Cách để Huấn luyện chó bảo vệ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Chuẩn bị huấn luyện chó của bạn thành chó bảo vệ, Huấn luyện chó sủa báo động, Dạy chó hiệu lệnh im lặng

    Chó bảo vệ (hay chó giữ nhà) được huấn luyện để bảo vệ tài sản và gia đình chủ. Trái với điều mà bạn có thể đang nghĩ, hầu hết chó giữ nhà không được dạy tấn công.[1] Thay vì thế, chúng được dạy các kỹ năng không đối đầu, chẳng hạn như canh gác và sủa để báo động cho chủ khi có người lạ hoặc có mối nguy hiểm đối với tài sản của chủ. Việc huấn luyện chó bảo vệ khá tốn thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng kết quả đạt được sẽ là một chú chó không chỉ biết bảo vệ bạn khỏi mối đe dọa mà còn bình tĩnh và ngoan ngoãn trong các tình huống không nguy hiểm.

    Phương pháp 1: Chuẩn bị huấn luyện chó của bạn thành chó bảo vệ

    1.jpg

    1. Nhận biết sự khác biệt giữa chó bảo vệ và chó tấn công. Chó bảo vệ được huấn luyện để báo động cho chủ nhà khi có sự xuất hiện của người lạ hay kẻ xâm nhập bằng cách sủa hoặc gầm gừ. Thông thường, chó bảo vệ không được dạy tấn công theo hiệu lệnh hoặc có hành động hung hăng trước người lạ, vì vậy chó bảo vệ thường không thể trở thành chó tấn công tốt.[2]

    • Chó tấn công thường được cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật sử dụng. Chúng được huấn luyện tấn công theo mệnh lệnh và phản ứng mạnh mẽ trước sự đe dọa hoặc kẻ xâm nhập.[3]
    • Hầu hết chó tấn công được huấn luyện kỹ lưỡng và sẽ không phản ứng hung hãn trừ khi chúng được lệnh của chủ. Tuy nhiên, nếu không được dạy cẩn thận, chúng có thể tấn công bất thình lình và rất nguy hiểm cho con người và các loài vật khác.[4]
    • Thông thường thì các chủ nuôi chó bình thường không cần chó tấn công.

    2.jpg

    2. Xác định xem liệu chó của bạn có thuộc giống chó bảo vệ không. Hầu hết các giống chó đều có thể huấn luyện thành chó bảo vệ, tuy nhiên một số giống chó đặc biệt có khả năng giữ nhà tốt. Chẳng hạn các giống chó nhỏ như Chow Chow, pug (chó mặt xệ), và Sa Bì, nổi tiếng là giống chó bảo vệ tốt.[5] Các giống chó to hơn như Doberman Pinscher, chó bẹc-giê Đức và Akita cũng có thể là những chú chó bảo vệ xuất sắc.[6]

    • Một số giống chó như chó bẹc giê Đức và Doberman Pinscher có thể được huấn luyện để trở thành chó bảo vệ cũng như chó tấn công.[7]
    • Nếu chú chó của bạn là chó thuần chủng không thuộc giống chó bảo vệ hoặc chó lai, bạn vẫn có thể huấn luyện nó trở thành chó bảo vệ tốt. Nếu chú chó của bạn có các đặc tính hành vi của chó bảo vệ, đồng thời được huấn luyện đúng cách và giao tiếp tốt, bạn có thể dạy nó thành chó bảo vệ cho mình.

    3.jpg

    3. Tìm hiểu về các đặc tính của một chú chó bảo vệ lý tưởng. Trái với những gì người ta thường nghĩ, một chú chó bảo vệ tốt không phản ứng vì sợ hãi hoặc do bản tính hung hăng. Nói chung, chó bảo vệ tốt phải có tính chiếm hữu lãnh thổ, sẵn sàng bảo vệ chủ và tài sản nhưng vẫn biết tuân lệnh chủ.[8]

    • Chó bảo vệ tốt phải tin vào bản thân và hoàn cảnh xung quanh. Một chú chó tự tin sẽ tò mò khi gặp những người mới và môi trường mới, đồng thời không nhút nhát sợ sệt trước người lạ.[9] Tuy đặc tính này có thể do gien di truyền, nhưng sự tiếp xúc đúng cách cũng giúp gia tăng sự tự tin cho chú chó của bạn.
    • Chó bảo vệ tốt còn có tính quyết đoán. Quyết đoán ở đây không nhất thiết phải là hung hăng hay hùng hổ quá mức; mà là chú chó của bạn có thể không e dè tiến vào vị trí cho phép nó có được thứ nó muốn. Điều này cũng có nghĩa là chú chó phải tự tin trước môi trường mới hoặc người lạ thay vì lảng ra xa.[10]
    • Tính hòa đồng cũng là một đặc điểm quan trọng khác của chó bảo vệ. Một chú chó có khả năng giao tiếp tốt sẽ có thể nhận ra và cảnh giác khi có sự xuất hiện của người lạ trước mặt chủ, nhưng sẽ không tấn công hoặc quá hung hăng đối với họ.[11]
    • Một chú chó bảo vệ tốt cũng phải dễ huấn luyện.[12] Giống chó Chow chow có thể làm chó bảo vệ tốt vì chúng có bản tính đa nghi tự nhiên trước người lạ, nhưng lại có xu hướng quá độc lập và không dễ dạy.[13]
    • Những chú chó trung thành có thể trở thành chó bảo vệ rất tốt. Càng trung thành với bạn, chú chó sẽ càng hăng hái bảo vệ bạn. Chó bẹc-giê Đức nổi tiếng là giống chó trung thành.[14]

    4.jpg

    4. Giao tiếp với chó ngay khi nó còn nhỏ. Sự giao tiếp đúng mức là điều thiết yếu trong việc huấn luyện chó bảo vệ. Nếu giao tiếp tốt, chú chó của bạn sẽ thoải mái trong môi trường bình thường của nó. Chú chó cũng sẽ ít sợ sệt và thư giãn hơn – một đặc tính quan trọng của chó bảo vệ – nhưng vẫn duy trì mức độ cảnh giác vừa phải với những tình huống không quen thuộc và mối nguy tiềm tàng.[15] Thời điểm tốt nhất để dạy chó giao tiếp là khi chó con được 3-12 tuần tuổi.[16]

    • Ngoài 12 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu cảnh giác hơn trong các tình huống mới, do đó sẽ khó giao tiếp hơn.[17]
    • Trong thời gian giao tiếp, bạn cần tập cho chó con thoải mái khi gặp người lạ và biết tương tác trong các hoàn cảnh mới. Đây có thể là một nhiệm vụ không nhỏ đối với cún con của bạn, do đó việc tập luyện sẽ dễ hơn nếu bạn chia thành từng phần nhỏ và cho chó tiếp xúc dần dần với các tình huống ở mức độ mà nó thấy thoải mái.[18]
    • Thưởng cho chú cún của bạn bằng nhiều cách củng cố tích cực (nựng nịu, thưởng đồ ăn, cho thêm giờ chơi) mỗi lần nó thực hiện tốt.[19]
    • Các lớp học dành cho chó con là một nơi tuyệt vời để tập cho chó giao tiếp. Nhớ rằng chó con cần được cập nhật tiêm phòng vắc-xin và tẩy giun sán để khỏe mạnh và tránh lây nhiễm bệnh trong thời gian tham gia chương trình huấn luyện.[20]
    • Nếu chó của bạn đã trưởng thành và đã được huấn luyện cũng như giao tiếp đúng cách thì nghĩa là nó có tiềm năng trở thành chó bảo vệ tốt.

    5.jpg

    5. Đảm bảo rằng chó của bạn biết tuân theo các mệnh lệnh cơ bản. Trước khi bắt đầu được huấn luyện thành chó bảo vệ, chú chó của bạn phải có khả năng nghe theo các lệnh cơ bản như “yên”, “ngồi” và “nằm xuống”. Kỹ năng tuân theo các lệnh cơ bản sẽ giúp chú chó bắt đầu học các kỹ năng phòng vệ như sủa báo động và canh gác.

    • Bạn có thể tự dạy cho chó các lệnh này hoặc đăng ký cho chó học khóa huấn luyện tuân theo mệnh lệnh.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Huấn luyện chó sủa báo động

    6.jpg

    1. Chọn một từ làm hiệu lệnh. Để dạy chó báo động khi có người lạ đến nhà, đầu tiên bạn nên tìm một từ để làm hiệu lệnh. Bạn có thể dùng từ “sủa”, nhưng một số người thích dùng từ khác (chẳng hạn như “nói”) để không lộ rõ trước những người xung quanh.[21][22]

    • Khi chọn từ “sủa” làm hiệu lệnh, bạn hãy nói với giọng điệu hăng hái như nhau mỗi khi ra lệnh.
    • Sử dụng cùng một hiệu lệnh mỗi lần ra lệnh cho chó sủa.

    7.jpg

    2. Thực hành với các hiệu lệnh. Sủa là bản năng tự nhiên của chó, và bạn không cần phải ra lệnh sủa khi có tiếng người khác tới gần hoặc có tiếng động đột ngột. Điều then chốt ở đây là dạy chó sủa theo hiệu lệnh. Để bắt đầu, bạn hãy buộc chó vào chân bàn bếp hoặc vào hàng rào trong sân. Giơ phần thưởng thưởng ra cho chó thấy, đồng thời lùi lại và sau đó ra khỏi tầm nhìn của nó.[23]

    • Ngay khi chú chó phát ra âm thanh như kêu rít hoặc sủa, bạn hãy chạy lại gần nó và khen “sủa tốt lắm” hoặc “giỏi” [hiệu lệnh].” Ngay lập tức thưởng cho chó. Sau nhiều lần lặp lại, chú chó của bạn sẽ bắt đầu liên hệ lời khen của bạn với phần thưởng.
    • Khi chó đã quen với hiệu lệnh sủa ở một khu vực, bạn hãy dẫn nó ra những nơi khác trong sân và trong nhà. Bạn nên thử phản ứng của chó với hiệu lệnh trước khi dẫn nó đi dạo hoặc đi chơi ở nơi công cộng.

    8.jpg

    3. Kiên quyết và rõ ràng khi ra lệnh. Sự nhất quán và thực hành là điều then chốt để củng cố hiệu lệnh này. Nếu muốn thử phản ứng của chó trong khi dắt chó đi dạo, bạn hãy dừng lại và nhìn thẳng vào mắt nó. Sau đó nói lệnh “sủa” với giọng hăng hái. Nếu chú chó trông có vẻ bối rối hoặc ngập ngừng trước hiệu lệnh, bạn hãy đưa phần thưởng ra và lặp lại mệnh lệnh.[24]

    • Lý tưởng nhất là chó phải sủa mỗi khi bạn ra lệnh.[25] Tuy nhiên, có thể nó sẽ tiếp tục sủa một khi bạn đã ra lệnh. Đừng cho chó phần thưởng nếu nó tiếp tục sủa không ngừng. Hãy chờ cho nó im lặng và ra lệnh lần nữa.

    9.jpg

    4. Tạo một kịch bản giả tưởng. Để thử thách mức độ hiểu mệnh lệnh “sủa” của chú chó, bạn hãy để chó trong nhà và bước ra khỏi cửa. Khi đã ra ngoài, bạn hãy bấm chuông cửa và nói lệnh “sủa”. Thưởng cho chó khi nó sủa theo hiệu lệnh của bạn. Tiếp đó, gõ cửa và ra lệnh “sủa”. Cho chó phần thưởng nếu nó phản ứng đúng với hiệu lệnh.[26]

    • Nếu có thể, bạn hãy diễn kịch bản này vào buổi tối khi bên ngoài không còn ánh sáng. Bạn sẽ muốn chú chó báo động khi có người đến trước cửa nhà bạn vào ban đêm, vậy nên điều quan trọng là chó phải hiểu rằng nó cần phản ứng với hiệu lệnh “sủa” cả vào ban ngày lẫn ban đêm.[27]
    • Thực hành hiệu lệnh “sủa” từng đợt ngắn. Sau ba đến bốn lần lặp lại, bạn hãy cho chó nghỉ và làm việc khác trong khoảng 45 phút. Sau giờ nghỉ, bạn có thể thực hành lệnh “sủa” thêm nhiều lần nữa. Mục đích ở đây là tránh tập quá độ để chú chó khỏi chán hoặc cáu kỉnh trong khi tập luyện.[28]

    10.jpg

    5. Nhờ một người thân thử kỹ năng sủa theo hiệu lệnh của chó. Khi chú chó của bạn có vẻ như đã quen với hiệu lệnh “sủa”, bạn hãy tập trung vào việc dạy chó sủa người khác. Nhờ một người nhà bước ra ngoài và gõ cửa hoặc bấm chuông, cùng lúc đó bạn ở trong nhà và ra hiệu lệnh cho chó sủa. Thưởng cho chó mỗi lần nó sủa.[29] Điều này sẽ củng cố bản năng bảo vệ của chó bằng cách sủa một người (hoặc một thứ gì đó) không quen thuộc.
    Tiếp tục thực hành lệnh “sủa” với sự trợ giúp của người nhà, thưởng cho chó mỗi lần nó sủa khi nghe tiếng chuông hoặc tiếng gõ cửa. Cuối cùng chú chó của bạn sẽ bắt đầu liên hệ tiếng chuông hoặc tiếng gõ cửa với hành động sủa mỗi khi nghe thấy những âm thanh đó.

