Cách để Cho Thỏ rừng Ăn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Thức ăn cho thỏ rừng trưởng thành, Cho Thỏ con Mồ côi ăn, Lưu ý Phòng ngừa

    Nếu là người yêu thích thỏ rừng, có thể bạn sẽ không thể cưỡng lại việc cho chúng ăn khi chúng đi ngang qua sân vườn nhà bạn. Ngoài ra bạn có thể bắt gặp thỏ con mồ côi hoặc bị bỏ rơi đang cần thức ăn. Cung cấp thức ăn cho thỏ hoang dã là hành động mang lại niềm vui, nhưng bạn nên làm theo giao thức nhất định liên quan đến chế độ ăn uống và sự an toàn của thỏ để đảm bảo những con thỏ ở trong sân được khỏe mạnh và hạnh phúc.

    Phương pháp 1: Thức ăn cho thỏ rừng trưởng thành

    1.jpg

    1. Chọn các loại thực phẩm theo mùa. Thói quen ăn uống của thỏ rừng mỗi mùa sẽ khác nhau. Thức ăn dành cho tháng mùa thu / mùa đông sẽ không giống với mùa xuân / hè.

    • Từ đầu mùa xuân đến đầu mùa thu, thỏ rừng chủ yếu ăn cỏ, cỏ ba lá, hoa dại, cỏ dại, và các loại cây mọc trong vườn. Bạn có thể thiết lập khu vực thân thiện dành cho thỏ trong sân hoặc vườn, và trồng một số loại thực vật trong những tháng này. Ngoài ra, bạn có thể để hộp chứa cỏ, cỏ ba lá, v,v… ra ngoài sân, trong khu vực mà bạn đã nhìn thấy thỏ rừng tụ tập.[1]
    • Vào cuối mùa thu đến mùa xuân, bạn cần thay đổi chế độ ăn của thỏ. Chúng sẽ chuyển sang ăn chồi, cành cây, vỏ cây, lá, và bất kỳ cây tươi mà chúng bắt gặp. Bạn nên để các loại thực vật đó ở ngoài sân trong mùa đông nếu bạn muốn nuôi thỏ rừng trong thời gian này.[2]

    2.jpg

    2. Đặt cỏ và cỏ khô trong khu vực thân thiện với thỏ. Thỏ rất yêu thích cỏ và cỏ khô. Nếu bạn không ngại để thỏ vào sân của mình, bạn có thể tạo một khu vực nhỏ mà thỏ có thể ăn trong khu vườn. Bời vì thỏ thích ăn ở những nơi có bụi rậm và có cây nhỏ để che chắn, bạn hãy tạo ra một bãi cỏ rậm ở một có san vườn của mình để thỏ hoang có thể lui tới.

    • Bạn có thể cho cỏ mọc ở độ cao nhất định trong sân vườn của mình. Ngoài ra còn có thể rải cỏ khô hoặc để thùng cỏ khô trong khu vực này.[3]
    • Nếu là người làm vườn yêu thích động vật, bạn có thể dỡ hàng rào xung quanh một khu vực nhất định của sân vườn. Trong khu vực này, bạn có thể trồng cỏ cao, cỏ ba lá, cỏ dại, và các loại hoa dại mà thỏ thích và đặt máng cỏ trong khu vực đó. Điều này sẽ thu hút thỏ rừng đến khu vườn của bạn để thưởng thức đồ ăn.[4]
    • Nếu thỏ hoang thấy an toàn trong khu vườn của bạn, đừng ngạc nhiên nếu thấy chúng đến và ăn cỏ cả ngày.
    • Lưu ý rằng viêc đặt thức ăn thế này có thể thu hút cả các loài động vật hoang dã khác ngoài thỏ.

