Cách để Nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Xác định các bộ phận, Mua bo mạch chủ mới, Thay bộ vi xử lý (Máy để bàn), Đế cắm 479 và đế cắm di động khác, Thay Bo mạch chủ, Lắp lại máy tính

    Khi công nghệ máy tính ngày càng phát triển, các phần mềm mới ngày càng có yêu cầu cao hơn, khiến bạn có cảm giác rằng máy tính đang trở nên chậm chạp, tốn nhiều thời gian hơn để xử lý các thao tác. May mắn thay bạn có thể dễ dàng nâng cấp máy tính của mình. Nâng cấp bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit) là một trong những cách tốt nhất bạn có thể thực hiện để giúp máy tính không bị giật. CPU là một phần quan trọng của bất kỳ hệ thống máy tính nào do đó trước khi quyết định nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính, bạn phải đảm bảo đọc và hiểu tất cả các bước dưới đây. Ngoài CPU mới, bạn cũng có thể cần phải chuẩn bị các bộ phận bổ sung khác (bộ tản nhiệt, keo tản nhiệt mới) và nâng cấp hệ thống xuất nhập cơ bản BIOS của bo mạch chủ.

    Phần 1: Xác định các bộ phận

    1.jpg

    1. Tắt máy tính và tháo dây nguồn.

    2.jpg

    2. Tháo vít thùng máy và tháo vỏ thùng ra ngoài.

    3.jpg

    3. Xác định bo mạch chủ, chip xử lý hiện tại, RAM và card màn hình.

    4.jpg

    4. Xác định loại đế cắm (socket) trên bo mạch chủ. Tìm kiếm trên Google hoặc nhờ kỹ thuật viên máy tính kiểm tra liệu mô hình bo mạch chủ hiện tại của bạn có hỗ trợ bộ vi xử lý mới không. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định máy tính của bạn có bộ vi xử lý 32-bit hay 64-bit. Các loại đế cắm phổ biến:

    • Đế cắm 478: Intel Pentium 4, Celeron, Pentium 4 Extreme Edition
    • Đế cắm 479: Intel Pentium M, Celeron M, Core Solo, Core Duo
    • Đế cắm LGA775: Intel Pentium D, Pentium 4, Celeron D, Pentium Extreme Edition, Core 2 Duo, Core 2 Quad.
    • Đế cắm LGA1156: Intel Celeron, Pentium, Core i3, Core i5, Core i7 Clarkdale/Lynnfield
    • Đế cắm LGA1366: Intel Core i7 (9xx), Xeon
    • Đế cắm LGA2011: Intel Core i7 Sandy Bridge-E (38, 39xxx), Core i7 Ivy Bridge-E (48, 49xxx), Xeon E5 phiên bản 1 và phiên bản 2
    • Đế cắm LGA1155: Intel Celeron, Pentium, Core i3, Core i5, Core i7 Sandy/Ivy Bridge
    • Đế cắm LGA1150: Intel Celeron, Pentium, Core i3, Core i5, Core i7 Haswell/Broadwell
    • Đế cắm LGA2011-3: Intel Core i7-58xxK/59xxK/68xxK/69xxK, Intel Core i7 Extreme Edition (5960X/6950X)
    • Đế cắm LGA1151: Intel Skylake/Kaby Lake/Coffee Lake/Cannonlake Pentium, Celeron, Core i3, Core i5, Core i7, Xeon E3 v5 (chỉ sử dụng với bo mạch chủ Intel C232 hoặc C236)
    • Đế cắm 939: AMD 64, Athlon 64 X2, Athlon 64 FX, Sempron, Opteron
    • Đế cắm 940: AMD Athlon 64 FX, Opteron
    • Đế cắm AM1: AMD Sempron/Athlon xxxx APU
    • Đế cắm AM2/AM2+: AMD Athlon 64, FX, Opteron, Phenom
    • Đế cắm AM3: Sempron 100, Athlon II X2, X3, X4, Phenom II X2, X3, X4, X6
    • Đế cắm AM3+: AMD FX X4, X6, X8
    • Đế cắm FM1: AMD Llano APU X2, x3, X4
    • Đế cắm FM2/FM2+: AMD Trinity/Richland/Kaveri APU X2, X4, Athlon X4

