Cách để Chữa bệnh thối vây ở cá

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Rửa sạch bể cá, Điều trị bằng thuốc và thảo mộc, Ngăn ngừa bệnh thối vây

    Hiện tượng thối vây là một triệu chứng phổ biến của một bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện ở nhiều loài cá, từ cá betta cho đến cá vàng. Bệnh này thường do bể cá bẩn, cá không được chăm sóc tốt hoặc phơi nhiễm với những con cá mắc bệnh lây nhiễm. Vây của những con cá nhiễm bệnh trông rách tả tơi như bị thối rữa. Bệnh thối vây cũng có thể khiến cho cá bị biến màu và lờ đờ.[1] Nếu không được chữa trị đúng mức, bệnh thối vây có thể khiến cá tổn thương vây vĩnh viễn và có nguy cơ tử vong. Đây cũng là bệnh dễ lây và cá bị bệnh phải được cách ly càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây bệnh cho những con cá khác trong bể.

    Phần 1. Rửa sạch bể cá

    1.jpg

    1. Vớt cá bị nhiễm bệnh ra khỏi bể. Bắt đầu bằng cách vớt con cá bị bệnh ra khỏi bể và thả vào một bể riêng chứa nước sạch và không có clo.[2][3]

    • Bạn cũng cần chuyển những con cá còn lại sang một bể khác chứa nước sạch và không có clo. Dùng vợt khác để vớt những con cá còn lại, vì bệnh thối vây có thể lây lan nếu bạn dùng chung vợt để vớt cá. Không thả cá nhiễm bệnh vào chung bể với những con cá khác để ngăn ngừa bệnh thối vây lây lan.

    2.jpg

    2. Rửa bể cá và tất cả các phụ kiện trong bể. Bạn sẽ phải tháo hết nước ra khỏi bể, lấy hết mọi phụ kiện và sỏi ra khỏi bể.[4][5]

    • Rửa kỹ bể cá bằng nước nóng. Không dùng xà phòng để rửa bể. Dùng khăn giấy lau các ngóc ngách và đảm bảo rửa bể thật sạch.
    • Ngâm các món phụ kiện trong nước nóng khoảng 5-10 phút. Nếu trong bể cá có cây thủy sinh, bạn nên ngâm cây trong nước hơi ấm, sau đó lấy ra và để khô.
    • Rửa sỏi bằng nước ấm và dùng máy hút bụi nhỏ để loại bỏ sạn đất bám trên sỏi.

    3.jpg

    3. Thay toàn bộ nước trong bể cá. Sau khi rửa bể cá và để khô hoàn toàn, bạn có thể rải sỏi và đặt lại các món phụ kiện vào trong bể. Nếu bể cá của bạn không có hệ thống nước tuần hoàn, bạn cần thay toàn bộ nước trong bể cá bằng nước đã khử clo hoặc nước lọc. Đảm bảo nước phải ở nhiệt độ 26-27 độ C.[6]

    • Nếu bể cá có hệ thống nước tuần hoàn thì nghĩa là đã có một lượng lợi khuẩn tập trung ở các bề mặt ngập nước trong bể (lợi khuẩn tích tụ chủ yếu nhờ cá sống trong bể bài tiết ra ni-tơ); trường hợp này bạn nên thay 50% lượng nước trong bể; những lần sau bạn có thể thay lượng nước ít hơn.[7]
    • Nếu bể cá có bộ lọc nước, bạn nên lấy một xô nước sạch trong bể để rửa bộ lọc. Khi đã rửa sạch cặn bẩn hoặc đất cát, bạn có thể đặt lại vào bể cá. Không dùng nước máy để rửa vì điều này có thể gây ô nhiễm cho bộ lọc.

    4.jpg

    4. Kiểm tra độ pH của nước trong bể. Trước khi thả lại cá vào bể, bạn nên thử độ pH để đảm bảo chất lượng nước. Độ pH cần phải ở trong khoảng 7-8, nồng độ amoniac, nitrit và nitrat không được vượt quá 40 ppm.[8]

    • Sau khi xác định nước đã thích hợp cho cá, bạn có thể từ từ thả cá lại vào bể, kể cả con cá bị nhiễm bệnh. Sau đó bạn có thể cho thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm vào nước để diệt vi khuẩn gây thối vây. Sự kết hợp nước sạch và thuốc có thể giúp cá khỏi bệnh.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Điều trị bằng thuốc và thảo mộc

    5.jpg

    1. Dùng thuốc kháng vi khuẩn thối vây. Nếu bệnh ở cá không cải thiện trong vài ngày sau khi rửa sạch và xử lý bể cá, có thể bạn cần dùng thuốc kháng vi khuẩn thối vây. Bạn có thể mua thuốc không cần toa bác sĩ ở cửa hàng thuốc thú y gần nhà. Tìm loại thuốc trị bệnh thối vây chuyên dành cho loại cá bạn nuôi, chẳng hạn như thuốc trị thối vây cho cá betta hoặc cá vàng. Sử dụng theo liều hướng dẫn ghi trên nhãn hộp thuốc.[9][10]

