Cách để Tăng tốc Máy tính

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Hệ điều hành Windows, Hệ điều hành Macintosh

    Máy tính của bạn đang chạy chậm, máy bị giật và kêu vo vo khi hoạt động? Trước khi bỏ một khoản tiền lớn để mua một chiếc máy tính mới, bạn có thể thực hiện một vài thao tác đơn giản để giúp máy tính chạy nhanh hơn, dù là hệ điều hành Windows hay Mac.

    Các bước: Trước khi Bắt đầu

    1.jpg

    1. Sao lưu dữ liệu máy tính. Nhiều người có chung cảm nhận là toàn bộ cuộc sống của chúng ta được lưu trữ trên máy tính - từ những bức ảnh đầy kỷ niệm, gu âm nhạc từng giai đoạn, cho tới bài tập ở trường, khai thuế và nhiều thứ khác, tất cả mọi thứ chúng ta cần để làm việc. Trước khi thực hiện một sự thay đổi lớn, việc sao lưu những tập tin cần thiết là một ý tưởng hữu ích.[1]

    • Mua một ổ cứng ngoài có dung lượng lớn hơn ổ cứng mà bạn muốn sao lưu.[2] Sau khi cắm USB của ổ cứng ngoài vào, máy tính sẽ tự động đưa ra tùy chọn sử dụng ổ cứng để sao lưu. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy tham khảo thêm các bài viết về cách sao lưu ổ cứng.
    • Nếu bạn lo lắng về việc mất hoặc làm hỏng ổ cứng ngoài, bạn có thể sao lưu những tập tin quan trọng trực tuyến. Đăng ký một dịch vụ sao lưu bảo mật (như Carbonite hoặc SOS Online Backup). Bạn có thể thiết lập máy tính tự động sao lưu lên dịch vụ đám mây theo lịch hoặc bất cứ khi nào bạn thay đổi tập tin.[3]
    • Bạn có thể sao lưu trên đĩa CD hoặc DVD, tuy nhiên bạn phải giữ chúng cẩn thận để không bị xước, vỡ hoặc hỏng hóc.

    2.jpg

    2. Khởi động lại máy tính. Cách này có thể tạm thời tăng tốc máy tính của bạn bằng cách làm mới bộ nhớ. Khởi động lại, hoặc tắt máy hoàn toàn, đợi một vài giây sau đó bật máy lên.[4]

    • Hãy nhớ lưu lại những công việc đang dang dở trước khi tắt máy tính!

    Phương pháp 1: Hệ điều hành Windows

    3.jpg

    1. Kiểm tra dung lượng ổ cứng trước. Truy cập vào Máy tính của tôi (My Computer), nhấp chuột phải vào Ổ cứng cục bộ (Local Drive), sau đó chọn Đặc tính (Properties). Bạn sẽ thấy một biểu đồ hình tròn hiển thị phần dung lượng đã sử dụng và còn trống của ổ đĩa. Nếu ổ đĩa gần đầy, bạn cần gỡ bỏ một số chương trình và tập tin; nếu ổ đĩa vẫn còn trống nhiều, thì có thể hệ điều hành gặp trục trặc.

    • Theo luật, bạn cần phải để trống ít nhất 15% dung lượng ổ cứng để máy tính chạy mượt.
    • Nếu bạn cảm thấy cần nhiều dung lượng trống hơn, hãy mua và cài đặt một Ổ cứng gắn ngoài (SSD) để bổ sung hoặc thay thế ổ cứng cũ. Chúng nhanh hơn và bảo mật tốt hơn ổ cứng thông thường.

    4.jpg

    2. Gỡ bỏ bất cứ chương trình nào không dùng tới. Vào Bảng điều khiển (Control Panel), sau đó chọn Thêm hoặc Gỡ bỏ Chương trình (Add or Remove Programs) (hoặc "Gỡ cài đặt một Chương trình", tùy thuộc vào hệ điều hành của máy) để tìm danh sách các chương trình được cài đặt trên máy tính. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện những chương trình ít được sử dụng, và có thể gỡ bỏ chúng ngay lập tức. Với những chương trình bạn không biết rõ, hãy tìm hiểu thêm.

    • Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra tần suất sử dụng những chương trình này. Nếu bạn nhấp chuột phải vào cột tiêu đề phía trên danh sách chương trình, bạn có thể thêm vào những đặc điểm để sắp xếp các chương trình. Chọn Sử dụng lần cuối vào (Last Used On), sau đó một cột hiển thị lần cuối bạn sử dụng chương trình sẽ xuất hiện. Thao tác này giúp bạn nhanh chóng nhận ra chương trình nào được sử dụng thường xuyên và chương trình nào không được sử dụng cả năm trời.
    • Đừng quên dọn dẹp thùng rác.