    5.jpg

    5. Nếu bo mạch chủ hiện tại có hỗ trợ bộ vi xử lý mới đúng như mong muốn của bạn, hãy mua bộ xử lý mới tại cửa hàng phần cứng máy tính và tiếp tục đọc hướng dẫn ở phần 3. Nếu không, hãy kéo xuống Phần 2.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Mua bo mạch chủ mới

    6.jpg

    1. Chọn bo mạch chủ dựa theo tiêu chí của bạn (ví dụ như chi phí, thông số kỹ thuật hoặc tương thích với phần cứng cũ).

    7.jpg

    2. Nếu bo mạch chủ tương thích với tất cả phần cứng cũ, bạn hãy chuyển sang Phần 3.

    8.jpg

    3. Kiểm tra bo mạch chủ có tương thích với card màn hình và thẻ nhớ RAM hay không.

    9.jpg

    4. Nếu bo mạch chủ không tương thích với card màn hình hoặc bo mạch chủ mới không có card màn hình tích hợp, bạn phải lắp card màn hình tương thích mới.

    10.jpg

    5. Nếu bo mạch chủ mới không hỗ trợ RAM cũ, bạn phải mua RAM mới tương thích với bo mạch chủ.

    12.jpg

    6. Đọc tiếp hướng dẫn ở Phần 4.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 3: Thay bộ vi xử lý (Máy để bàn)

    13.jpg

    1. Lấy CPU cũ ra. Mở thùng máy, vặn mở bộ tản nhiệt ra khỏi bo mạch chủ, kéo bộ tản nhiệt ra. Có một số bộ tản nhiệt phải dùng đến tuốc nơ vít hoặc các công cụ chuyên dụng khác để tháo (hãng Zalman khá nổi tiếng về vấn đề này).

    14.jpg

    2. Mở đòn bẩy bên đế cắm. Bạn có thể mở đòn bẩy bằng cách kéo đòn bẩy ra, sau đó kéo nó lên trên. Nhẹ nhàng nhấc CPU cũ ra khỏi đế cắm.

    15.jpg

    3. Lấy CPU mới ra khỏi hộp. Lắp CPU sao cho hình tam giác màu vàng trên CPU thẳng hàng với tam giác màu vàng trên đế cắm, và nhẹ nhàng thả CPU vào đúng vị trí. Không ấn CPU. Nếu bạn lắp đúng cách thì CPU sẽ tự khớp vào khe lắp.

    16.jpg

    4. Đóng đòn bẩy ZIF (zero insertion force – không cần lực ép) để khóa CPU. Lấy bộ tản nhiệt đi kèm với CPU mới và gắn nó vào theo hướng dẫn. Nếu bộ tản nhiệt không có keo tản nhiệt hoặc miếng đệm, bạn có thể bôi một lớp keo tản nhiệt thật mỏng lên trên bộ tản nhiệt. Keo tản nhiệt hoạt động như một chất dẫn nhiệt, chuyển nhiệt từ chip vi xử lý sang bộ tản nhiệt. Nếu bộ tản nhiệt có quạt tản nhiệt, bạn hãy cắm quạt vào đúng cổng cắm của nó. Không vận hành CPU khi không có vật liệu chuyển nhiệt hoặc bộ tản nhiệt.

    17.jpg

    5. Đọc tiếp hướng dẫn ở phần 5.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 4: Đế cắm 479 và đế cắm di động khác

    18.jpg

    1. Nếu đế cắm có đinh vít, bạn phải tháo vít và sau đó kéo CPU ra.

    19.jpg

    2. Đặt CPU mới vào, canh chính xác vị trí lắp CPU như hướng dẫn ở phần trên.

