Cách để Tạo cơ sở dữ liệu máy chủ SQL

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Cơ sở dữ liệu máy chủ SQL là một trong những cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay, một phần là bởi cơ sở dữ liệu này rất dễ khởi tạo và duy trì. Với chương trình giao diện đồ họa người dùng (GUI) như SQL Server Management, bạn sẽ không còn phải bận tâm đến việc xoay sở với các dòng lệnh. Hãy đọc tiếp Bước 1 để tạo cơ sở dữ liệu và bắt đầu nhập thông tin của bạn chỉ trong vài phút.

    Các bước

    1.jpg

    1. Cài đặt phần mềm SQL Server Management Studio. Phần mềm này được cung cấp miễn phí từ Microsoft và nó cho phép bạn kết nối cũng như quản lý máy chủ SQL từ giao diện đồ họa thay vì phải sử dụng dòng lệnh.

    • Để kết nối đến một máy chủ SQL từ xa, bạn sẽ cần đến phần mềm này hoặc một phần mềm tương tự khác.
    • Người dùng Mac có thể dùng những chương trình mã nguồn mở như DbVisualizer hay SQuirreL SQL. Dù giao diện có thể sẽ khác nhau nhưng chúng cùng chia sẻ các nguyên tắc sử dụng chung. [1]
    • Bạn có thể tham khảo thêm để học cách tạo cơ sở dữ liệu bằng dòng lệnh.

    2.jpg

    2. Khởi động SQL Server Management Studio. Khi bắt đầu chạy chương trình, bạn sẽ được hỏi đâu là máy chủ mà bạn muốn kết nối. Nếu máy chủ nào đó đang được chạy và mọi thẩm quyền cần thiết để kết nối đến máy chủ đó đều đã có, bạn có thể nhập địa chỉ máy chủ và thông tin xác thực. Nếu muốn tạo cơ sở dữ liệu cục bộ, hãy đặt Database Name (Tên Cơ sở dữ liệu) là . và kiểu xác thực là "Windows Authentication".

    • Nhấp vào Connect (Kết nối) để tiếp tục.

    3.jpg

    3. Định vị thư mục Databases (Cơ sở dữ liệu). Sau khi kết nối đến máy chủ từ xa hoặc cục bộ đã được khởi tạo, cửa sổ Object Explorer sẽ được mở ở phía bên trái của màn hình. Ở đầu cây thư mục Object Explorer chính là máy chủ được kết nối. Nếu cây này chưa mở, hãy nhấp vào biểu tượng dấu "+" kế bên nó. Định vị thư mục Databases. [2]

    4.jpg

    4. Tạo cơ sở dữ liệu mới. Nhấp phải vào thư mục Databases và chọn "New Database..." (Cơ sở dữ liệu mới). Cửa sổ mới sẽ xuất hiện, cho phép bạn cấu hình cơ sở dữ liệu trước khi khởi tạo. Bạn nên đặt tên cơ sở dữ liệu sao cho dễ nhận diện. Hầu hết người dùng đều để phần còn lại ở thiết lập mặc định.[3]

    • Khi bạn nhập tên cơ sở dữ liệu, hai tập tin bổ sung sẽ được khởi tạo tự động: đó là tập tin Data (dữ liệu) và tập tin Log (nhật ký). Tập tin data lưu giữ toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của bạn còn tập tin log ghi lại mọi thay đổi trên cơ sở dữ liệu đó.
    • Nhấn OK để tạo cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu mới sẽ xuất hiện trong thư mục Databases mở rộng và có biểu tượng hình trụ.

    5.jpg

    5. Tạo bảng. Cơ sở dữ liệu chỉ lưu trữ dữ liệu khi bạn tạo được cấu trúc dành cho dữ liệu đó. Bảng lưu trữ thông tin được nhập vào cơ sở dữ liệu và để có thể nhập dữ liệu, bạn cần tạo bảng trước. Hãy mở rộng cơ sở dữ liệu mới trong thư mục Databases của bạn, nhấp phải vào thư mục Tables (Bảng) và chọn "New Table..." (Bảng mới).

    • Windows sẽ mở phần còn lại của màn hình, giúp bạn thao tác với bảng mới.

    6.jpg

    6. Tạo Primary Key (Khóa Chính). Bạn nên tạo Khóa Chính ở cột đầu tiên của bảng. Đó sẽ là số ID hay bản ghi cho phép bạn dễ dàng truy cập lại những mục này. Để tạo Khóa Chính, bạn cần nhập "ID" ở trường Column Name (Tên Cột), gõ int vào trường Data Type (Kiểu Dữ liệu) và bỏ chọn "Allow Nulls" (Cho phép bỏ trống). Nhấn vào biểu tượng Khóa trên thanh công cụ để đặt cột này làm Khóa Chính.