    5.jpg

    3. Tắt các chương trình không cần thiết khởi động cùng với máy tính. Một vài chương trình có thể khởi động ngay khi bạn bật máy, được chạy ngầm để tải nhanh hơn khi bạn cần sử dụng tới. Mở Trình đơn Khởi động (Start Menu), chọn Run và gõ "msconfig". Nhấp chuột vào Khởi động (Startup) để xem danh sách những chương trình khởi động cùng máy tính và bỏ chọn những thứ không cần thiết.

    • Bạn có thể kiểm tra thanh nhiệm vụ để xem chương trình nào chạy khi khởi động (hãy nhớ nhấp chuột vào mục Hiển thị Biểu tượng Ẩn (Show Hidden Icons) để không bỏ xót bất cứ thứ gì).

    6.jpg

    4. Đổi kế hoạch năng lượng của máy tính sang Hiệu suất Cao (High Performance). Vào Bảng Điều khiển (Control Panel) và chọn Tùy chọn Năng lượng (Power Options). Bạn sẽ tìm thấy một danh sách kế hoạch năng lượng, thường là Cân bằng (Balanced), Tiết kiệm Năng lượng (Power Saver), Hiệu suất Cao (High Performance). Những thiết lập này điều khiển cách thức máy tính sử dụng năng lượng - bằng cách hạ thấp hiệu suất để tối ưu hóa thời lượng pin, tối đa hóa hiệu suất với mức tiêu thụ năng lượng lớn, hoặc cân bằng giữa hai yếu tố trên. Chọn Hiệu suất Cao có thể tăng tốc độ và tổng thể hiệu suất của máy tính.[5]

    • Điều này chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng máy tính bàn - sử dụng chế độ Hiệu suất Cao trên máy tính xách tay sẽ chỉ làm sụt pin.

    7.jpg

    5. Gỡ bỏ tất cả những mục không cần thiết trong Trình đơn Windows Context. Trình đơn Ngữ cảnh (Context Menu) là hộp thoại xuất hiện khi bạn nhấp chuột phải vào một vật nào đó. Đôi khi một chương trình sẽ yêu cầu được thêm vào trình đơn, hoặc tự động thêm vào. Để gỡ bỏ chương trình này, nhấn tổ hợp phím ⊞ Win+R để mở hộp thoại Run. Gõ regedit và nhấn OK.[6] Chọn HKEY_CLASSES_ROOT → * → shellex → ContextMenuHandlers. Trong danh sách, xóa những ứng dụng bạn không muốn giữ lại trong trình đơn ngữ cảnh.

    • Hết sức thận trọng khi chỉnh sửa các mục bằng cách sử dụng Registry, bởi vì nếu có bất cứ sai sót nào sẽ làm lỗi hệ điều hành. Nếu bạn không thành thạo regedit, hãy tìm một phần mềm miễn phí cho phép bạn chỉnh sửa Trình đơn Ngữ cảnh (Context Menu).

    8.jpg

    6. Cài đặt phần mềm diệt vi-rút, quét phần mềm gián điệp, và diệt các phần mềm độc hại. Càng ít lỗi, vi-rút, phần mềm quảng cáo mà máy tính phải quản lý thì máy càng có nhiều thời gian để chạy các chương trình khác.[7]

    • Cập nhật Windows thường xuyên. Điều này không chỉ giúp Windows chạy mượt, một số vi-rút xâm nhập vào bản cập nhật của Windows nếu không được tải về tức thì (và do đó không thể giám sát chi tiết). [8]

    9.jpg

    7. Chạy chương trình Dọn dẹp Ổ đĩa (Disk Cleanup). Chương trình này giúp dọn dẹp hàng trăm MB bằng cách xóa các tập tin tạm thời, và làm sạch thùng rác.[9] Nhấp chuột vào Máy tính của tôi (My Computer), nhấp chuột phải vào Ổ cứng (Hard Drive), sau đó chọn Đặc tính (Properties). Chọn Dọn dẹp Ổ đĩa (trong tab Thông thường). Một cửa sổ sẽ xuất hiện để xác nhận bạn muốn xóa những tập tin nào. Tích vào những mục bạn muốn xóa và chạy dọn dẹp.[10]

    • Bạn nên giữ tất cả các tập tin trò chơi (trừ khi bạn muốn xóa mục lưu trò chơi) và tập tin cài đặt.
    • Nếu bạn có nhiều ổ đĩa hoặc ổ phân vùng, bạn phải chọn ổ bạn muốn dọn dẹp. [11]