    20.jpg

    3. CPU sẽ được đẩy vào trong và giữ bằng một lực hay cơ chế lò xo, hoặc vặn vào đúng vị trí.

    21.jpg

    4. CPU của bạn có thể cần hoặc không cần bộ tản nhiệt. Hãy xem phần hướng dẫn sử dụng của CPU để rõ hơn.

    22.jpg

    5. Cắm điện và tận hưởng chiếc máy tính đã được nâng cấp!
     
  5. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 5: Thay Bo mạch chủ

    23.jpg

    1. Đánh dấu từng dây cáp kết nối với bo mạch chủ cũ và ghi chú vị trí đầu cắm của các dây cáp. Tên của một số loại cáp nhỏ thường được viết bên cạnh cổng cắm kết nối với bo mạch chủ. Phần tên này thường rất nhỏ. Ví dụ: dây cáp nguồn của quạt tản nhiệt thì có thể có tên là "FAN1".

    24.jpg

    2. Gỡ tất cả các card kết nối với bo mạch chủ.

    25.jpg

    3. Gỡ tất cả các dây cáp nối với bo mạch chủ.

    26.jpg

    4. Cẩn thận gỡ và giữ bộ vi xử lý cũ trong môi trường không tĩnh điện (bạn có thể mua các túi nhựa chống tĩnh điện tại các cửa hàng thiết bị công nghệ).

    27.jpg

    5. Tháo vít và gỡ bo mạch chủ cũ.

    28.jpg

    6. Thay bo mạch chủ mới.

    29.jpg

    7. Thay vít mới cho bo mạch chủ.

    30.jpg

    8. Chèn bộ vi xử lý mới.

    31.jpg

    9. Bạn phải đảm bảo bộ vi xử lý mới được lắp chính xác và gắn chặt vào bo mạch chủ.

    32.jpg

    10. Cắm lại dây điện cho bo mạch chủ.

    32.jpg

    11. Gắn lại các card cho bo mạch chủ (tất cả các card phải được gắn vào vị trí mà chúng vừa khớp.

    33.jpg

    12. Đọc tiếp hướng dẫn ở Phần 6.
     

    Các file đính kèm:

    • 34.jpg
      34.jpg
      Kích thước:
      30.2 KB
      Đọc:
      122
  6. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 6: Lắp lại máy tính

    35.jpg

    1. Lắp lại thùng máy.

    36.jpg

    2. Thay vít mới cho thùng máy.

    37.jpg

    3. Cắm lại dây và kết nối lại dây nguồn, bàn phím, chuột, màn hình và các kết nối khác

    38.jpg


    4. Khởi động máy tính và kiểm tra để xem bạn có lắp nhầm chỗ nào không. Nếu không, chúc mừng bạn đã thành công. Nếu có vấn đề, tốt hơn là bạn nên nhờ người khác kiểm tra và sửa lại.