    3. Cung cấp nhiều cỏ tươi và cỏ khô. Cả thỏ hoang và thỏ nhà đều có điểm chung là cần có cỏ như loại thức ăn chính để hấp thụ. Nếu thỏ tới ăn ở vườn nhà bạn, chúng sẽ có rất nhiều cỏ tươi để ăn nhưng lại không có cơ hội được tiếp cận cỏ khô. Các laoij cỏ khô nên cho thỏ hoang là cỏ yến mạch (oat hay) và cỏ đuôi mèo (timothy hay). Cỏ linh lăng (alfafa hay) chỉ nên dành cho thỏ con vì nó chứa quá nhiều protein, canxi và đường.

    • Mua cỏ khô tại các cửa hàng bán thức ăn cho vật nuôi.
    • Không sử dụng thuốc trừ sâu trong khu vườn mà thỏ tới để ăn. Hóa chất này sẽ khiến thỏ mắc bệnh rất nặng.

    3.jpg

    4. Cung cấp rau quả tươi. Bạn nên cho thỏ ăn ba lại rau xanh khác nhau, và một trong số đó giàu vitamin A. Bạn có thể cho thỏ hoang những thứ sẵn trong vườn như:

    • Cải rổ (giàu vitamin A)
    • Rau dền (giàu vitamin A)
    • Lá su hào
    • Rau diếp
    • Rau chân vịt/rau bina/cải bó xôi
    • Rau mùi tây
    • Rau húng
    • Rau bạc hà
    • Cải chíp
    • Hoa bồ công anh, hoa cúc dại
    • Cỏ ba lá
    • Cải xanh
    • Phần vỏ của đậu hà lan hay các lại đậu khác
    • Cải brussel
    • Súp lơ xanh (chỉ phần lá và cuống)
    • Ngò rí/rau mùi ta
    • Thì là
    • Phần lá của củ cà rốt
    • Lá cần tây
    • Cải xoong
    • Mặc dù cà rốt là thứ củ được biết đến nhiều nhất khi nhác đến thức ăn cho thỏ nhưng treen thực thế chúng chứa quá nhiều các-bon-hy-đrát và chỉ nên cho thỏ với một lượng nhỏ (thi thoảng cho một nửa củ) và luôn luôn cho ít hơn các loại rau xanh khác.
    • Tránh cho thỏ ăn các lại rau củ gây chứng đầy hơi: súp lơ (bông cải) xanh, súp lơ trắng, và bắp cải. Bởi vì hệ tiêu hóa của thỏ không đẩy được khí ga, nên chúng sẽ ứ lại trong ruột và gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
    • Không nên mang rau quả tươi ra đột ngột cùng một lần. Trộn một lượng nhỏ rau xanh với cỏ khô hoặc cỏ. Nên giới thiệu các loại rau một cách từ từ và quan sát phân của thỏ để xem có các triệu chững bất thường như tiêu chảy hay phân mềm hay không.
    • Nếu thấy thỏ con trong vườn, bạn nên tránh cho ăn các loại rau vì thỏ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn loại thức ăn này.[5]
    • Luôn luôn rửa sạch rau quả trước khi cho thỏ ăn. Nếu mua rau ở siêu thị, chúng có thể nhiễm thuốc trừ sâu trước khi đóng gói và đem đi bán. Bạn cần rửa sạch hóa chất có thể gây hại cho thỏ rừng trước khi cho chúng ăn trái cây và rau.[6]

    4.jpg

    5. Cho thỏ ăn thức ăn viên. Loại cám viên dành cho thỏ nhà có thể là món ăn bổ sung tuyệt vời cho bữa ăn của thỏ rừng. Loại cám viên có trộn lẫn hạt cây (seed) là tối ưu nhất đối với sức khỏe của thỏ rừng.[7] Cho thỏ ăn bột viên ở mức tối thiểu và trộn chúng với cỏ khô, cỏ, và rau. Luôn nhớ rằng bột viên là loại thực phẩm cô đặc và thỏ rừng có thể không quen với việc tiêu hóa chúng. Vì thỏ rừng không chỉ ăn bột viên để sinh tồn, cũng giống như thỏ nhà, cho nên chúng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.[8]

