Cách để Nuôi chim con

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Đánh giá tình hình, Cho chim con ăn, Chăm sóc chim con

    Chim con bị lạc là hình ảnh thường thấy vào mùa xuân, tiếng kêu đáng thương của chúng đánh thức bản năng làm mẹ của cả những người có tâm hồn sắt đá nhất. Phản xạ tự nhiên là bạn sẽ muốn giữ nó lại để nuôi nấng. Nhưng trước khi làm vậy, bạn cần đánh giá tình hình và đảm bảo bạn đang làm điều tốt nhất cho chú chim non. Nó có thật sự bị bỏ rơi? Có trung tâm bảo tồn động vật nào có thể chăm sóc nó tốt hơn bạn? Nếu bạn quyết định tự mình nuôi chim con thì nên biết bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều -- chim non rất yếu ớt và cần được cho ăn nhiều lần trong ngày. Nếu bạn nghĩ mình cần làm việc này thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tất cả về cách cho ăn và chăm sóc chim non.

    Phương pháp 1: Đánh giá tình hình

    1.jpg

    1. Xác định xem đó là chim non phụ thuộc hay chim non tự lập. Điều đầu tiên là bạn cần xác định loài chim đó có thể tự kiếm ăn sau khi nở hay phải được bố mẹ nuôi. Chim non phụ thuộc là loài chim không mở mắt khi mới nở, không có lông và hoàn toàn được bố mẹ nuôi dưỡng và sưởi ấm. Đa số chim đậu cành và chim hót là chim phụ thuộc khi mới nở, ví dụ như chim cổ đỏ, chim giẻ cùi và chào mào lửa. Chim non tự lập là loài chim phát triển đầy đủ hơn khi mới nở, mắt mở ngay sau khi chào đời và có lông tơ mềm mại. Chúng có thể bước đi và chạy theo mẹ đi đây đó để tìm thức ăn. Một số ví dụ là chim choi choi, vịt và ngỗng.
    Chim non tự lập dễ chăm sóc hơn nhiều so với chim non phụ thuộc, nhưng ít khi chúng cần được giúp đỡ. Chim non tự lập thường làm tổ gần mặt đất để không ngã hay bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn thấy chim non tự lập đi lạc thì cố gắng đưa nó về với mẹ trước khi nhận nuôi nó.
    Chim non phụ thuộc hoàn toàn không thể tự chăm sóc bản thân và phải được nuôi nấng. Ở vùng ngoại ô thường xuất hiện chim non phụ thuộc bị ngã hay bị đẩy ra khỏi tổ. Trong một số trường hợp, bạn có thể đưa nó về tổ hoặc sẽ phải tự mình chăm sóc. Bạn cũng có thể bỏ mặc nó và để mọi việc diễn ra theo quy luật tự nhiên.

    2.jpg

    2. Xác định xem đó là chim non hay chim ra ràng. Nếu bạn thấy một chú chim con thuộc loài chim đậu cành hay chim hót mà nghi ngờ bị ngã khỏi tổ hay bị bỏ rơi, bạn phải xác định xem đó là chim non hay chim ra ràng. Chim non là chim con chưa đủ trưởng thành để rời tổ, vì chúng chưa mọc đủ lông và có lẽ cũng chưa mở mắt. Chim ra ràng là chim con đã lớn với bộ lông phát triển đầy đủ và đủ khỏe mạnh để học bay. Chúng có thể rời tổ và biết cách đậu trên cành cây.
    Nếu đó là chim non thì nó nên ở trong tổ, và chắc chắn là có điều gì đó bất ổn. Có lẽ nó bị ngã hay bị các con non khỏe hơn đẩy ra khỏi tổ. Chim non bị bỏ rơi hầu như không có cơ hội sống sót nếu bị bỏ mặc.
    Nếu tình cờ thấy một chú chim ra ràng, bạn nên quan sát một lúc để đánh giá tình hình trước khi có hành động anh hùng. Nhìn bề ngoài có vẻ chú chim bị ngã khỏi tổ hay bị bỏ rơi, đang vỗ cánh và kêu trong vô vọng trên mặt đất, nhưng thật ra nó đang học bay. Nếu bạn quan sát đủ lâu thì có thể sẽ thấy chim bố mẹ quay lại cho nó ăn theo định kỳ. Nếu đúng là trường hợp này thì hiển nhiên bạn không nên can thiệp.[1]

