Cách để Chuẩn bị chuồng cho thỏ cưng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Chọn chuồng thỏ, Trang bị các tiện nghi cơ bản, Cung cấp thức ăn, nước uống và đồ chơi cho thỏ, Bảo dưỡng chuồng thỏ

    Nếu đang định nuôi một chú thỏ làm thú cưng, bước đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một nơi ở dễ chịu cho chú thỏ của mình. Chuồng thỏ sẽ là ngôi nhà ấm áp cho thỏ những khi chúng không nằm ngoan trong lòng bạn hoặc chơi đuổi bắt với bạn trong nhà, vì thế bạn cần chọn chuồng chắc chắn và rộng rãi, có nhiều không gian cho thỏ thoải mái vận động. Lót đáy chuồng bằng vật liệu tái chế, trang bị những vật dụng cần thiết cho thỏ như bát đựng thức ăn và bình nước. Cuối cùng, bạn hãy cho thỏ vài món đồ chơi hoặc các phần thưởng khác để thỏ có việc làm và vui vẻ những khi không có bạn ở bên cạnh.

    Phần 1: Chọn chuồng thỏ

    1.jpg

    1. Mua chuồng đủ rộng để làm ngôi nhà thoải mái cho thỏ. Đảm bảo chuồng thỏ phải có đủ không gian để thỏ dễ dàng di chuyển trong chuồng. Nguyên tắc chung là, thỏ phải đứng thẳng được trên hai chân sau mà tai chưa chạm đến nóc chuồng. Diện tích tối thiểu 3m2 bên trong chuồng thường là đủ cho hầu hết các giống thỏ cỡ trung bình.[1]

    • Các giống thỏ cỡ lớn hơn như thỏ tai cụp Anh (English lop) và thỏ Pháp khổng lổ (Flemish Giant) có thể cần chuồng rộng đến 4m2.
    • Bạn sẽ phải chọn chuồng cỡ lớn hơn nữa nếu định nuôi hai chú thỏ trở lên.[2]

    2.jpg

    2. Mua chuồng thỏ có nhiều ngăn hoặc nhiều tầng. Bản tính tự nhiên của thỏ là thích rúc vào chỗ tối và kín đáo. Chỉ cần thêm ít tiền là bạn có thể mua được loại chuồng có nhiều ngăn hoặc nhiều tầng để thỏ cưng của bạn có chút riêng tư. Như vậy, thỏ sẽ có không gian yên tĩnh và an toàn để tận hưởng mỗi khi chúng muốn.[3]

    • Tuy có đắt hơn một chút, nhưng chuồng nhiều ngăn rất đáng tiền nhờ có thêm nhiều không gian hơn bên trong chuồng.
    • Dù là chọn kiểu chuồng nào, bạn cũng cần đảm bảo mỗi chú thỏ đều có nơi trú ẩn hoặc không gian riêng. Một nơi kín đáo để thỏ rúc vào sẽ giúp thỏ đối phó với căng thẳng.[4]

    3.jpg

    3. Chọn chuồng có đáy bằng nhựa chắc chắn. Chân của thỏ có thể bị mắc kẹt hoặc bị thương khi đứng trong chuồng có đáy bằng lưới sắt. Chuồng đáy phẳng có điểm lợi là dễ lót chuồng và cũng dễ làm vệ sinh hơn.[5]

    • Nếu muốn sử dụng chuồng lưới sắt có sẵn, bạn có thể lót một mảnh bìa các-tông và rải vỏ bào xuống đáy chuồng, như thế thỏ cưng của bạn sẽ có một mặt phẳng dễ chịu để đứng.

    4.jpg

    4. Chọn chuồng có cửa ra vào rộng. Cửa chuồng phải đủ rộng để bạn có thể đặt các vật dụng vào chuồng và lấy ra dễ dàng. Các vật dụng này bao gồm đĩa đựng thức ăn, bình nước, ổ nằm, khay cát vệ sinh và các món đồ chơi yêu thích của thỏ. Và tất nhiên là cửa chuồng cũng phải đủ rộng để chú thỏ của bạn ra vào dễ dàng![6]

    • Một số chuồng có nhiều cửa ra vào, chẳng hạn như có thêm cửa bên hoặc cửa rộng trên nóc chuồng để các vật dụng cần thiết có thể lọt qua dễ dàng khi bạn đặt vào hay lấy ra.

