Cách để Kết nối hai bộ định tuyến

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Kết nối 2 Bộ định tuyến thông qua Mạng dây, Kết nối 2 Bộ định tuyến Không dây

    Trong bài viết này wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối 2 bộ định tuyến với nhau. Kết nối bộ định tuyến là bạn có thể kết nối nhiều thiết bị và máy tính thông qua mạng không dây hay mạng dây, đồng thời mở rộng vùng phủ sóng mạng không dây.

    Phương pháp 1: Kết nối 2 Bộ định tuyến thông qua Mạng dây

    1.jpg

    1. Quyết định xem bộ định tuyến nào là thiết bị chính. Đây là bộ định tuyến kết nối với modem. Thông thường, bạn nên dùng bộ định tuyến mới nhất và đầy đủ chức năng để làm thiết bị gốc. Nếu có 2 bộ định tuyến giống nhau thì chọn cái nào cũng được.

    2.jpg

    2. Quyết định bộ định tuyến nào là thiết bị phụ. Đây là bộ định tuyến mở rộng mạng ban đầu. Thường thì bộ định tuyến này cũ hơn, nó sẽ kiểm soát mạng phụ nếu bạn tạo mạng LAN-tới-WAN (xem bên dưới).

    3.jpg

    3. Đặt 2 bộ định tuyến gần máy tính. Trong quá trình câu shình, bạn nên đặt bộ định tuyến gần máy tính để kết nối chúng dễ dàng. Sau khi xong việc thì đặt về vị trí cố định.

    4.jpg

    4. Quyết định lựa chọn giữa kết nối LAN-tới-LAN và LAN-tới-WAN. Kết nối LAN-tới-LAN (Kết nối mạng nội bộ) mở rộng phạm vị kết nối, cho phép nhiều thiết bị kết nối hơn. Các thiết bị có thể chia sẻ tập tin hoặc tài nguyên với các thiết bị khác trong cùng mạng. Mạng LAN-tới-WAN (Kết nối mạng mở rộng) sẽ tạo mạng phụ (LAN) bên trong mạng chính (WAN) cho phép bạn đặt giới hạn với một số thiết bị kết nối vào mạng phụ. Nhược điểm là chúng không thể chia sẻ tập tin và tài nguyên với mạng chính.

    • Thiết lập mạng LAN-tới-WAN cho phép bạn điều chỉnh DNS riêng trên mạng phụ. Tin tặc khó có thể xâm nhập các thiết bị kết nối mạng phụ. Điều này rất phù hợp với bố mẹ muốn giám sát và kiểm soát việc truy cập internet của con em.

    5.jpg

    5. Kết nối bộ định tuyến chính với modem, sau đó kết nối máy tính với bộ định tuyến bằng cáp mạng. Cấu hình như khi bạn thiết lập mạng. Vì bộ định tuyến cũng kết nối với internet nên bạn có thể thiết lập như khi dùng một bộ định tuyến.

    • Ta có thể kết nối với đa số các bộ định tuyến bằng cách nhập địa chỉ 192.168.1.1, 192.168.2.1 hoặc 192.168.0.1
    • Ghi lại địa chỉ IP và subnet mask của bộ định tuyến. Địa chỉ IP là địa chỉ bạn sử dụng để truy cập trang cấu hình bộ định tuyến. Subnet mask thường là 255.255.255.0.
    • Nếu bạn tạo mạng LAN-tới-WAN, hãy đặt địa chỉ DHCP của bộ định tuyến từ 192.168.1.2 với 192.168.1.50. Nếu tạo mạng LAN-tới-LAN, bạn có thể giữ nguyên thiết lập mặc định của DHCP.
    • Ngắt kết nối máy tính với bộ định tuyến khi cấu hình xong.

    6.jpg

    6. Kết nối máy tính với mạng phụ. Mở trang cấu hình. Nếu bạn tạo mạng LAN-tới-LAN, hãy thay đổi địa chỉ IP sao cho trùng với bộ định tuyến đầu tiên, chữ số cuối cùng thì tăng lên (ví dụ 192.168.1.1 chuyển thành 192.168.1.2). Nếu tạo mạng LAN-tới-WAN, thay đổi địa chỉ IP trùng với bộ định tuyến đầu tiên, chữ số thứ 2 từ dưới lên tăng lên (ví dụ 192.168.1.1 chuyển thành 192.168.2.1). Đảm bảo subnet mask giống với bộ định tuyến chính.

    • Nếu tạo mạng LAN-tới-WAN, thay đổi địa chỉ IP mạng WAN ở bộ định tuyến phụ thành 192.168.1.51.

    7. Nếu bộ định tuyến có tùy chọn UPnP, hãy vô hiệu hóa tùy chọn này trên bộ định tuyến phụ.

    7.jpg

    8. Cấu hình dịch vụ DHCP trên bộ định tuyến phụ. Nếu bạn tạo mạng LAN-tới-LAN, bạn nên tắt dịch vụ DHCP trên bộ định tuyến phụ. Nếu tạo mạng LAN-tới-WAN, bạn nên đặt địa chỉ DHCP trên bộ định tuyến phụ từ 192.168.2.2 đến 192.168.2.50.[1]

    8.jpg

    9. Chọn kênh không dây. Nếu cả 2 bộ định tuyến đều là thiết bị không dây, bạn nên tự thiết lập kênh để tín hiệu của hai thiết bị không ảnh hưởng tới nhau. Đặt kênh cho bộ định tuyến chính từ 1-6, bộ định tuyến phụ từ 7-11.

