Cách để Gỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng khóa trượt trên thẻ nhớ, Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng máy tính Windows, Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng máy tính Mac

    Đây là bài viết hướng dẫn cách để gỡ trạng thái "Read Only" (Chỉ đọc) trên thẻ nhớ SD để bạn có thể lưu tập tin vào đó. Trên thực tế, tất cả thẻ nhớ SD đều có một chiếc khóa trượt để bật (hoặc tắt) chế độ “write protection” (chống ghi đè). Nếu thẻ nhớ SD của bạn bị khóa do thiết lập chống ghi đè trên máy tính, bạn có thể dùng máy tính Windows hoặc Mac để gỡ bỏ.

    Phương pháp 1: Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng khóa trượt trên thẻ nhớ

    1.jpg

    1. Đặt thẻ nhớ SD ở đúng vị trí. Bạn sẽ đặt thẻ nhớ SD trên mặt phẳng với phần nhãn hướng lên. Thao tác này giúp bạn tìm thấy khóa trượt của thẻ.

    • Nếu dùng thẻ nhớ SD kích thước nhỏ (micro hoặc mini), bạn sẽ gắn thẻ vào thẻ chuyển đổi thẻ nhớ SD và đặt thẻ chuyển đổi trên mặt phẳng với phần nhãn hướng lên.

    2.jpg

    2. Tìm vị trí của khóa trượt. Khóa trượt thường ở phía trên bên trái thẻ nhớ SD.
    • Khóa trượt là một thanh nhỏ màu trắng hoặc xám lộ ra ở bên trái thẻ nhớ SD.
    3.jpg

    3. Mở khóa thẻ nhớ SD. Đẩy khóa trượt về hướng các bo mạch tiếp xúc ở mặt sau của thẻ nhớ SD. Thao tác này tắt chế độ chống ghi đè và cho phép bạn lưu tập tin cùng dữ liệu vào thẻ.[1]
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng máy tính Windows

    4.jpg

    1. Đảm bảo bạn đang sử dụng tài khoản của quản trị viên. Bạn sẽ cần truy cập máy tính bằng tài khoản của quản trị viên để mở công cụ Disk Partition (Phân vùng ổ đĩa) cần thiết để gỡ chế độ chống ghi đè của thẻ nhớ SD.

    5.jpg

    2. Gắn thẻ nhớ SD vào máy tính. Nếu máy tính có khe đọc thẻ nhớ SD, bạn sẽ gắn đầu có các bo mạch tiếp xúc của thẻ hướng vào trong và phần nhãn hướng lên trên.

    • Nếu máy tính không có khe gắn thẻ nhớ SD, bạn sẽ cần dùng đầu USB đọc thẻ nhớ SD.

    6.jpg

    3. Mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png. Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    7.jpg

    4. Mở Command Prompt. Gõ command prompt, rồi nhấp vào Tiêu đề ảnh Windowscmd1.png Command Prompt ở phía trên trình đơn Start.

    8.jpg

    5. Nhập lệnh Disk Partition. Gõ diskpart vào Command Prompt, rồi ấn ↵ Enter.

    9.jpg

    6. Nhấp vào Yes khi được hỏi. Thao tác này sẽ xác nhận quyết định của bạn và mở cửa sổ Disk Partition trông giống như một cửa sổ Command Prompt khác.

    10.jpg

    7. Mở danh sách các ổ đĩa của máy tính. Gõ list disk và ấn ↵ Enter.

    11.jpg

    8. Xác định số của thẻ nhớ SD. Bạn có thể tìm thẻ nhớ SD của mình bằng cách tìm số dung lượng megabyte hoặc gigabyte phù hợp với bộ nhớ của thẻ trong cột "Size" (Dung lượng); số bên phải chữ "Disk" (Ổ đĩa) hiển thị trong cột ngoài cùng bên trái là số của thẻ nhớ SD mà bạn đang dùng.

    • Ví dụ, nếu bạn thấy dung lượng bộ nhớ của Disk 3 giống với bộ nhớ còn lại của thẻ nhớ SD đang dùng, số "3" là số của thẻ.
    • Ổ đĩa trên cùng (Disk 0) luôn là ổ cứng mặc định của máy tính.