    5.jpg

    5. Đảm bảo chuồng có đủ không gian rộng rãi cho thỏ chạy nhảy. Thỏ là loài vật hiếu động và không thích ngồi yên một chỗ quá lâu. Vì thế, phần lớn không gian trong chuồng phải dành cho thỏ chơi và khám phá. Lý tưởng nhất, chuồng thỏ nên có 3-4 chướng ngại vật chạy suốt từ đầu bên này sang đầu kia của chuồng để thỏ chạy nhảy. Thỏ sẽ khỏe mạnh và vui vẻ khi được thoải mái vận động.[7]

    • Với chuồng có diện tích 3m2 tiêu chuẩn, nơi ăn và ngủ của thỏ chỉ nên chiếm khoảng 0,7 m2.[8]
    • Bổ sung một số phụ kiện tập luyện như bóng và hộp để tạo thêm các chướng ngại vật nhỏ cho thỏ chạy và chơi.[9]
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Trang bị các tiện nghi cơ bản

    6.jpg

    1. Chọn vật liệu lót nền an toàn cho thỏ. Bạn nên tìm loại vật liệu lót nền được thiết kế riêng cho chuồng thỏ, hoặc được ghi là an toàn cho thỏ. Một trong những vật liệu tốt nhất là cỏ khô mà thỏ ăn được và giúp giữ ấm cho thỏ trong những đêm lạnh. Thỏ cái mang thai và thỏ con cần cỏ khô Alfalfa, thỏ trưởng thành cần cỏ Timothy.[10]
    Một lựa chọn khác là sử dụng vật liệu lót chuồng không bụi làm từ gỗ hoặc giấy tái chế.
    Tránh dùng vỏ bào gỗ thông hoặc gỗ tuyết tùng, vì những loại gỗ này có thể gây độc cho thỏ.[11]

    7.jpg

    2. Rải vật liệu lót nền xuống đáy chuồng. Lót một lớp vật liệu dày tối thiểu 5-7,5 cm, nhớ san đều ở tất cả các góc chuồng. Nếu dùng cỏ khô, bạn nên chất cao xung quanh các cạnh chuồng để cho thỏ gặm nhấm, đồng thời vẫn có khoảng trống rộng rãi ở giữa chuồng để chơi và ngủ.[12]

    • Để dễ làm vệ sinh chuồng và đảm bảo không bị rò rỉ, bạn có thể lót vài tấm thảm vệ sinh của chó con hoặc một lớp giấy báo bên dưới lớp vật liệu lót nền.
    • Lót lớp nền dày để phòng tránh bệnh loét chân ở thỏ. Đây là một bệnh cực kỳ phổ biến và thường xảy ra khi thỏ đứng trên mặt phẳng cứng và ẩm ướt. Lớp nền dày sẽ giúp cho thỏ đứng êm chân hơn và không phải tiếp xúc với những chỗ bẩn.[13]

    8.jpg

    3. Dành một nơi đặt ổ nằm cho thỏ. Mặc dù thỏ có thể nằm ngủ ở bất cứ bề mặt nào mềm và êm, nhưng một chiếc ổ nằm cũng là một vật hữu ích và đáng yêu trong chuồng thỏ. Bạn hãy đặt ổ nằm của thỏ gần góc chuồng hoặc cạnh chuồng cho thỏ cưng của bạn có không gian rộng rãi để ăn, chơi và duỗi chân.[14]

    • Ổ nằm của thỏ có bán dưới dạng những chiếc thảm, những chiếc võng xinh xắn và giường nhồi bông giống như giường nằm của chó.

    9.jpg

    4. Trang bị khay vệ sinh. Việc huấn luyện cho thỏ đi vệ sinh trong khay có thể giúp giữ chuồng thỏ sạch sẽ và vệ sinh hơn. Bạn có thể chọn mua một khay vệ sinh nhỏ có kích cỡ thích hợp với giống thỏ bạn nuôi, và lót xuống đáy khay một lớp vật liệu làm từ giấy tái chế. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp báo vụn và cỏ khô nếu muốn lót thêm một lớp nữa.[15]

    • Không dùng cát vệ sinh vón cục dành cho mèo. Vật liệu này có thể gây nguy hiểm cho thỏ nếu chúng nuốt phải.[16]
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần. 3: Cung cấp thức ăn, nước uống và đồ chơi cho thỏ

    10.jpg

    1. Lắp đặt bình nước uống. Bình nước nhỏ giọt sẽ cung cấp nguồn nước sạch cho thỏ suốt ngày. Bạn có thể gắn bình nước vào cạnh chuồng bằng chiếc móc kim loại nhỏ ở phía sau bình. Nhớ gắn bình nước sao cho miệng bình ở mức thấp để thỏ có thể uống dễ dàng mà không phải với.[17]

