Bạo lực học đường

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bạo lực học đường
    [​IMG]
    Bạo lực học đường, vấn nạn của xã hội ngày nay


    Bài làm:
    • Mở bài:
    Bạo lực học đường trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp. Vấn nạn này trở thành một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối trong xã hội. Tính chất và mức độ không ngừng tăng cao. Bạo lực học đường không những xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ. Không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
    • Thân bài:
    Bạo lực học đường là gì?

    Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực xâm phạm về thể xác, bạo lực về tinh thần đối với con người. Đó còn là hành vi bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính, chèn ép trù dập về thành tích học tập. Hoặc là những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.

    Hiện trạng đang diễn ra của vấn đề bạo lực học đường hiện nay:

    Theo phản ánh của báo chí và số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực. Cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Như vậy có thể thấy, tỉ lệ trường học có bạo lực học đường khá cao. Tỉ lệ số học sinh có hành vi bạo lực và bị kỉ theo số liệu thống kê cũng đáng kể. Đặc biệt, con số này tập trung nhiều ở các thành phố lớn.
    Thật không lạ gì với những trường hợp học sinh tổ chức bị đánh hội đồng một cách tàn bạo. Không những thế còn bị quay clip và phổ biến trên mạng xã hội. Đó là chưa kể những vụ việc không bị phát hiện, phản ánh, tố cáo. Thậm chí, học sinh còn đánh nhau ngay trong trường học, trong lớp học hoặc trước cổng trường. Nhiều học sinh có thái độ thách thức nội quy trường học. Không những thế, học sinh ngày nay còn sử dụng hung khí khi đánh nhau gây thương tích nghiêm trọn cho người khác. Những vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người, bị truy tố trước pháp luật. Hiện trạng ấy gióng lên một hồi chuông báo động về bạo lực học đường ngày nay.
    Không những học sinh đánh học sinh mà còn xảy ra hiện tượng học sinh đánh cả thầy giáo, cô giáo khi xảy ra mâu thuẫn. Hành động ấy vi phạm nghiêm trọng các quy định về đạo đức con người.

    Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng bạo lực học đường :

    Hầu hết, những vụ học sinh đánh nhau xuất phát từ những lí do trực tiếp rất không đâu. Có thể do nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu. Có thể do không cùng đẳng cấp, lòng ghen tuông, đố kị, hẹp hòi. Có thể do hành vi thách thức, mâu thuẫn về lợi ích… Và còn nhiều nguyên nhân vô lí khác dẫn đến bạo lực học đường. Ở lứa tuổi bồng bột, dễ bị kích động, học sinh thường hay đố kị hoặc khiêu khích lẫn nhau. Và để giải quyết mâu thuân, bạo lực là lựa chọn hàng đầu của những học sinh ngỗ ngược này.
    Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách là nguyên nhân gây ra thái độ bạo lực. Học sinh thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân. Nhiều học sinh non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Tuổi trẻ bồng bột, thiếu tôn trọng cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến các hành vi bạo lực. Họ thường nghĩ rằng mình rất quan trọng trong mắt người khác. Họ ảo tưởng về sức mạnh và sự thu hút của bản thân, luôn muốn đứng trên người khác.
    Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực và đồi trụy vốn rất phổ biến trong xã hội. Với sự xâm nhập của công nghệ và sự phát triển vượt bậc các công cụ giải trí như hiện nay, hàng loạt các sản phẩm bạo lực đang ngày đêm xâm nhập, ẩn sâu vào trong tinh thần của học sinh. Từ truyện tranh bạo lực, phim ảnh bạo lực cho đến game bạo lực,… liên tục trình chiếu những hình ảnh, hành động chém giết man rợ tác động sâu sắc vào suy nghĩ và hành vi của học sinh. Các nghiên cứu cho thấy những học sinh thường mê chơi game, xem phim bạo lực thường có trang thái tâm lí bốc đồng, nói to và lười biếng học tập hơn những học sinh khác.
    Sự tha hóa nhân cách, suy thoái đạo đức của một bộ phận giáo viên làm nảy sinh các hành vi, lời nói thiếu chuẩn mực dẫn đến hành động bạo lực. Giáo viên lên lớp thường xuyên quát mắng, có lời lẽ xúc phạm danh dự bản thân và gia đình học sinh; đe dọa thậm chí là đánh đập học sinh khiến nhiều học sinh bức xúc. Nhiều giáo viên lại bắt ép học sinh đi học thêm môn mình dạy, nhờ vả học học nhiều việc không chính đáng là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh đối với giáo viên.
    Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình khiến cho con em nhận thức sai lệch trong học tập và trong đời sống. Tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
    Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để đẻ giúp nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh tốt hơn.

    Hậu quả nghiêm trọng của tình trang bạo lực học đường:

    Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Đối với người bị hại thường bị tổn thương về cơ thể lẫn tinh thần. Nhiều vụ xô xát đã dẫn đến án mạng đáng tiếc. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress.
    Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời, gây ra các hội chứng sợ người, tự kỉ và nhiều người tìm đến con đường tự sát. Cùng với điều đó, về phía học sinh gây ra bạo lực cũng phải chịu trách nhiệm về vụ tùy theo mức độ sảy ra vụ việc và mức độ tổn thương của nạn nhân. Nhẹ thì bị nhắc nhở, kỉ luật. Nặng thì bị đưởi học và bị chính quyền quản lí trong một thời gia dài. Chưa nói đến những khoản đền bù về vật chất. Có trường hợp còn bị nạn nhân hăm dọa, luôn sống trong bất an, lo sợ.
    Bạo lực học đường không những gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường mà còn làm cho cuộc sống gia đình thêm căng thẳng. Không một cha mẹ nào lại hài lòng với một đứa con ngỗ ngược, một học trò hư hỏng. Không một gia đình nào lại chấp nhận việc con mình bị bạn bè, thầy cô thường xuyên bạo hành, đe dọa, trù dập,…
    Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình. Nhiều học sinh bị tổn thương nặng, mắc các hội chứng thần kinh, tâm lí; nhiều gia đình đã mất con, nỗi đau ấy không thể nào bù đắp nỗi.
    Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.
    Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
    Ảnh hưởng đến xã hội: Tuy nhiều học sinh chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật khi gây ra thương tích hoặc thiệt hại nghiêm trong cho người khác nhưng cũng bị quản lí nghiêm ngặt. Việc có nhiều học sinh đánh nhau gây mất ổn định xã hội. Ở tuổi học sinh, các em thường rất liều lĩnh, thiếu hiểu biết, dẽ bị các đói tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm pháp. Đây chính là một điểm nóng đang xảy ra ở các thành phố lớn nước ta.

    Giải pháp khắc phục bạo lực trong nhà trường hiện nay:

    Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của bạo lực học đường và những vấn đề do sự việc gây ra. Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội. Coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

    Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực, quan tâm nâng cao văn hóa gia đình ngăn chặn mọi gốc rễ của bạo lực trong xã hội.

    Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh.

    Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh và ngược lại thành viên nào có dấu hiệu tha hóa nhân cách, hành vi bất chính thì cũng thẳng tay loại bỏ. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

    Trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Bản thân có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp…

    Về phía người bị hại cần động viên, an ủi, tạo động lực tiếp tục công việc của mình. Đồng thời phải có giải pháp bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn và chắc chắn rằng sự việc tương tự sẽ không tiếp tục tái diễn.
    • Kết bài:
    Bạo lực học đường là hành vi phản giáo dục, phản đạo đức, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội cần phải sớm khắc phục, chấm dứt. Là họ sinh phải chăm chỉ học hành, rèn luyện nhân cách tốt đẹp mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.