Báo cáo khoa học - Tổng luận đặc trưng giáo dục thời Lý - Trần - Hồ

  1. Tác giả: LTTK CTV20
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Báo cáo khoa học - Tổng luận đặc trưng giáo dục thời Lý - Trần - Hồ

    * Vài nét về tình hình giáo dục trước thế kỉ XI:
    Trước khi nho giáo xâm nhập, xã hội nước ta đã có một nền giáo dục lâu đời gắn với các cộng đồng làng xã. Đó là một nền giáo dục dân gian không trường, không sách và thầy nhưng chính nó đã đào tạo nên nhiều thế hệ con em có đức tài, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nó ra đời trƣớc khi có nhà nước và nền giáo dục chính thống, tồn tại và phát triển song song với giáo dục chính thống tới ngày nay. Trong suốt 10 thế kỉ Bắc thuộc, các thế lực phong kiến phương Bắc đã tìm mọi cách để đồng hóa dân tộc ta song đều thất bại. Trên lĩnh vực giáo dục, họ đã du nhập nho giáo vào nước ta, song ở mức độ rất sơ đẳng và chỉ dừng lại ở tầng lớp trên của xã hội, đặc biệt là trong các tăng lư phật giáo. Cũng có vài ba người được học tập, đỗ đạt và làm quan bên Trung Quốc (Tình Thiều ở triều Lương, Khương Công Phụ, Khương Công Phục ở đời nhà Đường). Sau khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, xây dựng nền độc lập tự chủ, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền, Lê luôn phải lo việc chống thù trong, giặc ngoài, vả lại các vương triều này đều ngắn ngủi, nên chưa có điều kiện xây dựng một nền giáo dục chính quy. Tuy nhiên, nền văn hóa dân tộc vẫn nảy nở trên vốn cổ truyền. Đặc biệt, phật giáo đã được phát triển sâu rộng, chiếm ưu thế trong xã hội. Chùa tháp được xây dựng khắp nơi. Các nhà sư và tầng lớp có học thức, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với cả trong triều, ngoài nội. Nhiều nhà sư không những giỏi đạo mà còn tham gia các công việc triều chính, trở thành quốc sư như Đỗ Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU