Cách để Lắp đặt Card Đồ họa

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Chọn Card, Tháo Máy tính, Lắp đặt Card

    Bạn muốn nâng cấp hiệu suất chơi game? Một card đồ họa chuyên dụng có thể tăng đáng kể hiệu suất chơi game, đặc biệt là nếu trước đó bạn sử dụng card đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ. Lắp đặt card đồ họa nghĩa là bạn phải tháo máy tính ra, tuy nhiên quá trình này đơn giản hơn bạn tưởng. Đọc bài hướng dẫn sau đây để tìm hiểu cách thực hiện.

    Phần 1: Chọn Card

    1.jpg

    1. Kiểm tra nguồn điện. Card đồ họa là một trong những thiết bị tiêu tốn năng lượng nhất, vậy nên bạn cần chắc chắn rằng nó phù hợp với máy. Bạn có thể kiểm tra công suất công suất tiêu thụ điện trên bao bì thiết bị.[1]

    • Nếu điện yếu, phần cứng không thể hoạt động bình thường và không thể khởi động máy tính.
    • Có một vài công cụ tính toán lượng điện trên mạng, cho phép bạn nhập toàn bộ thiết bị và tính lượng điện tiêu thụ.[2]
    • Khi lựa chọn đơn vị cấp năng lượng, hãy tránh những nhãn hiệu không đáng tin. Cho dù chúng có thể cung cấp đủ năng lượng cho máy tính thì những thiết bị rẻ tiền thường dễ phát nổ hoặc làm hư hại thiết bị trong máy tính, bao gồm cả card đồ họa mới. Ngay cả khi lượng điện năng toàn bộ thiết bị máy tính tiêu thụ thấp hơn mức năng lượng tối đa và PSU có thể cung cấp thì vẫn không thể đảm bảo không xảy ra hư hại.

    2.jpg

    2. Cần chắc chắn sử dụng bo mạch chủ tương thích. Vấn đề này ít xảy ra hơn so với trước kia, tuy nhiên nếu bạn nâng cấp một máy tính cũ thì rất có khả năng gặp lỗi này. Các bo mạch chủ hiện đại có khe PCI-E để lắp card đồ họa đời mới. Bo mạch chủ đời cũ chỉ có khe AGP nên bạn phải tìm loại card hỗ trợ kết nối này.

    • Đọc tài liệu về bo mạch chủ nếu có điều gì khúc mắc.

    3.jpg

    3. Ước tính không gian trống. Nhiều card đồ họa đời mới có kích thước khá lớn nên thường gặp phải vấn đề không nhét vừa khe trống. Hãy tìm hiểu kích thước của card rồi ước tính vị trí sao cho phù hợp với cả chiều dài, rộng và cao của card.

    4.jpg

    4. Kiểm tra nhu cầu của bản thân. Có hàng trăm loại card đồ họa khác nhau trên thị trường, giá giao động từ 1 triệu đến 20 triệu VNĐ. Điều đầu tiên cần làm khi quyết định mua card đồ họa chính là xác định mục đích sử dụng. Tìm loại card tốt phù hợp về cả giá thành và hiệu năng.[3]

    • Nếu bạn không có yêu cầu chơi game cấu hình cao mà chỉ cần hiệu suất máy ổn định, bạn có thể mua card giá giao động từ 2-4 triệu VNĐ. Một số lựa chọn phổ biến là Radeon R9 270 hoặc Geforce 750 Ti.
    • Nếu muốn chơi game ở thiết lập tối đa, cần tìm mua card có giá từ 6-8 triệu VNĐ như GeForce GTX 970 hoặc Radeon R9 390.
    • Nếu bạn cần loại card tối ưu nhất, hãy tìm đến dòng cao cấp. Người dùng phổ thông thường không để ý sự khác nhau giữa các loại card, nhưng đối với người ép xung hoặc lắp ghép máy tính cao cấp thì họ muốn loại có hiệu năng cao nhất. Một trong những loại card phổ biến nhất ở tầm này chính là GeForce GTX 980.
    • Nếu cần loại card đồ họa tốt nhất, chọn GTX Titan X.
    • Nếu cần card đồ họa chất lượng doanh nhân, chọn Quadro K6000.
    • Nếu cần mã hóa video hay làm về thiết kế đồ họa, bạn cần card có nhiều VRAM, 3 hoặc 4 GB.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Tháo Máy tính

    5.png

    1. Gỡ cài đặt trình điều khiển cũ. Trước khi tháo bung máy tính bạn cần gỡ cài đặt trình điều khiển đồ họa cũ. Đây là chương trình cho phép phần cứng giao tiếp với hệ điều hành.