    • Dần dần, bạn sẽ muốn huấn luyện cho chó sủa khi nghe tiếng chuông hoặc tiếng gõ cửa thay vì sủa theo hiệu lệnh của bạn.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Dạy chó hiệu lệnh “im lặng”

    11.jpg

    1. Ra lệnh cho chó sủa. Chú chó của bạn đã học được kỹ năng sủa khi có dấu hiệu, và giờ là lúc bạn cần dạy chó ngừng sủa. Thực ra, việc dạy chó hiệu lệnh “sủa” là bước đầu tiên để dạy hiệu lệnh “im lặng”.[30] Khả năng sủa và ngừng sủa sẽ giúp chú chó của bạn trở thành chó bảo vệ tốt.
    Như mọi khi, bạn hãy thưởng cho chó khi nó phản ứng đúng với hiệu lệnh “sủa” của bạn.

    12.jpg

    2. Ra lệnh cho chó ngừng sủa. Bấm chuông cửa. Khi chó sủa khi nghe tiếng chuông, bạn hãy giơ món phần thưởng khoái khẩu trước mũi nó. Ngay khi chó ngừng sủa để hít hít phần thưởng, nói “cảm ơn” hoặc “hush.” Thưởng cho chó ngay sau khi ra lệnh bằng lời nói.[31]
    Không quát mắng hoặc lớn tiếng khi ra lệnh. Giọng nói to có thể khiến chú chó càng cảnh giác và càng sủa nhiều hơn.[32]
    Không dùng từ “câm ngay” hoặc “không” để ra lệnh cho chó im lặng, vì những từ này có ý nghĩa tiêu cực.

    13.jpg

    3. Thực hành luân phiên giữa hiệu lệnh “sủa” và “im lặng”. Việc cho chó tập luyện xen kẽ giữa hai hiệu lệnh sẽ giúp bạn kiểm soát hành vi sủa của chó tốt hơn, và điều này rất quan trọng trong việc huấn luyện chú chó của bạn thành chó bảo vệ tốt. Bạn có thể bày trò vui bằng cách thay đổi số lần ra lệnh “sủa” trước khi ra lệnh “im lặng”. Có lẽ chú chó sẽ xem đây là trò chơi, và như vậy các buổi tập luyện sẽ trở nên hứng thú hơn nhiều cho cả hai bên.[33]

    14.jpg

    4. Khuyến khích chó sủa mỗi khi có người lạ đến. Khuyến khích chó sủa mỗi lần chuông cửa reo, ngay cả khi bạn đã biết ai ở ngoài cửa. Có thể chú chó không biết ai ở bên kia cánh cửa, vì vậy bạn cần khuyến khích bản năng bảo vệ của nó và báo động cho bạn biết khi có hiện tượng không quen thuộc. Khi tiến lại gần cửa, bạn hãy ra lệnh “im lặng” và thưởng ngay cho chó khi nó ngừng sủa.[34]
    Không khuyến khích chó sủa khi bạn gặp một người lạ thân thiện hoặc bình thường khi dẫn chó ra ngoài đi dạo.[35]

    15.jpg

    5. Thực hành lại nhiều lần lệnh “im lặng”. Cũng như mọi hoạt động huấn luyện khác, sự lặp đi lặp lại là điều cần thiết để dạy chó phản ứng đúng mỗi khi bạn ra lệnh. Thực hành lệnh này trong từng đợt ngắn và thưởng cho chó mỗi lần nó thực hiện đúng.

    Lời khuyên
    • Nếu muốn biến chó bảo vệ thành chó tấn công, bạn hãy cho chó học khóa huấn luyện chuyên nghiệp. Tốt nhất là bạn nên để các chuyên gia dạy chó kỹ thuật tấn công; hẳn là bạn không muốn huấn luyện sai và kết quả là chú chó của bạn trở nên hung hãn quá mức.[36] Bạn có thể tìm huấn luyện viên dạy chó chuyên nghiệp trên mạng, hoặc nhờ bác sĩ thú y giới thiệu.
    • Gắn bảng "coi chừng chó dữ" trong sân nhà để ngăn người lạ hoặc kẻ xâm nhập. Đảm bảo bảng cảnh báo phải đủ to để người qua đường có thể nhìn thấy rõ.
    • Một cách huấn luyện hay để tăng sự dẻo dai và khả năng giao tiếp của chó là nhét thức ăn của chó vào những quả trứng nhựa để cho chó của bạn và những con chó khác chạy đi tìm và lấy thức ăn bên trong.