    • Tìm mua thức ăn viên ở cửa hàng bán đồ cho vật nuôi. Bạn có thể ước lượng cân nặng của thỏ và tham khảo nhân viên để biết mình nên cho thỏ ăn bao nhiêu thức ăn viên.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Cho Thỏ con Mồ côi ăn

    5.jpg

    1. Bạn cần chắc chắn rằng con thỏ thật sự mồ côi mẹ. Thông thường, khi khám phá ổ thỏ hoặc một một nhóm thỏ con, chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng chúng bị mồ côi. Vì hầu hết thỏ con mang ra khỏi tự nhiên sẽ không thể tồn tại được, cho nên điều quan trọng là bạn không mang chúng về nhà trừ khi chắc chắn chúng đã bị thỏ mẹ bỏ rơi.[9]

    • Thỏ con thường xuyên trong tình trạng một mình vì thỏ mẹ đôi khi rời khỏi ổ vào ban ngày và trở về vào ban đêm. Nếu bạn thấy thỏ con co ro với nhau, có thể là chúng không mồ côi và thỏ mẹ sẽ trở lại vào buổi tối. Bạn nên để thỏ con lại một mình.[10]
    • Nói chung, bạn chỉ nên kết luận thỏ con bị mồ côi nếu biết chắc rằng mẹ của chúng đã chết. Chó hoặc mèo của bạn có khả năng đã xáo trộn ổ thỏ hoặc giết chết thỏ mẹ. Bạn cũng có thể tìm thấy thỏ mẹ đã chết nằm gần đó. Trong những trường hợp như thế này, bạn có thể xác định thỏ con bị mồ côi và tiến hành can thiệp.[11]
    • Nếu bạn phát hiện thỏ con dưới 10 ngày tuổi lạc bên ngoài ổ, rất có thể nó bị tách khỏi thỏ mẹ. Có khả năng thỏ con bỏ chạy vì sợ hãi gì đó hoặc con quạ mang nó đi và bỏ lại đó. Rất có thể, thỏ con bị thương và không thể sống sót. Bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y hoặc xã hội nhân đạo vì đây là cơ hội tốt nhất để thỏ con có thể tồn tại.[12]
    • Nếu thỏ con trông khỏe mạnh và căng tròn, hãy yên tâm vì điều này có nghĩ là thỏ mẹ vãn đang chăm sóc chúng.
    • Nếu bạn muốn chắc chắn thỏ mẹ vẫn ở gần tổ, hãy làm dấu bằng cách xếp một vài sợi dây dân chéo nhau lên trên ổ. Nếu buổi sáng hôm sau bạn kiểm tra lại và thấy sợi dây bị xáo trộn, điều này có nghĩa là thỏ mẹ đã tới vào buổi đêm.
    • Thỏ con có biểu hiện lạnh, yếu ớt, mất nước (da nhăn nheo và nếu kéo nhẹ sẽ không đàn hồi lại), hay bị thương sẽ thường là những chú thỏ mất mẹ. Nhưng vì thỏ con đặc biệt khó chăm sóc, bạn vãn nên gọi tới các trung tâm bảo tồn thiên nhiên hoang dã.

    6.jpg

    2. Liên hệ nhân viên cứu hộ. Ngay sau khi tìm thấy thỏ con mồ côi, ngay lập tức bạn cần liên hệ với nhóm cứu hộ động vật. Thỏ con cần được chăm sóc bởi nhân viên cứu hộ có kinh nghiệm để tăng cơ hội sống sót. Chỉ có 10% số thỏ mồ côi sống sót trong tuần đầu tiên. Bạn không nên cố gắng hồi phục thỏ con một mình, trừ khi có kinh nghiệm trong việc cứu hộ và phục hồi chức năng cũng như có sẵn dụng cụ cấp cứu.[13]