    Lời khuyên

    • Để gỡ bộ vi xử lý, bạn phải tháo vít, gỡ, hoặc ngắt kết nối các bộ phận khác của máy tính như dây cáp IDE và nhiều loại card PCI. Bạn phải đảm bảo biết chính xác vị trí của các bộ phận này và cách chúng được kết nối với bo mạch chủ trước khi cố gắng nâng cấp bộ xử lý của bạn.
    • Để xả tĩnh điện đúng cách, bạn có thể mang vòng tiếp đất gắn với thùng máy trước khi bắt đầu làm việc khoảng 5-10 phút, hoặc chỉ cần tháo phích cắm máy tính. Bạn có thể tự làm cáp tiếp đất bằng cách lắp lại dây nguồn với các chân nóng và trung tính đã được ngắt kết nối, và chỉ để lại chân tiếp đất. Bạn cũng có thể mua sản phẩm cáp tiếp đất bán sẵn. Luôn luôn chạm vào thùng máy trước khi làm việc để xả tĩnh điện.
    • Bạn có thể cần viết lại (cập nhật) dữ liệu BIOS để hỗ trợ công nghệ mới như lõi kép hoặc công nghệ siêu phân luồng Hyperthreading. Thực hiện bước này trước khi thay CPU mới vào.
    • Nhớ rằng công việc kỹ thuật luôn đòi hỏi phải tìm hiểu nghiên cứu cẩn thận trước khi thực hiện để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, vì vậy hãy dành thời gian để nghiên cứu và cố gắng đừng vội vàng. Nhớ rằng kiên nhẫn là một đức tính tốt.
    • Nếu bạn cảm thấy bạn đang đi sai hướng và bị rối tung lên, hãy bắt đầu từ đầu lại bằng cách mở và tháo mọi thứ ra lại.
    • Phải xem xét kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật phần cứng hiện tại để đảm bảo bộ vi xử lý bạn muốn nâng cấp tương thích với bo mạch chủ. Nếu không, bạn sẽ phải mua bo mạch chủ mới.
    • Khi bôi hợp chất tản nhiệt lên bộ tản nhiệt, đừng bôi quá nhiều. Chỉ bôi một lượng tương đương một hạt gạo.
    • Nếu CPU của bạn có tấm tản nhiệt HIS, đừng ngại ấn mạnh bộ tản nhiệt để nó kẹp lại đúng chỗ. Nếu CPU có lõi trần, bạn sẽ cần phải cẩn thận hơn không để đè dẹp hoặc làm vỡ lõi trần này. Nếu lõi bị hỏng, CPU sẽ không thể cứu vãn được.
    • Nếu bạn quyết định mua bo mạch chủ mới, hãy nhớ rằng bo mạch chủ rẻ nhất không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho hệ thống của bạn. Sau này có thể bạn sẽ muốn cài đặt thêm một số bộ phận khác, do đó phải đảm bảo bên cạnh mục đích nâng cấp bộ vi xử lý thì bo mạch chủ mới cũng cần phải có vài tính năng bổ sung khác để bạn có thể dùng sau này.
    • Nếu bo mạch chủ của bạn đã được phát hành trước năm 2015 và đang nâng cấp lên Kaby Lake CPU, bạn có thể cần phải cập nhật BIOS của bo mạch chủ.
    • Bạn có thể mắc một số lỗi như cắm nhầm dây cáp trên bo mạch chủ, hoặc có thể chưa gắn chặt bộ vi xử lý của mình.
    Cảnh báo
    • Nếu bạn sợ làm hỏng một bộ phận nào đó, thì bạn không nên tự nâng cấp bộ vi xử lý theo hướng dẫn ở trên vì mọi thao tác luôn có rủi ro.
    • Không chạm vào phía trên cùng của chip vi xử lý hoặc các chốt vàng ở dưới các card PCI bằng tay không. Bạn có thể làm hỏng chúng.
    • Nếu máy tính của bạn vẫn còn trong thời hạn bảo hành, bạn cũng không nên thực hiện theo hướng dẫn này. Bạn có thể làm mất hiệu lực bảo hành.
    • Thông thường, hiện tượng phóng điện do tĩnh điện ( ESD – Electrostatic Discharge) sẽ gây hư hỏng các thiết bị điện tử. Bạn cần tiếp đất định kỳ cho chính mình bằng cách chạm vào thùng máy hoặc đeo dây khử tĩnh điện. Ngoài ra, đây là là thao tác tự an toàn và cần có hiểu biết thông dụng.
    • Không bao giờ khởi động hoặc chạy máy tính khi CPU không có bộ tản nhiệt do nếu bị hư hỏng, máy tính của bạn sẽ không được bảo hành. Không cố gắng chạy CPU khi không có vật liệu tản nhiệt hoặc bộ tản nhiệt. Đối với hầu hết các hệ thống máy tính để bàn thì CPU đều cần phải có cả vật liệu tản nhiệt và bộ tản nhiệt. Nếu chạy máy tình mà không có bộ tản nhiệt, bộ vi xử lý có thể bị hư hại nghiêm trọng đến mức không sửa chữa được, đồng thời hành động này còn khiến máy tính bị mất hiệu lực bảo hành.