    3.jpg

    3. Nếu được thì bạn nên đặt chim con trở lại tổ. Nếu con chim bạn thấy chắc chắn là chim non và nó đang nằm bất lực trên mặt đất thì bạn nên đưa nó trở về tổ. Đầu tiên bạn cần xem có thể đặt tổ chim lên cây hay bụi cây gần đó hay không. Các vị trí này kín đáo và động vật săn mồi khó với tới. Sau đó bạn có thể ẵm chú chim trên một bàn tay, dùng bàn tay kia che lại để giữ chim ấm. Tìm các dấu hiệu chấn thương, nếu nó không sao thì bạn nhẹ nhàng đặt lại vào tổ.
    Đừng lo lắng về việc chim bố mẹ không nhận chim con vì ngửi thấy mùi “con người”. Thông tin này không chính xác, vì chim có khứu giác rất kém nên chỉ nhận biết chim con bằng cách nhìn và nghe. Chúng hầu như luôn luôn chấp nhận chim con được đem về tổ.
    Sau khi đặt chim con trở lại tổ, bạn hãy rời đi nhanh chóng -- đừng lẩn quẩn ở đó để chờ chim bố mẹ về vì bạn sẽ chỉ làm chúng sợ mà bỏ đi. Nếu có thể, bạn nên quan sát tổ chim bằng ống nhòm từ trong nhà.
    Nên nhớ rằng, nhiều trường hợp chim con chưa chắc sống sót cho dù được đem trở vể tổ. Nếu đó là con yếu nhất trong lứa thì có thể sẽ bị các con khỏe hơn đẩy rớt khỏi tổ lần nữa, vì chúng tranh giành thức ăn và hơi ấm của chim mẹ.
    Nếu bạn thấy có chim con chết trong tổ thì tổ chim đó đã bị bỏ rơi, do đó việc đưa chim con về tổ sẽ không có ích gì. Trong tình huống này, bạn sẽ phải chăm sóc cho chim con cùng với các anh em còn sống của nó, nếu bạn muốn chúng sống sót.[2]

    4.jpg

    4. Làm tổ nhân tạo nếu cần. Đôi khi cả tổ chim bị rớt do gió mạnh, cây bị tỉa hoặc do thú săn mồi. Nếu gặp trường hợp này thì bạn có thể nhặt lại cái tổ đó (hoặc làm cái mới) và đặt chim con trở lại. Nếu cái tổ ban đầu còn nguyên thì bạn cho nó vào rổ hay chậu (châm lỗ để thoát nước) và sử dụng dây kẽm để treo tổ chim lên nhánh cây. Cố gắng đặt tổ chim về vị trí ban đầu. Nếu không được thì bạn đặt tổ trên một nhánh cây gần đó, chỉ cần đảm bảo vị trí đó được che chắn khỏi ánh nắng trực tiếp.
    Ẵm các chú chim non lên và sưởi ấm trong lòng bàn tay trước khi đặt chúng trở lại tổ. Rời đi chỗ khác nhưng cố gắng quan sát tổ chim từ xa. Ban đầu chim bố mẹ có thể nghi ngờ tổ chim mới, nhưng bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng quên đi điều này.
    Nếu cái tổ ban đầu hoàn toàn bị phá hủy thì bạn có thể làm tổ mới bằng cách lót khăn giấy vào một chiếc rổ. Ngay cả khi tổ chim ban đầu được làm bằng cỏ khô, bạn vẫn không nên lót cỏ vào cái tổ tự chế, vì cỏ có hơi ẩm nên sẽ làm chim con lạnh.

    5.jpg

    5. Nếu bạn chắc chắn chim con đã bị bỏ rơi thì hãy họi điện cho trung tâm cứu trợ chim. Bạn phải chắc chắn là chim con đã bị bỏ rơi trước khi đưa nó về. Các tình huống phổ biến nhất mà chim con cần được giúp đỡ là: khi bạn thấy chim non rơi khỏi tổ nhưng không thể quay về tổ; khi chim non bị chấn thương, ốm yếu hay dính bùn đất; hay khi bạn đã quan sát chiếc tổ tự chế quá hai giờ nhưng chim bố mẹ vẫn không quay về để cho chim con ăn.

