Buổi học cuối cùng (An-phong-xo Đô-đê)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Buổi học cuối cùng (An-phong-xo Đô-đê)


    5.jpg
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897)

    2. Tác phẩm
    a.Xuất xứ: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
    b. Thể loại: Truyện ngắn
    c.Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
    d. Đại ý: Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong một ngôi trường làng vùng An- dát nước Pháp.
    e.Bố cục: 3 phần
    + P1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường qua quan sát của Phrăng.
    + P2: Tiếp theo đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùng.
    + P3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
    Trật tự kể chuyện:
    + Trên đường tới trường: sau xưởng cưa, lính Phổ đang tụ tập; nhiều người đang đọc cáo thị.
    + Quang cảnh ở trường: mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
    + Không khí trong lớp học: lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng ăn mặc đẹp hơn mọi ngày; có cả dân làng với vẻ mặt buồn rầu; câu nói của thầy “Các con ơi … hêt sức chú ý”.

    II. Đọc, hiểu văn bản:
    1. Những thay đổi khác thường trong buổi sáng ở vùng An-dat:

    Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có sự khác lạ ở 3 khung cảnh khác nhau:
    + Vùng An-dat của Pháp đang rơi vào tay của Đức
    + Việc sinh hoạt và học tập của nhân dân nước Pháp không còn như trước nữa.
    + Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy ở đây nữa.

    2. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trước và trong buổi học:
    a. Trước khi buổi học bắt đầu:
    ….thoáng nghĩ….trốn học….rong chơi ngoài đồng nội….tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đên trường…
    → Lười học, nhút nhát nhưng trung thực.
    + Trước buổi học: Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và không thuộc bài nhưng cuối cùng đã cưỡng lại được ý định đó. Phrăng đã rất ngạc nhiên khi thấy quang cảnh trường bình lặng, thầy Ha-men dịu dàng và ăn mặc đẹp.
    b. Trong buổi học cuối cùng:
    Buổi học bình thường Buổi học cuối cùng
    …ồn ào như vỡ chợ…ngăn bàn đóng mở…mọi người đồng thanh nhắc lại bài cũ….thước kẻ gõ xuống bàn… …mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật…đã ngồi vào chỗ…thầy Ha-men đi đi lại lại
    ….cuối lớp….dân làng…cụ già Hô-đê…bác phát thư…
    → Không khí lớp học trang trong, khác lạ
    Ph- răng: choáng váng… tự giận mình…về thời ian bỏ phí…những buổi trốn học….
    …giá mà tôi đọc trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy…dù có phải đánh đổi gì cũng cam…
    → Ân hận, xấu hổ, tha thiết trau dồi ngôn ngữ dân tộc.
    Nhận xét: Nhân vật Phrăng không chỉ giữ chức năng là người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng (cùng với nhân vật thầy Ha-men) trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng ấy thể hiện trực tiếp qua lời thầy Ha-men nhưng trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của Phrăng.
    + Diễn biến buồi học cuối cùng và hình ảnh thầy đã tác động sâu vào nhận thức, tình cảm của Phrăng:
    * Khi được báo là buổi học cuối cùng: cậu choáng váng và sững sờ, hiểu nguyên nhân mọi sự khác lạ diễn ra trong lớp. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập của mình bấy lâu nay (“Buổi học Pháp văn cuối cùng … đau lòng phải giã từ”).
    * Khi thầy gọi đọc bài, sự ân hận càng lớn: biến thành nỗi xấu hổ, tự giận mình (“Giá mà tôi đọc được … ngẩng đầu lên”).
    * Khi nghe những lời tha thiết của thầy và chứng kiến khác lạ ấy, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc: hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, hiểu rất nhanh bài giảng của thầy – điều mà trước đây đối với cậu không hề xảy ra, mong muốn được học tiếng Pháp nhưng không còn cơ hội học tiếng Pháp được nữa.

    2.Nhân vật thầy Ha- men:
    a. Trang phục:
    “…mặc chiếc áo rơ- đanh- gốt…chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng….”
    – Mũ, áo là những thứ trang phục thầy mặc khi phát phần thưởng hoặc đón thành tra. Qua cách ăn mặc đó, thầy đã chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học.
    b. Thái độ và hành động:
    – Kiên nhẫn giảng dạy và nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp.
    →Kêu gọi giữ gìn tiếng nói dân tộc.
    – Dịu dàng nhắc nhở Phrăng khi cậu đi học muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình, kiên nhẫn giảng dạy như muốn truyền đạt toàn bộ tri thức: thầy tiếc nuối, níu kéo.
    + Lời nói về việc học tiếng Pháp thể hiện điều tâm niệm lời nói vừa sâu sắc vừa tha thiết biểu lộ tình cảm yêu nước và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc.
    + Hành động cử chỉ lúc kết thúc buổi học: nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn Phổ báo hiệu hết giờ học, báo hiều việc chấm dứt học tiếng Pháp của cả vùng.
    – …Tái nhợt…nghẹn ngào khôn nói được hết câu…dằn mạnh hết sức…viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
    → Tình yêu ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.
    Nhận xét: Không phải vì không biết chữ mà để chứng kiến buổi học cuối cùng và để bày tỏ lòng biết ơn của dân làng đối với thầy giáo. Ha-men là người thầy yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói của dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

    III. Tổng kết:

    + Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
    + Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng; qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động.
    + Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động (sử dụng câu cảm thán, phép so sánh, những lời nói mang ý nghĩa ẩn dụ:”Liệu người ta có bắt … tiếng Đức không nhỉ ?”.
    – Bài học: phải yêu quý, giữ gìn và học tập tiếng nói của dân tộc mình. Đặc biệt là khi rơi vào vòng nô lệ. Bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giàng lại độc lập, tự do.