    7.jpg

    3. Tìm hiểu thức ăn cho thỏ sơ sinh. Nếu bạn không thể liên lạc với nhân viên cứu hộ ngay lập tức, bạn nên bắt đầu tự chăm sóc và cho chúng ăn. Điều này sẽ làm tăng khả năng sống sót của thỏ con. Sữa dê là thực được phẩm khuyên dùng cho thỏ sơ sinh. Nếu không, sữa bột thay thế cho chó con và mèo con (sữa KMR) cũng là lựa chon tốt.[14]

    • Sữa bột có thể mua được từ các cửa hàng bán đồ cho vật nuôi.
    • Sữa bò và sữa bột cho em bé (Pedialyte) không nên dùng để cho thỏ con uống.
    • Nếu cơ thể của thỏ con lạnh trước lúc được uống sữa, bạn nên ủ ấm cho chúng trước.

    4. Cho thỏ con bú. Bởi vì cơ thể còn rất nhỏ nên thỏ con sẽ được cho uống bằng ống bơm loại 1 đến 3 mi-li-lít, có bán tại các hiệu thuốc, nếu không, ống nhỏ giọt cũng là một lựa chọn tốt.
    Bạn nên tiệt trùng sữa và tay trước khi cho thỏ uống sữa. Sữa bột lạnh dễ gây bệnh tiêu chảy cho thỏ con.

    • Cho thỏ bú sữa ở nơi yên tĩnh để tránh gây căng thẳng cho thỏ con.
    • Cho từng thỏ con bú lần lượt. Nhẹ nhàng nhấc thỏ lên và đặt trong một chiếc khăn mềm. Giữ thỏ ở tư thế sao cho đầu ở vị trí cao hơn thân mình. Đặt đầu ống sữa vào khóe miệng của thỏ con. Việc sử dụng tư thế đúng và nơi đút ống sữa đúng sẽ giúp thỏ không vô tình hít chất lỏng vào phổi.
    • Đừng ngạc nhiên nếu thỏ con chỉ bú vài giọt sữa lúc đầu. Chúng mất một chút thời gian để làm quen với ống tiêm.[15]

    8.jpg

    5. Xác định lượng sữa cho thỏ bú . Lượng sữa dành cho thỏ con phụ thuộc vào độ tuổi của chúng.

    • Nếu thỏ chỉ mới 1-2 tuần tuổi, chúng cần 5-7 cc/ml mỗi lần cho bú và nên cho bú hai lần mỗi ngày.[16]
    • Khi được 2 đến 3 tuần tuổi, thỏ cần từ 7 đến 13 cc/ml mỗi lần cho bú và chỉ cho bú một lần một ngày.[17]
    • Khi được 3 đến 6 tuần tuổi, chúng cần bú từ 13 đến 15 cc/ml hai lần mỗi ngày. Bạn có thể cho thỏ con ăn thức ăn cứng như là yến mạch ở độ tuổi này[18]
    • Tuyệt đối không cho thỏ con ăn quá nhiều. Bạn biết sẽ nên dừng lại khi thấy bụng của thỏ con hơi tròn tròn.

    9.jpg

    6. Kích thích đi vệ sinh. Khi thỏ con đã được cho ăn, việc đi tè và đại tiện sẽ rất quan trọng bởi vì nó giữ đường tiêu hóa và đường bài tiết được sạch sẽ. Để làm điều này, lấy một miếng bông gòn thấm nước ẩm và nhẹ nhàng vuốt vùng hậu môn cho đến khi thấy thỏ con bài tiết.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Lưu ý Phòng ngừa

    10.jpg

    1. Dựng hàng rào bảo vệ hoa và rau. Nếu con thỏ rừng mà bạn muốn cho ăn tiến vào sân vườn, bạn cần chỉ dẫn cho chúng biết cái gì là có thể và không thể ăn. Thiết lập khu vực thân thiện dành cho thỏ trong vườn nhà có chứa đồ ăn ưa thích của chúng, và dựng hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực khác.