    • Bình nước dung tích 600 ml có thể cung cấp nước cho một con thỏ trong khoảng hai ngày, hoặc hai con thỏ trong một ngày. Tốt nhất là bạn nên cung cấp cho mỗi chú thỏ một bình nước riêng để chúng khỏi tranh nhau.
    • Thỏ có thể thích uống nước trong bát hơn. Tuy nhiên, bát nước thường dễ bị lật nhào và có thể bị ô nhiễm vì những thứ như thức ăn, chất thải của thỏ và các mẩu vật liệu lót chuồng, và như vậy là bạn sẽ phải thường xuyên rửa sạch bát nước.

    11.jpg

    2. Đặt đĩa ăn của thỏ vào chuồng. Bạn cần chọn chiếc đĩa đủ rộng để đựng vừa thức ăn cho thỏ, nhưng cũng phải đủ nhỏ để có thể đặt vào và lấy ra dễ dàng. Đặt đĩa thức ăn cách xa bình nước một chút để thức ăn khỏi bị ướt sũng.[18]

    • Nếu muốn cho thỏ ăn chế độ ăn cân bằng hơn, bạn nên dùng hai đĩa ăn khác nhau – một để đựng thức ăn viên, và một để đựng rau quả.
    • Bạn không cần đĩa đựng thức ăn nếu cho thỏ ăn bằng cách rải thức ăn trong chuồng. Bạn chỉ cần rắc một nắm thức ăn viên hoặc rau xung quanh chuồng mỗi ngày một lần. Việc lục lọi tìm kiếm thức ăn sẽ giúp thỏ rèn luyện bản năng tự nhiên và có việc để làm.[19]
    12.jpg


    3. Cho thỏ ăn thức ăn khô cân bằng dinh dưỡng trong đĩa. Thức ăn viên thường được ưa chuộng nhất, nhưng hỗn hợp thức ăn khô cũng là lựa chọn tốt. Thức ăn khô thường có hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy bạn chỉ nên cho thỏ ăn mỗi ngày một nắm nhỏ. Thỏ có thể ăn cỏ tươi hay cỏ khô bao nhiêu tùy thích khi chúng đói.[20]

    • Bạn cũng có thể bỏ vào đĩa ăn của thỏ vài mẩu cà rốt, cần tây hoặc rau lá xanh mỗi ngày hai lần để thỏ ăn ngon miệng hơn và bổ sung thêm các thức ăn đa dạng.[21]
    • Để chế độ ăn của thỏ phong phú hơn, mỗi ngày bạn nên cho thỏ một rổ cỏ khô. Thức ăn tốt nhất của thỏ hoang dã là cỏ tươi, vì vậy cỏ khô có thể là lựa chọn gần giống để bạn cung cấp cho thỏ cảnh nuôi trong nhà.

    13.jpg

    4. Cho thỏ nhiều đồ chơi. Thỏ có thể gặm hết món đồ chơi nhựa mềm trong nháy mắt, vì vậy đồ chơi càng dai thì càng tốt. Nhiều tiệm thú cưng có bán các khối gỗ rất thích hợp để cho thỏ gặm nhấm. Dây thừng, bìa các tông và các vụn vải hoặc nhựa PVC bền chắc cũng là những đồ chơi thích hợp cho những chú thỏ hiếu động.[22]

    • Trò gặm nhấm không chỉ khiến thỏ thích thú mà còn tốt cho chúng. Răng mọc quá dài sẽ khiến thỏ khó chịu khi ăn.
    • Tránh cho thỏ các món đồ chơi bằng gỗ mềm có thể bị vỡ gây nguy cơ hóc.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 4: Bảo dưỡng chuồng thỏ

    14.jpg

    1. Thay vật liệu lót nền khi lớp nền mỏng hơn 5-7,5 cm. Lớp rơm hoặc cỏ khô sẽ bắt đầu mỏng đi sau vài ngày bị thỏ nhấm nháp. Khi đó, bạn chỉ cần cho thêm một hoặc hai nắm cỏ khô nữa vào những chỗ khuyết. Các vật liệu tái chế thì không cần phải bổ sung thường xuyên, nhưng bạn nên thay mới mỗi khi chúng bị ướt hoặc bắt đầu bốc mùi.
    Bạn đừng quên rằng thỏ cần phải có đủ lớp lót nền thoải mái trong chuồng vào bất cứ lúc nào.

