Cách để Cài đặt RAM

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Cài đặt RAM cho máy tính để bàn, Cài đặt RAM cho Notebook

    Máy tính bắt đầu có chút chậm chạp? Nó không còn hoạt động tốt như trước hay chẳng thể theo kịp những phần mềm mới nhất? Nâng cấp RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là một trong những cách đơn giản và rẻ nhất để cải thiện hiệu suất máy tính. Gần như máy nào cũng có thể nâng cấp RAM, chỉ với vài phút thao tác và một cái tua-vít. Hãy đọc tiếp để biết cách làm được điều đó.

    Phương pháp 1: Cài đặt RAM cho máy tính để bàn

    1.jpg

    1. Xác định loại RAM phù hợp với máy tính để bàn của bạn. RAM có nhiều dòng và tốc độ khác nhau. Bo mạch chủ của máy tính sẽ quyết định loại RAM dùng được. Hãy kiểm tra bo mạch chủ, tài liệu của máy tính hoặc website của nhà sản xuất để xác định chi tiết kỹ thuật của RAM tương thích với phần cứng của bạn.

    • RAM có các loại DDR (tốc độ dữ liệu đôi), DDR2, DDR3, và DDR4. Hầu hết máy tính đời sau đều dùng DDR3 hoặc 4. Bạn phải dùng loại RAM được bo mạch chủ hỗ trợ.
    • RAM được phân loại bằng hai thông số tốc độ khác nhau: PC/PC2/PC3 và MHz. Bạn cần đảm bảo rằng cả hai thông số tốc độ này đều phù hợp với chi tiết kỹ thuật của bo mạch chủ.
    • Số PC (chẳng hạn như PC3 12800) liên quan đến băng thông lớn nhất (ví dụ: 12800 = 12.8 GB băng thông tối đa).
    • Tốc độ của RAM được thể hiện bằng con số đứng sau DDR (ví dụ DDR3 1600 = 1600 MHz).

    2.jpg

    2. Kiểm tra khe cắm RAM có trên máy tính. Bo mạch chủ giới hạn số lượng RAM mà bạn có thể cài đặt. Một số bo mạch chủ chỉ hỗ trợ 2 RAM, một số khác hỗ trợ đến 4, 6 RAM hay thậm chí còn nhiều hơn thế nữa.

    • Hầu hết bo mạch chủ cũng chỉ hỗ trợ đến một mức dung lượng bộ nhớ nhất định, bất kể số lượng khe cắm sẵn có.
    • iMacs sử dụng bộ nhớ notebook. Bạn có thể tham khảo chỉ dẫn cài đặt RAM dành cho iMacs ở phần tiếp theo.

    3.jpg

    3. Xem qua các tùy chọn. Có nhiều hãng sản xuất RAM với vô số mức giá khác nhau. Chúng khác nhau về chất lượng và khả năng bị hư hỏng ngay khi nhận hàng cũng khá cao. Dưới đây là một số nhà sản xuất đáng tin cậy nhất:

    • Corsair
    • Kingston
    • Crucial
    • G. Skill
    • OCZ
    • Patriot
    • Mushkin
    • A-Data

    4.jpg

    4. Mua hàng. Một khi đã xác định được hãng, bạn có thể chọn RAM. Khi mua RAM cho máy tính để bàn, hãy mua SDRAM. RAM nên được cài đặt thành từng cặp giống nhau: để có lượng RAM mong muốn, bạn nên mua thành hai hoặc bốn thanh.

    • Chẳng hạn như, để có 8 GB RAM, bạn có thể dùng hai thanh 4 GB hoặc 4 thanh 2 GB. Cần đảm bảo rằng chúng có thể được lắp vừa vặn vào bo mạch chủ. Bạn nên cài đặt RAM theo cặp: nếu muốn có 4 GB, dùng 2 thành 2 GB. Đừng bao giờ dùng những cặp lệch nhau, chẳng hạn như một thanh 2 GB và 1 thanh 1 GB: hiệu suất RAM có thể sẽ bị giảm sút.
    • Mọi RAM được cài đặt cần trùng khớp về tốc độ và băng thông. Nếu không, toàn bộ hệ thống sẽ bị ép xung xuống tốc độ của thanh chậm nhất, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.
    • Kiểm tra lại loại RAM được bo mạch chủ hỗ trợ trước khi mua hàng.