    • Điều tốt nhất nên làm trong tình huống này là gọi điện cho trung tâm cứu trợ chim để họ nhận nuôi nó. Các trung tâm này có kinh nghiệm chăm sóc chim con nên nó sẽ có cơ hội sống sót cao nhất.
    • Nếu bạn không thể tìm được trung tâm cứu trợ chim thì hãy gọi điện cho bác sĩ thú y hay nhân viên kiểm lâm để họ cung cấp thông tin cần thiết. Trong một số trường hợp, nơi bạn sống không có trung tâm cứu trợ chim hay động vật hoang dã nói chung, nhưng có thể có nhân viên cứu trợ động vật.
    • Nếu không có lựa chọn nào khả thi hoặc bạn không thể vận chuyển chim đến trung tâm thì bạn sẽ phải tự mình chăm sóc chim con. Nên nhớ đây chỉ là lựa chọn cuối cùng, vì việc chăm sóc và cho chim non ăn tốn rất nhiều công sức và cơ hội sống sót của chim cũng thấp.
    • Ngoài ra, về nguyên tắc việc nuôi nhốt chim hoang là vi phạm pháp luật, trừ khi bạn có giấy phép hợp lệ.[3]
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Cho chim con ăn

    16.jpg
    1. Cho chim con ăn sau mỗi 15-20 phút từ sáng đến tối. Chim non cần được cho ăn rất thường xuyên -- thực tế chim bố mẹ phải cho chúng ăn hàng trăm lần mỗi ngày. Để sao chép lịch ăn dày đặc này, bạn phải cho chim con ăn sau mỗi 15-20 phút từ sáng đến tối.
    • Khi chim đã mở mắt và mọc lông lún phún, bạn có thể giãn lịch cho ăn xuống 30-45 phút. Sau đó bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi lần đút và giảm số lần cho ăn theo đó.
    • Khi chim đủ khỏe mạnh để rời tổ và bắt đầu nhảy nhót quanh hộp thì bạn chỉ cần cho ăn mỗi giờ một lần. Từ từ tăng thời gian này lên 2-3 giờ sau mỗi lần ăn và bắt đầu để một ít thức ăn trong hộp để chim tập mổ

    17.jpg
    2. Thức ăn cho chim con là gì? Có nhiều ý kiến khác nhau về loại thức ăn nên cho chim con ăn, nhưng đa số các chuyên gia đồng ý rằng miễn là chim con nhận đủ chất dinh dưỡng thì việc chọn thức ăn gì không quá quan trọng. Cho dù các giống chim khác nhau cần có chế độ ăn khác nhau -- một số ăn côn trùng, một số ăn hạt và quả mọng -- nhưng đa số chim con có nhu cầu rất giống nhau, đó là thức ăn phải có hàm lượng protein cao.
    • Chế độ ăn khởi đầu tốt nhất cho chim non phụ thuộc mới nở được làm từ 60% thức ăn hạt nhỏ cho chó hay mèo con, 20% trứng luộc chín hẳn và 20% sâu cho chim (có thể mua trực tuyến).[1]
    • Thức ăn hạt nhỏ cần được cho thêm nước đến khi có độ xốp như miếng bọt biển, nhưng không lỏng như nước vì chim con có thể bị sặc do nước quá nhiều. Trứng luộc và sâu cho chim nên được cắt đủ nhỏ để chim nuốt được.

    11.jpg

    3. Thay đổi dần chế độ ăn theo thời gian. Khi chim lớn hơn và bắt đầu nhảy nhót thì bạn có thể thay đổi dần chế độ ăn bằng cách bổ sung loại thức ăn của chim trưởng thành.

    • Chim ăn côn trùng sẽ ăn giun đất, châu chấu và dế được băm rất nhỏ, cùng với bất kì loài côn trùng nào bạn thu được từ thiết bị bắt côn trùng.[2]
    • Chim ăn hoa quả sẽ ăn quả mọng, nho và nho khô tẩm nước.

    12.jpg

    4. Biết những loài chim cần chế độ ăn đặc biệt. Những trường hợp ngoại lệ không thể áp dụng chế độ ăn nói trên là: bồ câu, vẹt, chim ruồi, chim ăn cá, chim săn mồi và các loài chim có thể tự lập sau khi mới nở.