    12.jpg

    9. Chọn thẻ nhớ SD. Gõ select disk number với "number" được thay bằng số của thẻ nhớ SD, rồi ấn ↵ Enter. Đây là thao tác yêu cầu công cụ Disk Partition thực thi lệnh tiếp theo cho thẻ của bạn.

    • Ví dụ, nếu thẻ nhớ SD của bạn là "Disk 3" trong danh sách ổ đĩa của máy tính, bạn sẽ gõ select disk 3 tại bước này.

    13.jpg

    10. Xóa thuộc tính "read only" (chỉ đọc). Gõ attributes disk clear readonly và ấn ↵ Enter. Bạn sẽ thấy dòng chữ "Disk attributes cleared successfully" (Thuộc tính đĩa đã được xóa thành công) hiển thị trong cửa sổ bên dưới con trỏ chuột, cho biết thẻ nhớ SD của bạn đã được gỡ bỏ chế độ chống ghi đè.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Gỡ bỏ chế độ chống ghi đè bằng máy tính Mac

    14.jpg

    1. Gắn thẻ nhớ SD vào máy tính Mac. Trước tiên, bạn sẽ gắn đầu đọc thẻ nhớ SD vào một trong cách cổng USB hoặc USB-C của máy Mac, rồi gắn thẻ vào đầu đọc.

    • Nếu bạn dùng dòng máy Mac cũ, máy tính có thể có khe gắn thẻ nhớ SD ở thành bên phải của thân máy. Nếu vậy, bạn sẽ gắn đầu có các bo mạch tiếp xúc của thẻ hướng vào trong và phần nhãn hướng lên trên.

    15.jpg

    2. Tìm tập tin chỉ đọc. Trong một số trường hợp, việc lưu một tập tin chỉ đọc có thể khiến cả thẻ nhớ SD bị khóa đến khi tập tin được chuyển sang chế độ "Read and Write" (Đọc và ghi). Bạn có thể kiểm tra trạng thái của tập tin bằng cách nhấp vào tập tin, chọn File, nhấp vào Get Info (Xem thông tin) và xem tiêu đề "Sharing & Permissions" (Chia sẻ và quyền hạn).

    • Nếu đó là tập tin chỉ đọc, bạn sẽ chuyển tập tin sang trạng thái "Đọc và Ghi" để xem có thể gỡ bỏ chế độ chống ghi đè đã được thiết lập trên thẻ hay không.

    16.jpg

    3. Mở Spotlight Tiêu đề ảnh Macspotlight.png bằng cách nhấp vào biểu tượng kính lúp ở phía trên góc phải màn hình. Bạn sẽ thấy thanh tìm kiếm hiển thị ở giữa màn hình.

    17.jpg

    4. Mở Disk Utility (Tiện ích ổ đĩa). Gõ disk utility vào thanh tìm kiếm, rồi nhấp đúp vào Disk Utility trong kết quả tìm kiếm.

    18.jpg

    5. Chọn thẻ nhớ SD của bạn bằng cách nhấp vào tên thẻ ở phía trên góc trái cửa sổ Disk Utility.

    19.jpg

    6. Nhấp vào thẻ First Aid (Hỗ trợ) ở gần phía trên cửa sổ Disk Utility. Thao tác này sẽ yêu cầu First Aid chạy trên thẻ nhớ SD của bạn.

    • Bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình khi First Aid đang hoạt động.

    20.jpg

    7. Cho phép First Aid quét thẻ nhớ SD. Nếu thẻ bị khóa do lỗi, First Aid cũng sẽ khắc phục lỗi này.

    Lời khuyên

    • Sau khi gỡ bỏ chế độ chống ghi đè của thẻ nhớ SD, bạn có thể định dạng thẻ nhớ SD để xóa toàn bộ tập tin và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
    Cảnh báo
    • Trong một số trường hợp, khóa trượt của thẻ nhớ SD có thể bị lỏng và trượt sang vị trí khóa khi bạn gắn thẻ vào máy tính hoặc thiết bị nào đó. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn cần dán cố định khóa trượt hoặc thay thẻ nhớ SD mới.