. Một lời nói dối thường là một phát ngôn sai có mục đích, dùng cho việc lừa gạt. Nói dối có thể phục vụ cho nhiều mục đích và chức năng tâm lý khác cho cho những cá nhân sử dụng. Thông thường, thuật ngữ “nói dối” mang hàm ý tiêu cực và tùy vào hoàn cảnh, người nói dối sẽ là đối tượng chỉ trích của xã hội, pháp luật hay tôn giáo.​
    Lời nói dối có thể nói ra từ một người, một nhóm người hay một chính thể với chù ý tạo nên một sự việc giả dối, không có thực để làm cho người nghe tin là có thực. Đổi tượng nói dối luôn luôn có sẵn một mục đích.
    Sự nói dối có thể chỉ là một câu chuyện vui đơn giản vô hại; cũng có thể là một mưu toan đi đến lường gạt rộng lớn; tội đại hình như: cướp của, giết người ….

    Tác hại của lời nói dối:

    Không có gì che đậy được lâu dưới ánh sáng mặt trời”. Một sự nói dối to lớn còn gọi là sự lường gạt!] nếu bị tìm ra thì hậu quả tai hại của nó không thể lường được.
    Phía sau lời nói dối có thể là những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn của kẻ không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật; né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tồn thương người khác. Cũng có thể nói dối là biểu hiện của những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn – vui, đau khổ – hạnh phúc, hối hận, hả hê,…
    Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời nói dối có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,…
    Sự nói dối thường phải được bổ sung bởi một hay nhiều lời nói dối khác. Như vậy người nói dối phải có trí nhớ thật tốt để nhớ tất cả những gì mình đã nói. Hoặc là phải có một chính sách thật tàn bạo để sẵn sàng cưỡng bức, áp chế người nghe. Dần dà sự thật trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của sự nói dổi. Một khi sự nói dốí diễn tiến một cách liên tục, thì nó càng dễ bị khám phá bời vì sẽ đán lúc đầu và đuôi không ăn khớp với nhau nữa. Một khi bị khám phá ra, người nói dối sẽ mất hết tín nhiệm. Tín nhiệm đã mất thì khó mà xây dựng lại được.
    Thế giới này không phải là một thế giới hoàn hảo. Công nhân lấy tiền bán hàng bỏ vào túi thay vì bỏ vào máy tính tiền. Tài xế taxi không vặn đông hồ tính tiên, thương lượng trực tiêp với khách hàng về giá cả để bỏ túi sổ tiền kiếm được mà không trả cho chù hãng taxi.
    Đối với cá nhân, chúng ta chỉ là những con người người bình thường chứ không phải là thánh nhân, nghĩa là sẽ có sai làm. Không ai trong chúng ta dám nói là chưa bao giờ nói dối hoặc sẽ không bao giờ nói dối. Chúng ta đều hiểu là trong nhiều hoàn cảnh, chúng ta phải cân nhắc xem nói dối hay nói thật cái nào sẽ có hại hoặc mang hoạ đến cho chúng ta nhiều hơn.
    Trẻ em ngày nay thường hay nói dối. Đó không phải là một vài trường hợp đơn lẻ mà dường như đã trở thành một hiện tượng, có ính phổ rộng. Nói dối là phá hỏng niềm tin và làm suy thoái nhân cách con người. Điều đó thật đáng lo ngại.
    Nguyên do đầu tiên là vì sợ hãi. Trẻ em sợ bị mẹ đánh đòn hoặc sợ bị bố không cho đi chơi với bạn, sợ cô giáo sẽ trình lên thầy hiệu trưởng … Các trường hợp như vậy trẻ con sẽ nói dối để tạm thời tránh khỏi bị trừng phạt. Và cha mẹ cũng nên tạm thời chấp nhận sự nói dối mà chỉ nên chú tâm vào những lý do đưa đẩy con cái đến chuyện nói dối hơn là chù tâm về việc nói dối của con trẻ.
    Nguyên nhân thứ hai là trẻ con có thói quen nói dối. Chuyên lớn, chuyện nhỏ đều nói dối. Thường thường trẻ em ở thể loại này có cha mệ quá khắt khe. Một cách hữu hiệu nhất là cha mẹ bớt khắt khe, từ từ giải quyết cái tật nói dối của trẻ con, để cho trẻ con có cơ hội rút lại lời nói dối và chỉ nói ra sự thật mà không sợ bị trừng phạt.
    Nguyên nhân thứ ba làm cho trẻ con hay nói dối là vì được sinh ra trong một gia đình nói dối. Cha mẹ anh em thường xuyên nói dối. Có nghĩa là trẻ con học cách nói dối từ người lớn trong nhà… Trường hợp này rất khó giải quyết nhất. Cha mẹ hoặc những thân nhân sống chung quanh đứa trẻ cần phải bớt nói dối trước.
    Thương mại muốn thành công phải xây dựng trên sự tin cậy và thành thật._Những trao đổi thưong mại có gian lận chi xẩy ra được một lần. Khách hàng bị lừa sẽ không bao giờ trờ lại mua thêm. Y sĩ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bịnh nhân.
    Giải thích bệnh lý một cách tường tận có thể là sẽ mất rất nhiều thời giờ nếu chưa nói là vô ích. Y sĩ sẽ chọn giải pháp đơn giản và thích hợp nhất để nói chuyện với bệnh nhân. Có nhiều khi giải pháp đơn giản này là một sự nói dối để bệnh nhân yên tâm chữa trị, không quá lo lắng vê sự trâm trọng của cơn bệnh. Điều đó không giúp ích gì cho sự bình phục được.
    Lịch sử đã chứng minh nhiều lần là sự thực, chân lý cuối cùng sẽ thắng; kẻ dối trá sẽ phải đền tội xứng đáng. Nếu chúng tá muốn người khác thành thực với mình, thì mình trước hết phải tỏ rõ thiện chí, thành thực với họ trước. Sự giả dối có vô vàn biến thể, nhưng sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất.
    Bài học: Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối. Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.
    Trong tinh huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nồi dối. Bởi suy cho cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
    • Kết bài:
    Sự giả dối là sản phẩm tồi tệ do con người tạo ra. Và càng tồi tệ hơn nếu chúng ta mãi sống với nó. Không có cách nào khác để thành công tốt hơn đó là không bao giờ giả dối. Hãy rèn luyện những phẩm đức tốt đẹp, hãy chiến thắng bằng sức mạnh của niềm tin và ánh sáng. Đó là chiến thắng vẻ vang mà mỗi con người cần hướng tới.