    • Trên Windows, bạn có thể gỡ cài đặt trình điều khiển thông qua Device Manager (Quản lý Thiết bị). Bạn có thể truy cập Device Manager bằng cách nhập device manager vào ô Tìm kiếm trong menu Start (Khởi động) hoặc màn hình Khởi động.
    • Mở rộng phần Display Adapters (Hiển thị Bộ chuyển đổi) trong cửa sổ Device Manager. Nhấp chuột phải vào hiển thị bộ chuyển đổi và chọn "Uninstall" (Gỡ cài đặt). Tuân theo yêu cầu để gỡ trình điều khiển khỏi hệ thống. Phần hiển thị sẽ giảm chất lượng và bị mờ đi.
    • Người dùng Mac OS X không cần gỡ trình điều khiển trước khi lắp đặt card mới.

    6.jpg

    2. Rút phích máy tính. Tắt nguồn sau khi gỡ trình điều khiển. Sau khi tắt máy, rút toàn bộ phích ở lưng máy và tháo cáp điện.

    7.jpg

    3. Tháo vỏ máy. Đặt nghiêng vỏ máy, phần lưng máy chứa cổng kết nối ở gần bàn. Các cổng này gắn liền với bo mạch chủ sẽ giúp bạn xác định xem có thể mở máy từ bên nào. Tháo vít bảo vệ ở mặt bên của máy tính.

    • Hầu hết các vỏ máy hiện đại đều sử dụng ốc đinh xoắn, tuy nhiên có thể bạn vẫn cần tuốc nơ vít để vặn ốc nếu nó xoáy quá chặt.
    • Bạn nên đặt máy lên bàn để dễ dàng thực hiện hơn. Tránh để máy lên thảm.
    • Nếu máy được sử dụng trước khi tắt nguồn, bạn nên chờ một chút trước khi tháo vỏ để các cổng kết nối kịp nguội.

    8.jpg

    4. Xác định khe cắm mở rộng. Card đồ họa hiện đại thường được kết nối thông qua khe PCIe nằm gần vi xử lý. Bạn sẽ thấy card đồ họa cũ được lắp ở đây, hoặc không thấy gì nếu máy sử dụng card tích hợp trên bo mạch chủ.[4]

    • Nếu gặp khó khăn trong việc xác định khe PCIe, hãy kiểm tra bo mạch chủ hoặc tài liệu về máy của bạn.

    9.jpg

    5. Tự nối đất. Bất cứ khi nào làm việc với bộ phận máy tính nhạy cảm, bạn cần phải tự nối đất bản thân. Đây là cách hạn chế hiện tượng phóng tĩnh điện làm hư hại các thiết bị điện tử của máy.

    • Nếu có thể hãy kết nối vòng đeo tay tĩnh điện với vỏ kim loại của máy tính.
    • Nếu không có vòng đeo tay, bạn có thể xả tĩnh điện bằng cách chạm vào bất cứ vật nào bằng kim loại như tay nắm cửa, vòi nước.
    • Bạn nên đi giày đế cao su khi làm việc với máy tính.

    10.jpg

    6. Gỡ bỏ card cũ (nếu cần). Nếu bạn sử dụng card đồ họa cũ, bạn cần tháo gỡ nó trước khi lắp cái mới. Tháo vít bảo vệ và gỡ tab ở dưới cùng thẻ, ở ngay sau khe cắm.

    • Khi tháo thẻ cũ, hãy kéo thẳng thẻ ra ngoài để tránh làm hư hại khe cắm.
    • Cần đảm bảo ngắt kết nối toàn bộ cổng hiển thị trước khi tháo card đồ họa và máy tính không được kết nối với nguồn điện.