Cách để Phân biệt rắn độc và rắn không độc

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Nhận biết các đặc điểm chung, Nhận biết các ngoại lệ

    Một số loài rắn tấn công con mồi bằng cách tiêm nọc qua răng nanh của chúng; một số loại nọc có hại cho con người, dẫn đến tình trạng mà chúng ta thường gọi là "nhiễm độc" (mặc dù về mặt kỹ thuật thì đó là nọc, không phải chất độc). Các trường hợp chạm trán với rắn khi đi dã ngoại hoặc cắm trại không phải là hiếm gặp. Vì vậy, trước khi bắt đầu thám hiểm nơi hoang dã, bạn cần biết phân biệt các loài rắn độc và không độc.

    Phần 1: Nhận biết các đặc điểm chung

    Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 1

    1. Nhìn đầu của rắn. Hầu hết các loài rắn độc có đầu hình tam giác, tuy không phải là tất cả. Đây là quy tắc chung, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ.[1]

    2.jpg

    2. Quan sát màu sắc. Một số loài rắn độc có màu sắc sặc sỡ, chẳng hạn như rắn san hô.

    3.jpg

    3. Nhiều người cố gắng nhận diện rắn độc bằng cách nhìn vào mắt của nó. Cách này không đem lại hiệu quả, vì thông tin bạn nhận được qua sự quan sát này chỉ cho biết thời gian hoạt động của con rắn trong ngày. Loài rắn hoạt động về đêm (săn mồi ban đêm) thường có đồng tử khép, trong khi loài rắn hoạt động ban ngày (săn mồi vào ban ngày) thường có đồng tử tròn. Một số loài rắn độc nhất thế giới có đồng tử tròn, nhưng nhiều loài rắn khét tiếng như rắn đuôi chuông lại có đồng tử khép.[2]

    4.jpg

    4. Chú ý một hốc nhỏ giữa mắt và hai lỗ mũi của rắn. Rắn độc thường có một lỗ cảm nhận nhiệt nằm ở đây để định vị con mồi thuộc loài máu nóng. Rắn không độc sẽ không có hốc này.

    5.jpg

    5. Để ý xem con rắn có chuông không. Một con rắn có chuông ở đuôi có thể là rắn đuôi chuông, thuộc loài rắn độc. Rắn đuôi chuông Florida Pygmy thường chỉ có một vòng chuông, do đó không gây ra tiếng động cảnh báo.[3]

    6.jpg

    6. Chú ý đến mặt dưới vẩy rắn ở chóp đuôi. Hầu hết các loài rắn độc có một hàng vẩy ở chóp đuôi, trong khi các loài rắn không độc thường có hai hàng vẩy.

    7.jpg

    7. Kiểm tra phần dưới đuôi rắn nếu có thể. Phần dưới đuôi rắn (sau hậu môn) của rắn độc trông giống như phần còn lại ở bụng rắn. Nếu con rắn có hoa văn đan chéo (như hình thoi) thì đó là rắn không độc. Tuy nhiên, đặc điểm này có thể không dễ nhận biết, trừ khi con rắn đã chết.

    8.jpg

    8. Nhìn rắn nước bơi. Chỉ rắn nước độc mới bơi với cả thân mình nổi rõ trên mặt nước.

    9.jpg

    9. Kiểm tra vết cắn trong trường hợp bạn bị rắn tấn công. Hai lỗ thủng nằm gần nhau có thể ám chỉ rằng con rắn đó có răng nanh và là rắn độc. Ngược lại, vết cắn lởm chởm cũng đồng nghĩa là con rắn đó không có răng nanh, và đây là đặc điểm chỉ có ở loài rắn không độc. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ ở đây, chẳng hạn như vết cắn của rắn san hô, nhưng đây chỉ là quy tắc tương đối đúng.[4]
     

    Các file đính kèm:

    • 1.jpg
      1.jpg
      Kích thước:
      35.4 KB
      Đọc:
      155
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Nhận biết các ngoại lệ

    1. Tìm ngoại lệ ở các quy tắc trên:
    • Rắn san hô là loài rắn độc nhưng có đầu tròn, trong khi một số loài rắn không độc có thể xẹp đầu xuống để mô phỏng hình tam giác khi chúng bị đe dọa.[5]

    10.jpg

    • Một số loài rắn có màu sắc sặc sỡ (chẳng hạn như rắn scarlet, rắn vua scarlet và rắn sữa) là các loài rắn không độc.
    • Rắn mamba đen, rắn san hô, rắn hổ mang và rắn taipan nội địa là các loài rắn độc nhưng có đồng tử tròn. Hình dạng của đồng tử không cho biết con rắn đó có nọc độc hay không – nhưng nó cho biết con rắn đó tỉnh táo vào thời gian nào![6]

    11.jpg

    Lời khuyên
    • Đừng giết con rắn không tấn công bạn. Rắn ăn động vật gặm nhấm và các loài dịch hại khác, do đó chúng có vai trò kiểm soát số lượng các loài vật có thể truyền bệnh cho người.[7]
    • Một lựa chọn an toàn nếu bạn muốn bắt rắn là đặt bẫy rắn.[8]
    • Tìm trên mạng thông tin về tất cả các loài rắn độc trong vùng bạn ở để biết về hình dáng của chúng; điều này sẽ giúp bạn nhận diện nếu bắt gặp chúng.
    • Nếu không chắc một con rắn có độc hay không, bạn cứ cho nó là rắn độc và tránh xa nó!
    • Không giẫm lên cỏ nếu bạn không biết liệu có con rắn nào nấp bên dưới không.
    • Nếu bạn đối mặt với con rắn hổ mang phun nọc độc, hãy nhớ giặt rửa tất cả quần áo, ống kính máy ảnh, v.v.. sau khi giải quyết xong con rắn, và nhớ đeo kính râm.[9]
    • Dù con rắn cắn bạn không có nọc độc thi điều này cũng không có nghĩa là bạn an toàn 100%, vì nhiều con rắn không độc có mang các mầm bệnh và có thể truyền sang bạn khi cắn.[10]
    • Nếu bị rắn độc cắn, bạn nhớ nhận dạng nó! Một cách rất hay để làm việc này là dùng điện thoại thông minh chụp bức ảnh rõ ràng của con rắn từ khoảng cách an toàn. Nhận dạng của con rắn có thể cứu sống bạn, vì các chuyên gia có thể dựa vào đó để chọn huyết thanh kháng nọc độc.
    Cảnh báo
    • Ngay cả vết cắn của rắn không độc cũng có thể bị nhiễm trùng. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế và nhận dạng con vật đã cắn bạn.
    • Nếu không được chăm sóc y tế ngay sau khi bị rắn độc cắn, nạn nhân có thể sẽ tử vong.
    • Đừng bao giờ cố chộp lấy con rắn hoang dã. Nếu biết chắc con rắn đó không có nọc độc và muốn cầm nó lên, bạn cần hành động sao cho không có vẻ đe dọa. Cây bắt rắn là công cụ rất hữu ích nếu được sử dụng đúng cách.
    • Đừng đụng vào con rắn đang kêu xì xì, rung đuôi chuông, uốn cong cổ thành hình chữ S hoặc phun nọc, vì nó đang cảnh báo bạn hãy để cho nó được yên nếu không muốn bị tấn công.[11]