    5.jpg

    5. Tắt máy tính. Rút máy tính và toàn bộ thiết bị ngoại vi, chẳng hạn như màn hình, bán phím và chuột, đang được kết nối với máy tính.

    6.jpg

    6. Mở thùng máy. Đặt thùng máy nằm ngang để bạn có thể làm việc với bo mạch chủ khi tháo tấm vỏ bên của máy. Ở một số máy, bạn có thể tháo vít vỏ thùng bằng tay. Ở một số khác, bạn sẽ phải dùng đến tua-vít bốn cạnh.

    7.jpg

    7. Loại bỏ tĩnh điện. Đảm bảo rằng trên người bạn không có tĩnh điện. Dù chúng ta không thể cảm nhận được sự hiện diện của nó nhưng tĩnh điện có thể làm hư hỏng các bộ phận của máy tính. Trước khi bắt đầu, hãy cách điện cho bản thân hoặc dùng đai đeo tay chống tĩnh điện.

    • Bạn có thể cách điện cho bản thân bằng cách chạm vào phần kim loại trên thùng máy khi nó đang được rút khỏi ổ cắm. Nếu chỉ tắt máy, điện áp chờ vẫn còn. Vì vậy, hãy chắc là nó đã được rút khỏi ổ cắm.
    • Đừng đứng trên thảm trong lúc làm việc với phần bên trong của máy tính.

    8.jpg

    8. Xác định vị trí khe cắm RAM. Hầu hết bo mạch chủ đều có từ 2 đến 4 khe cắm. Dù vị trí có thể sẽ không đồng nhất, tùy vào nhà sản xuất và dòng máy, các khe cắm RAM thường được bố trí gần CPU. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm khe cắm, bạn có thể tham khảo sơ đồ bố trí bo mạch chủ trong tài liệu hướng dẫn sử dụng.

    9.jpg

    9. Tháo RAM cũ (nếu nâng cấp). Nếu định thay thế RAM cũ, bạn có thể tháo nó bằng cách mở hai thanh chốt nằm ở hai bên của khe cắm. RAM sẽ được bật khỏi khe cắm và lúc này, bạn có thể dễ dàng nhấc nó ra khỏi bo mạch chủ.

    10.jpg

    10. Lấy RAM mới ra khỏi vỏ bảo vệ. Cẩn thận lấy RAM ra khỏi vỏ bảo vệ. Cầm RAM bằng hai cạnh bên, tránh chạm vào phần tiếp xúc ở chân và mạch điện trên thân RAM.

    11.jpg

    11. Cho RAM vào khe cắm. Đặt cho khe khuyết trên RAM khớp với chỗ gờ lên trên khe cắm. Đặt thanh RAM vào khe cắm và đè thẳng xuống cho đến khi hai chốt phát ra tiếng cách và khóa RAM lại. Dù có thể sẽ phải đè tương đối mạnh nhưng đừng bao giờ cố ép RAM vào khe.

    • Đảm bảo rằng các cặp RAM trùng khớp được lắp vào những khe cắm đôi. Hầu hết các khe cắm này đều được ghi rõ trên bo mạch chủ hoặc đánh dấu bằng màu sắc. Trong một số trường hợp, có thể bạn sẽ phải tham khảo sơ đồ bố trí bo mạch chủ. Cần chắc chắn rằng chúng được lắp cùng hướng.
    • Làm tương tự cho mọi thanh RAM mà bạn muốn cài đặt.

    12.jpg

    12. Làm sạch bụi bẩn bằng bình khí nén, cải thiện vấn đề về hiệu suất và tình trạng nóng máy nói chung. Khí nén có ở mọi cửa hàng văn phòng phẩm. Đừng thổi khí quá sát vào máy.

    13.jpg

    13. Lắp lại vỏ cho máy tính. Khi đã thao tác xong với RAM, bạn có thể lắp lại tấm vỏ bên và vặn vít. Tránh chạy máy tính trong lúc đang tháo vỏ: khả năng làm mát của quạt sẽ bị giảm sút. Tiếp đến, hãy gắn lại thiết bị ngoại vi và màn hình.

    14.jpg

    14. Bật máy tính. Hẳn là nó sẽ khởi động như bình thường. Trong trường hợp máy tính hiển thị việc tự kiểm tra trong quá trình khởi động, bạn có thể xác định xem RAM đã được cài đặt đúng hay chưa. Nếu không, bạn vẫn có thể kiểm tra trong Windows.