    • Các loại thuốc này thường có chứa chất kháng sinh để trị nấm như erythromycin, minocycline, trimethoprim và sulfadimidine. Đảm bảo thuốc trị thối vây không chứa màu nhuộm hữu cơ, vì chúng có thể gây độc cho một số loại cá.
    • Các loại thuốc trị bệnh thối vây thông dụng gồm có Jungle Fungus Eliminator và Tetracycline. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc có tên Maracyn, Maracyn II,
    • Waterlife- Myxazin, và MelaFix.[11]

    6.jpg

    2. Thử dùng dầu tràm trà và muối. Một liệu pháp thay thế cho thuốc là dùng dầu tràm trà và muối. Tuy nhiên bạn cần biết rằng dầu tràm trà không được xem là cách điều trị được kiểm chứng và chỉ nên dùng như một biện pháp phòng ngừa thay vì để điều trị. Có lẽ bạn cần bổ sung thêm thuốc kháng khuẩn hoặc kháng sinh kèm với dầu tràm trà.[12]

    • Bạn có thể nhỏ 1-2 giọt dầu tràm trà vào nước bể cá để giữ nước sạch và khử trùng. Đảm bảo cá không phản ứng tiêu cực với dầu tràm trà trước khi bạn cho thêm vào bể ngày hôm sau.
    • Sodium chloride cũng có thể được dùng để ngăn ngừa bệnh thối vây. Thêm vào bể cá 30 g muối sodium chloride cho mỗi 4 lít nước. Chỉ dùng cho cá nước ngọt có khả năng chịu mặn.

    7.jpg

    3. Sử dụng máy bơm khí hoặc viên sục khí khi bạn bỏ thuốc vào bể cá. Khi dùng thuốc điều trị cho cá bị bệnh, bạn nên cung cấp thêm ô-xy cho cá thở. Thuốc thường hút ô-xy trong nước, vì vậy bạn sẽ cần bổ sung thêm ô-xy để giúp cá được khỏe mạnh. Lắp đặt máy bơm, viên sục khí hoặc nhà thủy sinh trong bể cá để bơm thêm ô-xy vào nước.[13]

    • Nếu nuôi cá betta, bạn nên đặt máy bơm ở mức thấp để dòng nước không quá mạnh, vì dòng nước mạnh có thể gây stress cho cá betta.
    • Bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời hạn được ghi trên nhãn. Thuốc có thể gây stress cho cá và chỉ dùng khi cần thiết.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 3: Ngăn ngừa bệnh thối vây

    8.jpg

    1. Giữ cho nước trong bể luôn sạch và thay nước mỗi tuần một lần. Bể cá sạch giúp cá khỏi bệnh thối vây và ngăn ngừa bệnh phát triển sau này. Bạn nên tập thói quen làm vệ sinh bể cá định kỳ.[14]

    • Với bể cá dung tích 4 lít, bạn nên thay nước ba ngày một lần. Bể cá 10 lít cần được thay nước cách 4-5 ngày một lần, và bể cá 20 lít cần thay nước 7 ngày một lần.[15]
    • Nếu bể cá không có hệ thống tuần hoàn, bạn cần thay 100% nước mỗi lần rửa bể. Rửa tất cả các phụ kiện và sỏi trong bể.
    • Cho muối cá cảnh (aquarium salt) vào nước sau mỗi lần rửa bể để giữ cho nước sạch và theo dõi độ pH trong bể sao cho thích hợp với cá.

    9.jpg

    2. Đảm bảo không thả quá nhiều cá trong bể. Mặc dù bạn dễ bị cám dỗ nuôi nhiều cá trong một bể, nhưng bể cá chật chội có thể làm tăng mức độ stress và tăng nguy cơ cá mắc bệnh. Đảm bảo những con cá nuôi cùng bể phải hòa hợp với nhau, có nhiều không gian để bơi và tương tác một cách lành mạnh.[16]

    • Nếu bạn thấy cá bắt đầu rỉa hoặc cắn nhau thì đây là một dấu hiệu cho thấy bể cá của bạn quá đông đúc. Bạn có thể phải bỏ bớt cá ra khỏi bể hoặc cách ly con cá có hành vi hung hăng với những con cá khác.
    • Một số loại cá hay rỉa vây gồm cá tứ vân, cá hồng tử kỳ, cá cánh buồm. Cá thần tiên và cá da trơn có thể cũng hay rỉa vây nhau, giống như cá nóc và cá căng. Nếu bạn nuôi bất cứ loài cá nào trên đây, bạn cần để ý và tách chúng khỏi những con cá dễ tổn thương như cá bảy màu.[17]

    10.jpg

    3. Cho cá ăn thức ăn chất lượng cao. Cố gắng cho cá ăn nhiều thức ăn phong phú chất lượng tốt và đúng bữa. Việc cho ăn thiếu hoặc thừa có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cá và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.[18]

    • Việc cho cá ăn quá nhiều cũng có thể khiến cho nhiều vi khuẩn xâm nhập bể cá, vì thức ăn thừa sẽ trôi nổi trong nước và tăng mật độ vi khuẩn trong bể cá.