    10.jpg

    8. Chạy Disk Defragment. Khi dữ liệu bị chia nhỏ, máy tính phải tìm kiếm từng mảnh nhỏ của tập tin bị phân chia ở các vùng của ổ cứng. Quá trình chống phân mảnh sẽ sắp xếp lại dữ liệu và giải phóng dung lượng ổ cứng để máy tính có thể truy cập dữ liệu với tốc độ nhanh hơn.[12] Nhấp chuột vào Máy tính của tôi (My Computer), nhấp chuột phải vào Ổ cứng (Hard Drive). Sau đó chọn Đặc tính (Properties), Công cụ (Tools), rồi chọn Chống Phân mảnh Ngay bây giờ (Defragment Now).

    • Dữ liệu bị phân mảnh có thể được lưu trữ trên ổ cứng hoặc ổ lưu động, như USB hay ổ flash.[13]

    11.jpg

    9. Vô hiệu hóa hiệu ứng hình ảnh. Có 20 hiệu ứng hình ảnh mà có bạn có thể tùy ý bật tắt. Để tắt các hiệu úng này và tối đa hóa hiệu suất, chọn Bảng điều khiển (Control Panel), Hệ thống (System), sau đó chọn Cài đặt Hệ thống Nâng cao (Advanced System Settings). Chọn mục "Điều chỉnh cho hiệu suất tốt nhất" (Adjust for best performance).[14]

    • Nếu bạn không muốn mất tất cả đặc tính của hình ảnh, hãy chọn mục Hãy để Windows chọn thứ tốt nhất cho máy tính (Let windows choose what's best for my computer).[15]

    12.jpg

    10. Nâng cấp RAM cho máy tính. Để kiểm tra xem có nên nâng cấp RAM, khởi tạo Windows Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del. Trong tab Hiệu suất (Performance), tìm mục dành cho phần Bộ nhớ Vật lý (Physical Memory) (MB). Nếu con số nằm ngay cạnh "Có sẵn" (Available) nhỏ hơn 25% trên tổng số MB, bạn cần phải nâng cấp RAM.[16]

    • Nâng cấp bộ nhớ có thể không cần thiết nếu chỉ đơn thuần muốn máy tính chạy nhanh hơn. Tuy nhiên nếu máy tính của bạn chạy chậm khi chuyển đổi các cửa sổ và nhiệm vụ, hay khi bạn thường xuyên mở nhiều tab một lúc, thì việc nâng cấp RAM là cần thiết.[17]
    • Bạn có thể đưa máy tính tính tới cửa hàng để nâng cấp RAM, hoặc tự làm ở nhà. Hãy nghiên cứu thật kỹ lượng trước khi tự tiến hành nâng cấp RAM.

    13.jpg

    11. Gỡ bỏ những tiện ích không dùng tới. Nhấp chuột phải vào màn hình nền và chọn Tiện ích (Gadgets). Nhấp chuột phải vào tiện ích bạn muốn xóa và chọn Gỡ cài đặt (Uninstall).[18]
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Hệ điều hành Macintosh

    14.jpg


    1. Kiểm tra dung lượng ổ cứng. Vào trình đơn Apple (biểu tượng Apple ở góc phía trên bên trái màn hình), sau đó nhấp chuột chọn Giới thiệu về Mac (About This Mac), Thêm Thông tin (More Info), sau đó Lưu trữ (Storage). Thao tác này giúp hiển thị phần dung lượng trống và đã sử dụng trên ổ đĩa, hiển thị phần dung lượng đã sử dụng để lưu phim, nhạc, ảnh, và tập tin ứng dụng.[19]

    • Tìm hiểu loại tập tin nào tốn dung lượng nhất là bước khởi đầu của việc lựa chọn những thứ cần gỡ bỏ (bao gồm cả xóa hoặc chuyển sang thiết bị lưu trữ ngoài). Nếu bạn thấy bộ sưu tập nhạc chiếm gần hết không gian, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bằng cách sao chép sang một ổ cứng ngoài sử dụng thư viện iTunes.
    • Cố gắng để trống ít nhất 15% dung lượng ổ cứng để máy tính có thể duy trì hoạt động. [20]
    • Nếu bạn luôn cảm thấy thiếu dung lượng ổ cứng, hãy mua và cài đặt thêm một Ổ cứng gắn ngoài (SSD). Chúng chắc chắn và chạy nhanh hơn nhiều so với ổ cứng thông thường, máy tính của bạn sẽ hoạt động như mới.[21]
    15.jpg