    15.jpg

    15. Kiểm tra RAM trong Windows. Nhấn phím Windows + Pause/Break để mở System Properties (Thuộc tính Hệ thống). Bạn cũng có thể nhấp vào trình đơn Start (Bắt đầu), nhấp chuột phải vào Computer/My Computer (Máy tính/Máy tính của tôi) và chọn Properties (Thuộc tính). RAM sẽ được liệt kê trong phần System (Hệ thống) hoặc phía cuối cửa sổ.

    • Các hệ điều hành khác nhau có cách tính dung lượng khác nhau và một số máy tính dùng lượng RAM nhất định cho những chức năng đặc thù (chẳng hạn như video), làm giảm bộ nhớ dùng được. Chẳng hạn như, hệ điều hành có thể sẽ chỉ hiển thị 0,99 GB dù bạn đã mua RAM 1 GB.

    16.jpg

    16. Chạy Memtest. Nếu vẫn không chắc liệu RAM đã được cài đặt hay hoạt động đúng hay chưa, bạn có thể chạy chương trình miễn phí Memtest để kiểm tra. Có thể mất một lúc nhưng chương trình sẽ phát hiện được mọi lỗi và hiển thị dung lượng đã được cài đặt.[1]
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Cài đặt RAM cho Notebook

    17.jpg

    1. Xác định loại RAM phù hợp với laptop của bạn. RAM có nhiều dòng và tốc độ khác nhau. Bạn cần dựa vào máy tính để chọn RAM cho phù hợp. Hãy kiểm tra tài liệu kỹ thuật của laptop hoặc website của nhà sản xuất để xác định loại RAM tương thích với phần cứng của bạn.

    18.jpg

    2. Cách điện cho chính mình. Trước khi tháo bất kỳ tấm vỏ nào, hãy đảm bảo là bạn đã được cách điện tử tế nhằm tránh làm tổn hại đến các bộ phận của máy. Bạn có thể cách điện cho mình bằng cách chạm vào phần kim loại của thùng máy khi nó đã được rút khỏi ổ cắm. Chỉ tắt máy là không đủ: Điện thế dự trữ vẫn còn.

    19.jpg

    3. Rút dây cắm notebook (nếu nó đang được cắm sạc). Tháo pin (nằm ở phía sau) ra khỏi laptop và nhấn nút Power (Tắt/Bật) để giải phóng toàn bộ năng lượng còn trong tụ điện.

    20.jpg

    4. Kiểm tra số khe cắm mà bạn có. Bạn có thể tiếp cận RAM của notebook bằng cách tháo phần vỏ nằm bên dưới máy tính. Thường thì sẽ có một vài phần vỏ khác nhau: hãy tìm phần có biểu tượng bộ nhớ hoặc kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng. Bạn sẽ cần đến một chiếc tua-vít bốn cạnh rất nhỏ để có thể tháo được phần vỏ này.

    • Hầu hết notebook chỉ có hai khe cắm. Một số thậm chí chỉ có một. Notebook cao cấp hơn có thể sẽ có nhiều khe cắm hơn.

    21.jpg

    5. Xác định liệu RAM có cần được cài đặt thành cặp hay không. Hầu hết RAM laptop, hay SODIMM, không cần được lắp thành cặp giống nhau. Nếu cần thì đó là bởi các cặp này nằm trong cùng một ngân hàng bộ nhớ: điều này sẽ được thể hiện rõ trên laptop hoặc trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của bạn.

    22.jpg

    6. Tháo RAM cũ (nếu nâng cấp). Nếu định thay thế RAM cũ, hãy tháo nó bằng cách mở mọi chốt nằm ở cạnh khe cắm. Bạn có thể mở chốt bằng cách nhấn xuống. RAM sẽ nẩy lên đôi chút. Nâng SODIMM lên 1 góc 45° rồi kéo nó ra khỏi khe cắm.

    23.jpg

    7. Tháo RAM mới ra khỏi vỏ bảo vệ. Đừng quên chỉ cầm RAM ở hai cạnh để tránh chạm vào phần tiếp xúc ở chân hay mạch điện trên thân RAM.

