Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa


    I. Tìm hiểu chung

    1. Khái niệm ca dao:

    Ca dao là lời thơ trữ tình của văn học dân gian, diễn tả đời sống tâm hồn, tưt ưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…Trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa: những tiếng cười hài hước, trào lộng, châm biếm thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

    2. Nghệ thuật

    Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể loại lục bát hoặc lục bát thể biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

    II. Tìm hiểu văn bản

    Bài 1:

    Nội dung: ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ.

    Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    Người phụ nữ ý thức về vẻ đẹp, tuổi xuân, giá trị của bản thân: “tấm lụa đào”: đẹp, mềm mại, tươi mát, có giá trị.
    Là lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ khi ý thức về số phận mình: tấm lụa đào → phất phơ giữa chợ → biết vào tay ai.
    Thương xót, cảm thông, chia sẽ với thân phận bấp bênh, bị lệ thuộc của người phụ nữ: “phất phơ giữa chợ”: rẻ rung, “biết vào tay ai”: không quyết định được cuộc đời, số phận mình.
    Bà ca dao không chỉ là lời than về thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữa mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.
    Nghệ thuật: so sánh “như”; ẩn dụ “tấm lụa đào”; sử dụng công thức ngôn từ “thân em”

    Bài 4:

    Nội dung: nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động. Các hình ảnh “khăn, đèn, mắt” trở thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.
    Các câu hỏi tu từ dồn dập cho thấy tâm trạng nhớ thương bồn chồn của cô gái. Cô hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình.
    Khăn là vật trao duyên, vật kỷ niệm gợi nhớ người yêu, là vật luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng sẻ chia với họ trong niềm thương nhớ.

    “khăn rơi xuống đất”, “khăn vắt trên vai”
    Tâm trạng rối bời, ngổn ngang của cô gái.

    Ngọn đèn không tắt như tình yêu, nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái dành cho người mình yêu, như chính tâm trạng trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương.

    Mắt thương nhớ ai
    Mắt ngủ không yên.

    Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, cuối cùng là hỏi đôi mắt “mắt thương nhớ ai”, chính là cô tự hỏi lòng mình; bộc lộ nỗi trăn trở, băn khoăn của cô gái.
    Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên cùng vơi nghệ thuật điệp từ, điệp câu làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết:

    Dêm qua em những lo phiền
    Lo vì một nỗi không yên một bề

    Nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi của mình (hạnh phúc lứa đôi bấp bênh khi đặt trong xã hội phong kiến)

    Nghệ thuật

    Điệp từ, điệp câu.
    Nghệ thuật nhân hóa (khăn, đèn, mắt)
    Nghệ thuật hoán dụ” “mắt thương nhớ ai”
    Hình ảnh biểu tượng: khăn, đèn, mắt
    Câu hỏi tu từ đặc sắc

    Bài 6:

    Nội dung: ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa. Hình ảnh “gừng cay – muối mặn” biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người
    Mượn hình ảnh “gừng cay – muối mặn” bài ca dao muốn khẳng định sự thử thách trong gian khổ khó khăn sẽ làm cho tình cảm thêm bền chặt. Nghĩa tình thủy chung bền vững như “muối ba năm muối đang còn mặn – gừng chin tháng gừng hãy còn cay”. Hương vị “gừng – muối” đã trở thành hương vị của tình người.
    Đôi ta nghĩa nặng tình dày
    Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
    Khẳng định sự thủy chung son sắt trong tình yêu, tình cảm cợ chồng (“ba vạn sáu ngàn ngày”→ một đời người mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả).

    Nghệ thuật:

    Sử dụng hình ảnh biểu tượng: gừng cay – muối mặn
    Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối.
    Câu bát kéo dài thành 13 tiếng để khẳng định sự thủy chung son sắt.

    • Ý nghĩa văn bản:
    Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca.

    • Câu hỏi và đề gợi ý
    1. Nêu khái niệm ca dao?
    2. Trình bày ngắn gọn đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao?
    3. Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao?
    4. Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
    “Khăn thương nhớ ai
    …………………
    Lo vì một nỗi không yên một bề”
    Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
    “Muối ba năm hãy còn mặn

    Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.
    5. Qua các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học, hãy chọn 1 đến 2 bài phân tích để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa.
    6. Tìm 5 bài ca dao có mở đầu bằng công thức ngôn từ “thân em”
    7. Hãy tìm thêm một số bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu của người bình dân xưa.