    2. Sử dụng Giám sát Hoạt động (Activity Monitor) để kiểm tra ứng dụng nào đang tiêu tốn nhiều bộ nhớ nhất. Vào Thư viện (Library), Ứng dụng (Applications), sau đó chọn Các dịch vụ (Utilities). Khởi động Giám sát Hoạt động bằng cách nhấp chuột vào mục đó trong danh sách. Chọn cột % CPU và xem chương trình nào đang đứng đầu tiên. Nếu nó sử dụng hơn 50% thì việc chạy chương trình đó sẽ làm chậm máy tính.[22]

    • Nếu bạn phát hiện một chương trình nào đó đang làm chậm CPU, bạn có thể xóa chương trình đó và sử dụng một chương trình thay thế nhẹ hơn để tăng tốc máy tính, hoặc đóng tất cả các chương trình khác để sử dụng chương trình đó.
    • Safari thường nằm ở đầu danh sách CPU. Hãy xem xét việc chuyển sang sử dụng một trình duyệt khác, như Firefox hoặc Chrome. [23]

    16.jpg

    3. Gỡ bỏ những chương trình không cần thiết. Bạn có thể gỡ cài đặt theo cách thủ công bằng cách kéo từng ứng dụng vào thùng rác hoặc tải chương trình giúp sắp xếp và xóa chúng. [24] iMovie, Garage Band và iPhoto là những chương trình nặng nhưng ít được sử dụng, bạn nên bắt đầu với chúng.

    • Nếu bạn do dự, đừng gỡ bất cứ chương trình nào bạn không biết rõ: vì nó có thể quan trọng đối với các chức năng của máy tính hoặc các ứng dụng khác.

    17.jpg

    4. Xóa, nén, hoặc loại bỏ các tập tin lớn và không cần thiết. Bạn có thể tìm những tập tin lớn bằng cách mở Tìm kiếm (Finder) và nhấn tổ hợp phím ⌘ Command+F. Nhấp chuột vào nút Kind (Loại) và chọn Khác (Other). Kéo xuống phần Kích thước (Size) và tích vào hộp thoại để bao gồm mục "Trong Trình đơn" (In Menu) và nhấn OK. Sau khi hoàn thành, bạn có thể tìm các tập tin lớn - thử "bắt đầu với các tập tin lớn hơn 200MB" (files greater than 200 MB to begin with). Xóa, nén hoặc chuyển bất cứ tập tin nào bạn muốn lưu trên ổ cứng sao lưu.

    • Để nén tập tin, nhấp chuột vào mục đó trong khi giữ phím Ctrl và chọn Nén (Compress). Nhấp đúp chuột vào tập tin nén để giải nén nó.
    • Mở thư mục Tải về (Download). Để đảm bảo bạn xem các tập tin theo danh sách và sau đó nhấp chọn mục Kích thước (Size) để tập tin lớn nhất xuất hiện ở trên cùng. Loại bỏ bất cứ tập tin nào không cần dùng.[25]
    • Phim ảnh thường là những tập tin lớn nhất, có thể lên tới 1-2GB. Hãy xem xét đến việc xóa những bộ phim bạn không xem hoặc không định xem trong thời gian tới.[26]
    • Nhớ dọn dẹp thùng rác. Nếu bạn xóa ảnh từ iPhoto và Aperture, bạn phải dọn dẹp thùng rác trong chương trình đó, nếu không các tập tin sẽ không được xóa.[27]

    18.jpg

    5. Tắt các chương trình không cần thiết khởi động cùng Mac. Càng nhiều chương trình khởi động cùng với máy thì quá trình khởi động càng chậm. Từ trình đơn Apple, chọn Cài đặt Hệ thống (System Preferences), Tài khoản (Accounts), sau đó chọn Đăng nhập (Login Items). Chọn bất cứ mục nào không cần và nhấp chuột vào dấu trừ (-) để xóa chúng.

    • Dọn dẹp các biểu tượng trên màn hình nền cũng giúp tăng tốc quá trình, vì máy tính phải tải những biểu tượng trên khi khởi động. Hãy chuyển những tập tin trên màn hình nền vào thư mục và xóa những biểu tượng đó đi, và đừng tải trực tiếp mọi thứ về màn hình nền.[28]

    19.jpg

    6. Sửa chữa quyền hạn ổ cứng. Vào Ứng dụng (Applications), Các dịch vụ (Utilities), sau đó chọn Chạy Dịch vụ Ổ đĩa (Run Disk Utility) và chọn ổ đĩa bắt đầu. Sau đó chọn Sơ Cứu (First Aid) và chọn Sửa chữa Quyền hạn Ổ cứng (Repair Disk Permissions). Trong quá trình chạy, máy tính sẽ tìm kiếm cài đặt quyền hạn trên ổ cứng để đảm bảo các tập tin chỉ được truy cập bởi người dùng và muốn truy cập ứng dụng thì cần phải có sự cho phép.[29] Luôn khởi động lại máy tính sau khi chạy chương trình sửa chữa ổ.