    24.jpg

    8. Đặt chỗ khuyết trên thanh SODIMM thẳng hàng với chỗ lồi ra trên khe cắm. Khi cài đặt thanh SODIMM, mặt có chip không quan trọng, quan trọng là chỗ khuyết phải thẳng hàng. Trượt SODIMM vào khe cắm ở một góc 45°.

    • Nếu có nhiều khe cắm trống, lắp RAM vào khe số nhỏ nhất trước.

    25.jpg

    9. Đè SODIMM xuống. Khi đã lắp thanh RAM ở góc 45°, bạn có thể đè nó xuống phần thân của laptop cho đến khi chốt khóa lại. Lúc này, RAM đã được lắp đặt xong.[2]

    10. Kiểm tra RAM. Lật laptop lên, cắm điện và bật máy. Hẳn là máy tính sẽ khởi động bình thường. Để RAM được nhận diện, có thể bạn sẽ phải vào BIOS. Cũng có thể nó sẽ được nhận diện tự động khi hệ điều hành chạy.

    • Bạn có thể chạy Memtest nếu cảm thấy RAM hoạt động không đúng hay bị lỗi.

    27.jpg

    11. Lắp lại laptop. Khi đã chắc chắn rằng RAM mới đã được cài đặt đúng, bạn có thể lắp lại laptop. Hãy lắp phần vỏ ở bên dưới có tác dụng bảo vệ thanh SODIMM lại vào máy tính.

    Lời khuyên

    • Website về bộ nhớ Crucial http://www.crucial.com/ là một trang tốt: chúng cung cấp công cụ tư vấn về bộ nhớ, cho biết dung lượng và loại RAM được máy tính hỗ trợ. Bạn cũng có thể mua RAM trên trang này.
    • Nếu còn nghe thấy gì khác ngoài tiếng bíp kéo dài trong khoảng một giây, hãy kiểm tra tài liệu kỹ thuật của bo mạch chủ để tìm ý nghĩa của mã bíp. Mã bíp là hệ thống cảnh báo cho biết một hay nhiều bộ phận không đáp ứng được bài tự kiểm tra khi khởi động POST. Thường thì đó là do phần cứng không tương thích hoặc không hoạt động.
    • Nếu có tiếng bíp khi bật máy tính, có thể bạn đã cài đặt chưa đúng hoặc RAM được cài đặt sai loại. Nếu mua máy tính tại cửa hàng, bạn nên liên hệ với cửa hàng đó hoặc nhà sản xuất máy tính để xác định ý nghĩa của mã bíp.
    • Đừng hốt hoảng nếu dung lượng RAM được thể hiện trên máy tính thấp hơn đôi chút so với dung lượng mà bạn đã mua. Đây là sự khác biệt giữa cách đo lường và phân bố bộ nhớ. Nếu dung lượng bộ nhớ RAM lớn hơn đôi chút so với dung lượng mà bạn đã mua và cài đặt, có thể một con chíp đã bị lỗi hoặc bị kết nối sai.
    • Yêu cầu bộ nhớ của hệ điều hành:
    • Windows Vista trở về sau: 1 GB cho bản 32-bit; 2 GB được khuyên dùng cho bản 32-bit và 4 GB cho bản 64-bit
    • Windows XP: tối thiểu 64 MB, khuyên dùng 128 MB
    • Mac OS X 10.6 về sau: tối thiểu 2 GB
    • Ubuntu: khuyên dùng 512 MB
    Cảnh báo
    • Đừng lắp ngược module RAM. Trong trường hợp đó, khi bật máy tính, khe cắm RAM và module bị lắp sai sẽ bị hư hỏng. Trong vài trường hợp ít gặp, bo mạch chủ còn có thể bị hư hại.
    • Nếu không thoải mái với việc tháo máy tính, hãy nhờ đến dịch vụ chuyên nghiệp. Vì bạn đã tự mua RAM nên sử dụng dịch vụ cài đặt sẽ không quá đắt đỏ.
    • Đừng quên giải phóng toàn bộ tĩnh điện có thể đang tích tụ trước khi chạm vào RAM: RAM vô cùng nhạy cảm với hiện tượng phóng điện do tĩnh điện. Bạn có thể làm vậy bằng cách chạm vào kim loại trước khi chạm vào máy tính.
    • Đừng chạm vào phần kim loại của module RAM. Làm vậy có thể sẽ khiến những module này bị hư hỏng.