    • Hàng rào chắc chắn là lựa chọn tốt nhất để tạo thành rào cản cho khu vườn. Lưới thép mỏng là đủ để ngăn chặn thỏ không nhảy vào bên trọng. Chân hàng rào cần chôn chặt dưới đất an toàn để thỏ không cố gắng thúc từ dưới lên.[19]
    • Vật dụng gây đe dọa, ví dụ như bù nhìn rơm, dây băng, hoặc quả bóng bay có thể làm thỏ sợ hãi và ngăn chúng không tiến vào trong sân vườn nơi chúng không được chào đón. Chong chóng bán chủ yếu để ngăn chặn chuột chũi có thể phát huy hiệu quả đối với thỏ.[20]
    • Tránh sử dụng thuốc trừ sâu công nghiệp, đặc biệt là nếu bạn để thức ăn của thỏ gần sân vườn. Gió có thể thổi lượng thuốc trừ sâu thấm vào khu vực lân cận, và nếu nuốt phải, thỏ có thể bị bệnh và dễ bị thú săn mồi làm hại.[21]

    11.jpg

    2. Sửa sang lại ổ thỏ nếu chó hoặc mèo phá hủy nó. Nếu bạn đang nuôi thỏ rừng trong sân nhà, chúng có thể làm ổ để sinh con. Mèo hay chó có thể dễ dàng làm phiền và phá hủy ổ của chúng. Nếu điều này xảy ra, bạn nên sắp xếp lại như ban đầu.

    • Mang hết cỏ, rơm, và cỏ khô mà thỏ dùng để xây ổ đặt lại vị trí ban đầu. Nếu hố bị sụp, bạn nên đào lại hố sâu khoảng 1 m, và lót cỏ rơm vào trong đó.[22]
    • Nếu thấy lông thỏ mẹ rơi vãi ra ngoài, bạn nên gom lại cho vào trong ổ. Điều này sẽ giúp thỏ mẹ tìm được con của mình nếu ổ đã được di chuyển hoặc không phải ổ thật.[23]

    12.jpg

    3. Đưa thỏ đến bác sĩ thú y hoặc xã hội nhân đạo nếu chúng bị thương. Thông thường, thỏ có thể bị thương gần nhà bạn. Một trong những con vật nuôi có thể tấn công thỏ rừng hoặc bị thương do động vật ăn thịt khác gây nên. Bạn có thể cho thỏ vào trong lồng hoặc thùng. Đưa thỏ đến bác sĩ thú y hoặc trạm cứu hộ để chúng được chăm sóc đúng cách và thả về thiên nhiên.[24]

    Lời khuyên
    • Để lại một phần diện tích cỏ hoặc khu vườn trong điều kiện tự nhiên có trồng cây bản địa để cung cấp chỗ trú ẩn và thức ăn cho động vật hoang dã.
    • Nếu trong nhà có vật nuôi, bạn không nên thả chúng đi một mình trong khi đang cho thỏ rừng ăn. Hầu hết chó và mèo nhà sẽ trở thành thú săn mồi và hung dữ khi gặp phải sinh vật lạ.
    • Bạn nên lưu ý tránh để thỏ hoang dã lệ thuộc vào việc được cho ăn bởi con người.
    Cảnh báo
    • Chăm sóc thỏ rừng con bị mồ côi trong khi không có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ dẫn đến hậu quả xấu hơn là đang làm một việc tốt. Nên đua thỏ bị mồ côi đến nơi chăm sóc động vật hoang dã gần nhất.
    • Thuốc trừ sâu rất độc hại đối với loài thỏ.
    • Một số lại rau củ (vd: súp lơ xanh) có khả năng gây ra chứng khó tiêu rất nguy hiểm cho thỏ rừng.
    • Lưu ý rằng ở một vài nước, nếu không được cấp giấy phép trước, thì việc nuôi giữ động vật hoang dã sẽ là phạm pháp.