    • Nếu bạn không thiết lập quyền hạn chính xác, có thể bạn sẽ gặp một vài rắc rối với hệ điều hành, như in ấn, đăng nhập hoặc khởi động chương trình.[30]
    • Bạn được khuyến cáo nên chạy chương trình này vài tháng một lần để phát hiện các vấn đề trước khi chúng làm ảnh hưởng tới việc sử dụng máy tính.[31]

    20.jpg

    7. Gỡ bỏ những công cụ không cần thiết trên bảng điều khiển. Ngay cả khi bạn không kích hoạt bảng điều khiển, những công cụ này vẫn ngốn RAM khi chạy ngầm cập nhật khi bạn làm việc khác.

    • Nếu bạn sử dụng OS X 10.4.2 hoặc phiên bản mới hơn, hãy dùng Quản lý Công cụ (Widget Manager): vào Bảng điều khiển (Dashboard) và mở Thanh Công cụ (Widget Bar) bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng dấu cộng (+) ở góc. Nhấp chuột vào mục Quản lý Công cụ và bỏ chọn công cụ để vô hiệu hóa chúng, hoặc nếu đó là công cụ của một bên trung gian, gỡ bỏ hoàn toàn bằng cách nhấn vào nút xóa màu đỏ, biểu tượng hình tròn có đường kẻ. Nhấn OK để xác nhận.

    21.jpg

    8. Gỡ bỏ những ngôn ngữ không sử dụng. Nếu bạn dùng Mac OS X, tải chương trình miễn phí có tên Monolingual. Với OS X, phần nhiều dung lượng ổ cứng được dành cho bộ nhớ ảo và bị những phần mềm ngôn ngữ sẵn có ngốn sạch. Monolingual cho phép bạn gỡ bỏ những ngôn ngữ không dùng tới để giải phóng bộ nhớ.

    • Bất kể bạn sử dụng ngôn ngữ gì, đừng bao giờ xóa tập tin Tiếng Anh. Nếu bạn làm vậy OS X có thể bị lỗi.[32]

    22.jpg

    9. Nâng cấp RAM cho máy tính. Cách này có thể đặc biệt hữu ích nếu máy tính của bạn chạy chậm khi mở nhiều chương trình hoặc khi chuyển đổi giữa các chương trình. [33] Để kiểm tra xem máy có cần nâng cấp RAM hay không, mở Giám sát Hoạt động (Activity Monitor) (Thư viện (Library) → Ứng dụng (Applications) → Các dịch vụ (Utilities)) và chọn Bộ nhớ Hệ thống (System Memory). Quan sát màu sắc của biểu đồ hình tròn: nếu hầu hết là màu xanh lá và xanh dương, RAM vẫn tốt. Nếu biểu đồ phần lớn là màu đỏ và vàng, bạn nên nâng cấp RAM.[34]

    • Để kiểm tra Mac dùng loại RAM nào, vào trình đơn Apple, nhấp chuột vào Giới thiệu về Mac (About This Mac), sau đó chọn Thêm Thông tin (More Info). Ở mục Bộ nhớ (Memory) trong tab Phần cứng (Hardware), bạn có thể tìm thấy bộ nhớ, dung lượng và loại RAM mà máy tính mình đang dùng.[35]
    • Nếu bạn chọn tự cài đặt RAM, hãy tìm kiếm "RAM" và loại máy tính của bạn trên trang hỗ trợ của Apple. Apple sẽ cung cấp hướng dẫn cài đặt RAM cho nhiều loại máy.[36]

    Lời khuyên
    • Cài mới hệ điều hành sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn nhiều, nhưng sẽ xóa tất cả tập tin của bạn.
    • Như một quy tắc chung, bạn không nên động vào những thứ mình không chắc chắn. Hãy thử tham khảo một vài hướng dẫn trên mạng để tìm hiểu trước khi hành động.
    • Cách tốt nhất là tạo một điểm Khôi phục Hệ thống (System Restore) trước khi bạn gỡ cài đặt bất cứ chương trình nào hay thực hiện thay đổi nào, bạn có thể khôi phục máy tính lại điểm an toàn nếu có vấn đề gì xảy ra.
    Cảnh báo
    • Không bao giờ xóa tập tin system32 trên Windows. Tập tin này rất quan trọng để hệ điều hành chạy ổn định, nếu không bạn sẽ không thể sử dụng máy tính.