    15.jpg

    2. Rửa đĩa ăn và bình nước định kỳ. Khoảng mỗi tháng một lần, bạn hãy đem đĩa ăn và bình nước của thỏ ra cọ rửa bằng nước ấm và xà phòng nhẹ dịu. Nhớ rửa lại thật sạch sau khi cọ rửa xong, vì xà phòng còn sót lại có thể gây hại cho thỏ.[23]

    • Nếu đĩa ăn và bình nước của thỏ bằng gốm, bạn có thể bỏ vào máy rửa bát để đỡ tốn thời gian và công sức.
    • Có thể bạn cần rửa thường xuyên hơn nếu thấy đĩa đựng thức ăn và bình nước của thỏ bẩn hoặc dính nước tiểu và phân thỏ.

    16.jpg

    3. Dọn khay vệ sinh của thỏ hàng ngày. Tập thói quen dọn cát vệ sinh của thỏ hàng ngày để giữ môi trường sạch sẽ. Khi đã có khay vệ sinh sạch, thỏ thường sẽ không đi vệ sinh ở những khu vực khác trong chuồng.[24]

    • Luôn đeo găng tay cao su và dùng túi ni lông kín để dọn phân thỏ.
    • Bạn có thể khử mùi còn sót lại và diệt khuẩn bằng một chút giấm trắng hoặc thuốc tẩy pha loãng.

    17.jpg

    4. Khử trùng toàn bộ chuồng thỏ mỗi tuần một lần. Sau khi chuyển thỏ sang một khu vực an toàn khác được quây lại trong nhà, bạn hãy đem chuồng thỏ ra ngoài và xịt lên chuồng hỗn hợp gồm 1 phần thuốc tẩy pha với 10 phần nước. Để dung dịch thuốc tẩy ngấm khoảng 15-20 phút, sau đó rửa kỹ chuồng thỏ cả trong lẫn ngoài bằng vòi nước tưới vườn. Phơi chuồng thỏ cho khô hẳn, sau đó lót một lớp vật liệu nền mới.[25]

    • Thỉnh thoảng khử trùng chuồng thỏ để khử mùi và tiêu diệt vi trùng có thể gây bệnh cho thỏ.
    • Đảm bảo thuốc tẩy (và hơi thuốc tẩy) được loại bỏ hoàn toàn trước khi cho thỏ vào chuồng.

    18.jpg

    5. Để mắt trông chừng khi thỏ ở trong chuồng. Khoảng 1 tiếng một lần, bạn nên liếc vào chuồng để chắc chắn là thỏ được thoải mái, vui vẻ và an toàn. Nếu không được trông chừng, chú thỏ của bạn có thể tự làm mình bị thương hoặc hết thức ăn hay nước uống mà bạn không biết.

    • Thỏ là loại vật có tính xã hội và không phát triển tốt nếu bị nhốt liên tục. Bạn đừng quên cho thỏ ra khỏi chuồng mỗi ngày vài tiếng để chơi đùa, khám phá và âu yếm nhau.

    Lời khuyên
    • Bạn có thể dễ dàng biến một chiếc cũi chó thành nơi ở tiện nghi cho một chú thỏ ngoại cỡ và hiếu động.
    • Nếu nuôi nhiều thỏ, bạn chỉ nên giới hạn cho tối đa hai con ở chung một chuồng. Nếu không, có thể thỏ sẽ không có đủ nước, thức ăn hoặc không gian để được khỏe mạnh và hạnh phúc.
    • Thỏ là thú cưng tuyệt vời nhất cho những nhà không nuôi mèo, chó hoặc các loài vật khác có kích thước to lớn và có tính chiếm hữu lãnh thổ vốn có thể làm hại thỏ.
    Cảnh báo
    • Đừng bao giờ dùng lưới thép mỏng để nhốt thỏ cảnh. Răng thỏ khỏe hơn nhiều so với những sợi thép mỏng manh, và thỏ có thể bị thương nếu chúng gặm đứt lưới thép.
    Những thứ bạn cần

    • Chuồng thỏ
    • Cỏ khô hoặc vật liệu lót nền bằng giấy hoặc gỗ tái chế
    • Bình nước
    • Đĩa thức ăn
    • Khay vệ sinh
    • Cát vệ sinh an toàn cho thỏ
    • Đồ chơi
    • Nước
    • Xà phòng lỏng nhẹ dịu
    • Thuốc tẩy chlorine
    • Bình xịt