    • Bồ câu và các loài chim mỏ vẹt thường ăn “sữa diều”, là chất được chim bố mẹ ợ ra. Để bắt chước chế độ ăn này, bạn phải cho chim non ăn thức ăn công thức thiết kế cho vẹt (có bán tại tiệm thú cưng) bằng cách sử dụng xy lanh nhựa đã loại bỏ kim tiêm.
    • Mặc dù bạn ít có khả năng bắt gặp các loài chim khác, nhưng yêu cầu về chế độ ăn của chúng như sau: Chim ruồi cần thức ăn công thức từ mật hoa, chim ăn cá cần ăn cá tuế băm nhỏ (có tại tiệm bán mồi cá), chim săn mồi sẽ ăn côn trùng, loài gặm nhấm và những con chim nhỏ hơn, và các loài chim non tự lập có thể ăn thức ăn cho gà con.[1]

    13.jpg

    5. Đừng cho chim con ăn bánh mì hay sữa. Nhiều người phạm sai lầm khi cho chim con ăn sữa hay bánh mì. Không như động vật có vú, sữa không phải là thành phần tự nhiên trong chế độ ăn của chim nên chim không thể tiêu hóa. Bánh mì chứa nhiều calo rỗng và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Bạn phải để nguội đến nhiệt độ phòng tất cả các loại thức ăn cho chim.

    14.jpg

    6. Sử dụng đúng kỹ thuật cho ăn. Bạn cần cho chim con ăn một cách cẩn thận. Công cụ cho ăn tốt nhất là nhíp cùn hay kẹp nhựa. Nếu bạn không có những vật này thì sử dụng đũa đủ nhỏ để có thể đưa vào mỏ chim. Mỗi lần cho ăn, bạn kẹp một ít thức ăn bằng nhíp hay kẹp hoặc dùng đũa gắp thả vào mỏ chim.[2]

    • Đừng lo thức ăn rơi xuống sai vị trí vì thanh quản của chim sẽ tự động đóng lại khi nó đang ăn.
    • Nếu chim không há mỏ thì bạn dùng dụng cụ cho ăn gõ nhẹ lên mỏ chim hoặc chà nhẹ thức ăn quanh mép mỏ. Động tác này cho chim biết đã đến bữa ăn. Nếu chim vẫn không há mỏ thì bạn nhẹ nhàng banh mỏ nó ra.
    • Cho chim ăn đến khi nó không chịu há mỏ hoặc bắt đầu từ chối thức ăn. Bạn không được cho chim ăn quá no.

    15.jpg

    7. Tránh cho chim uống nước. Thường thì bạn không nên cho chim non uống nước vì chất lỏng dễ chảy vào phổi và khiến chúng bị chết ngạt. Bạn chỉ nên cho nó uống nước khi đã đủ lớn để nhảy nhót quanh hộp. Đến lúc đó bạn có thể đặt một khay nước nông trong hộp (như nắp hũ nhựa) để chim tự uống.

    • Bạn có thể đặt một hòn đá hay vài viên đá cẩm thạch vào khay nước để chim không nhảy vào đó.
    • Nếu bạn tin là chim con bị thiếu nước thì nên đưa nó đến bác sĩ thú y hay nhân viên cứu trợ chim để tiêm dịch cho nó.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Chăm sóc chim con

    6.jpg

    1. Làm tổ tạm thời cho chim. Để làm tổ cho chim, bạn có thể lấy một cái thùng bằng giấy bìa cứng có nắp, như hộp đựng giầy, và đâm thủng vài lỗ trên đáy thùng. Đặt một chiếc bát nhỏ bằng nhựa hay gỗ vào thùng và lót khăn giấy vào đó. Đây sẽ là chiếc tổ vừa vặn cho chú chim con.
    Đừng bao giờ lót tổ bằng vật liệu dạng sợi hay xé nhỏ vì cánh hay mỏ chim có thể bị quấn vào đó. Bạn cũng không nên dùng cỏ, lá cây, cành cây nhỏ vì chúng ẩm ướt và dễ bị nấm mốc.
    Bạn nên thay vật liệu lót tổ khi bị ẩm hay bẩn.[1]