    9.jpg

    10. Tìm vị trí cho bộ định tuyến. Sau khi cấu hình xong mọi thứ, bạn có thể đặt bộ định tuyến ở chỗ bạn muốn. Luôn ghi nhớ rằng bạn cần dùng cáp mạng để nối 2 bộ định tuyến. Bạn có thể đi dây mạng ẩn trong tường nếu đặt 2 bộ định tuyến ở 2 phòng khác nhau. Để thuận lợi bạn nên đặt bộ định tuyến chính gần modem.

    10.jpg

    11. Kết nối 2 bộ định tuyến. Cắm một đầu cáp mạng vào cổng LAN trên bộ định tuyến chính.

    • Nếu tạo mạng LAN-tới-LAN, cắm đầu còn lại vào cổng LAN của bộ định tuyến phụ.
    • Nếu tạo mạng LAN-tới-WAN, cắm đầu còn lại vào cổng WAN của bộ định tuyến phụ.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Kết nối 2 Bộ định tuyến Không dây

    11.jpg

    1. Xác định xem thiết bị của bạn có tương thích hay không. Để kết nối 2 bộ định tuyến không dùng dây, bộ định tuyến phụ phải có chế độ "kết nối" hoặc "lập lại". Đây không phải là chế độ phổ biến trên các bộ định tuyến được bán trên thị trường. Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ chế độ kết nối, bạn có thể kích hoạt DD-WRT, đây là phần mềm mã nguồn mở tùy chỉnh cho phép bật chế độ kết nối.[2]

    • Tài liệu đi kèm với bộ định tuyến sẽ giúp bạn xác định xem thiết bị của mình có chế độ kết nối hay không. Bạn có thể tra cứu tên thiết bị trên mạng.
    • Không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ DD-WRT. Hãy vào trang web DD-WRT để xem danh sách các thiết bị tương thích. .

    12.jpg

    2. Đặt 2 bộ định tuyến gần máy tính. Trong quá trình thiết lập, nếu đặt 2 bộ định tuyến và modem ở gần thì dễ thao tác hơn. Bạn có thể đặt chúng về vị trí cố định sau khi cấu hình xong.

    13.jpg

    3. Thiết lập bộ định tuyến chính. Cắm bộ định tuyến chính vào modem và kết nối với máy tính thông qua Ethernet. Bạn có thể cấu hình bộ định tuyến chính như mạng không dây thông thường. Nhớ địa chỉ IP, DHCP và subnet mask.

    • Bạn nên chọn bộ định tuyến chính là thiết bị có ăng-ten khỏe. Như vậy bạn có thể đặt bộ định tuyến phụ ở xa hơn.
    • Ngắt kết nối bộ định tuyến sau khi cấu hình mạng không dây xong.

    14.jpg

    4. Mở trang cấu hình của bộ định tuyến phụ. Kết nối bộ định tuyến phụ với máy tính bằng cáp Ethernet và mở trang cấu hình. Bạn không cần kết nối với modem. Tìm mục trang thiết lập "Internet" hoặc "Wireless" sau khi đăng nhập.

    15.jpg

    5. Kích hoạt chế độ kết nối. Chọn "Bridge Mode" (Chế độ Kết nối) hoặc "Repeater Mode" (Chế độ Lập lại) trong trình đơn "Network Mode" (Chế độ Mạng), "Wireless Mode" (Chế độ Mạng không dây) hoặc "Connection Type" (Kiểu Kết nối) trên trang Wireless. Nếu đang dùng DD-WRT, hãy chọn "Repeater Bridge" (Kết nối Lập lại).[3] Nếu không thấy trình đơn nào có những lựa chọn trên tức là thiết bị của bạn không hỗ trợ kết nối.

    16.jpg

    6. Xác định địa chỉ IP của bộ định tuyến phụ. Nhập địa chỉ IP cùng phạm vi với bộ định tuyến chính. Ví dụ, địa chỉ IP của bộ định tuyến chính là 192.168.1.1, nhập 192.168.1.50 hoặc gì đó tương tự vào DHCP.

    • Đảm bảo nhập subnet mask giống với bộ định tuyến chính.

    17.jpg

    7. Nhập SSID đặc biệt. Như vậy bạn sẽ biết được mình đang kết nối với bộ định tuyến nào trong mạng. Ví dụ, bạn đặt tên bộ định tuyến chính là "Phòng làm việc" còn bộ định tuyến phụ là "Phòng khách".

    • Đảm bảo cùng chuẩn bảo mật (WEP, WPA, WPA2) và cùng mật khẩu.

    18.jpg

    8. Tìm vị trí cho bộ định tuyến phụ. Sau khi cấu hình xong bộ định tuyến phụ, bạn có thể đặt nó ở bất cứ vị trí nào muốn phát tín hiệu. Để duy trì kết nối khỏe, bạn nên đặt ở vị trí có thể nhận được tối thiểu 50% tín hiệu từ bộ định tuyến chính.