    7.jpg

    2. Giữ ấm cho chim. Nếu chim bị ướt hay lạnh thì bạn phải làm ấm nó ngay khi đặt vào tổ. Có một số cách làm ấm cho chim. Nếu bạn có đệm sưởi thì cài đặt ở mức nhiệt thấp và đặt tổ chim lên đó. Một cách khác là rót nước ấm vào túi có khóa kéo và đặt vào tổ hay treo một bóng đèn 40 watt trên tổ chim.
    Giữ tổ chim ở nhiệt độ thông thường là điều rất quan trọng, do đó tốt nhất bạn nên để nhiệt kế trong hộp. Nếu chim con chưa tới một tuần tuổi (mắt nhắm, không có lông) thì nhiệt độ trong hộp nên khoảng 35 độ C. Nhiệt độ có thể giảm xuống 5 độ sau mỗi tuần.
    Bạn cũng phải đặt hộp ở nơi không có ánh nắng trực tiếp và gió lùa. Đó là vì chim non mới nở rất dễ bị lạnh và quá nhiệt, do diện tích bề mặt cơ thể lớn chưa tương xứng với cân nặng và chim chưa mọc lông cách nhiệt.

    8.jpg

    3. Tạo môi trường yên tĩnh cho chim con. Chim con sẽ không lớn tốt trừ khi được nuôi trong môi trường yên tĩnh, không bị căng thẳng. Khi chim con bị căng thẳng, nhịp tim của nó tăng cao và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do đó bạn nên đặt hộp ở nơi yên tĩnh, thú cưng và trẻ em không thể lui tới. Bạn cũng nên tránh những việc sau:
    Đụng vào chim quá nhiều hay thao tác với chim không đúng cách, tiếng ồn lớn, nhiệt độ không phù hợp, số lượng chim con quá nhiều, lịch cho ăn không ổn định hay dùng không đúng thức ăn.
    Bạn nên quan sát và ẵm chim ở ngang tầm mắt vì chim không thích bị người khác nhìn từ trên xuống. Chúng sẽ nghĩ bạn là thú săn mồi nếu bị nhìn từ trên xuống.

    9.jpg

    4. Lập biểu đồ phát triển của chim. Bạn nên theo dõi sự phát triển của chim bằng cách cân mỗi ngày để đảm bảo nó tăng cân bằng cách dùng cân thức ăn hay cân bưu phẩm. Trọng lượng chim cần phải tăng hằng ngày và trong vòng 4-6 ngày sẽ tăng gấp đôi trọng lượng lúc chim mới nở. Chim phải tiếp tục tăng cân nhanh chóng trong suốt hai tuần đầu.
    Để biết chim có phát triển bình thường so với giống loài của nó hay không, bạn cần tham khảo biểu đồ phát triển.
    Nếu chim tăng cân rất chậm hoặc không tăng cân thì chắc chắn có điều gì đó không ổn. Trong tình huống này, bạn nên đem chim đến bác sĩ thú y hay trung tâm cứu trợ động vật ngay, nếu không nó có thể chết.[1]

    10.jpg

    5. Để chim học bay rồi thả về thiên nhiên. Sau khi chim con mọc lông đầy đủ, bạn cần di chuyển nó sang một cái chuồng lớn hoặc thả ra hiên nhà có rào để nó có thể bung cánh tập bay. Đừng lo lắng về việc chim không biết cách bay -- khả năng bay của chim là bản năng nên sau vài ngày cố gắng là nó sẽ bay được. Chim cần tập bay khoảng 5-15 ngày.
    Sau khi chim biết bay thành thạo và đạt độ cao cần thiết, nó đã sẵn sàng để được thả về tự nhiên. Hãy đem nó đến nơi mà bạn thấy có nhiều chim cùng loài và có nhiều thức ăn, sau đó thả nó đi.
    Nếu bạn định thả chim ra vườn thì có thể đặt lồng ngoài trời và mở rộng cửa lồng. Sau đó chim sẽ tự quyết định có nên bay đi hay không.
    Chim được nuôi nhốt càng ít thì khả năng sinh tồn trong thiên nhiên càng cao, do đó bạn đừng trì hoãn ngày thả chim.[2]

    Cảnh báo
    • Chim có thể cắn hay mổ bạn. Hãy cẩn thận vì chim là động vật hoang dã.