    • Không nên chấp nhập giá trị rỗng bởi ở đây, bạn luôn muốn mục này có giá trị ít nhất là bằng "1". Nếu cho phép bỏ trống, mục đầu tiên của bạn sẽ là "0".
    • Trên cửa sổ Column Properties (Đặc tính Cột), bạn hãy cuộn xuống đến tùy chọn Identify Specification (Thiết lập Định danh). Mở rộng và đặt "Yes" (Đúng) cho "(ls Identity)" (Là điểm nhận diện). Giá trị của cột ID sẽ tự động tăng dần qua mỗi lần nhập dữ liệu, từ đó đánh số các lần nhập liệu mới một cách tự động và hiệu quả.

    7.jpg

    7. Hiểu cấu tạo của bảng. Bảng là tập hợp của các trường hay cột. Mỗi cột đại diện cho một khía cạnh của một mục trong cơ sở dữ liệu. Chẳng hạn như, với cơ sở dữ liệu về nhân viên công ty, có thể bạn sẽ có các cột "Tên", "Họ", "Địa chỉ" và "Số_Điện_Thoại".

    8.jpg

    8. Tạo phần còn lại của các cột. Khi đã điền xong các trường của Khóa Chính, những trường mới khác sẽ xuất hiện ngay bên dưới trường đó, cho phép bạn nhập cột tiếp theo. Hãy điền các trường sao cho phù hợp và đảm bảo là bạn đã chọn đúng kiểu dữ liệu cho thông tin mà bạn sẽ nhập vào cột đó:

    • nchar(#) – Đây là kiểu dữ liệu nên dùng cho văn bản, chẳng hạn như tên, địa chỉ, v.v. Số nằm trong ngoặc đơn là số ký tự được nhập tốt đa của trường đó. Hãy thiết lập giới hạn để đảm bảo rằng kích cỡ cơ sở dữ liệu nằm trong khả năng kiểm soát. Số điện thoại nên được lưu trữ dưới định dạng này bởi chúng sẽ không được dùng trong các hàm tính toán.
    • int – Đây là kiểu dữ liệu dành cho số nguyên và thường được dùng cho trường ID.
    • decimal(x,y) – Với kiểu dữ liệu này, số sẽ được lưu trữ dưới dạng thập phân, và các con số nằm trong ngoặc đơn lần lượt thể hiện tổng số chữ số và số chữ số ở phần thập phân. Chẳng hạn như với decimal(6,2), các số sẽ được lưu trữ dưới dạng 0000.00.

    9.jpg

    9. Lưu bảng. Khi đã tạo cột xong, bạn cần lưu bảng trước khi nhập thông tin. Nhấp vào biểu tượng Save (Lưu) trên thanh công cụ và nhập tên nào đó vào bảng. Bạn nên dùng tên thể hiện được nội dung của bảng, đặc biệt là với những cơ sở dữ liệu lớn, được cấu tạo bằng nhiều bảng.

    10.jpg

    10. Thêm dữ liệu vào bảng của bạn. Lưu bảng xong, bạn đã có thể bắt đầu thêm dữ liệu vào đó. Hãy mở rộng thư mục Tables trong cửa sổ Object Explorer. Nếu bảng mới không được liệt kê ở đây, hãy nhấp chuột phải vào thư mục này và chọn Refresh (Tải lại). Nhấp chuột phải vào bảng và chọn "Edit Top 200 Rows" (Chỉnh sửa 200 dòng đầu).[4]

    • Bạn có thể bắt đầu nhập dữ liệu trên các trường được hiển thị trong cửa sổ trung tâm. Trường ID sẽ được điền tự động. Do đó, lúc này, bạn có thể bỏ qua nó. Hãy điền thông tin cho những trường còn lại. Khi nhấp vào dòng tiếp theo, bạn sẽ thấy trường ID của dòng đầu tiên được điền tự động.
    • Tiếp tục quá trình này cho đến khi nhập xong toàn bộ thông tin bạn cần.

    11.jpg

    11. Thực thi bảng để lưu dữ liệu. Khi nhập thông tin xong, bạn hãy nhấp vào nút Execute SQL trên thanh công cụ để lưu chúng vào bảng. Máy chủ SQL sẽ chạy ngầm, phân tách toàn bộ dữ liệu vào các cột mà bạn đã tạo. Nút này trống giống dấu chấm than màu đỏ. Bạn cũng có thển nhấn Ctrl+R để thực thi lệnh.
    Nếu có lỗi, hàng bị nhập sai sẽ được chỉ rõ trước khi bảng được thực thi.

    12.jpg

    12. Truy vấn dữ liệu. Đến thời điểm này, cơ sở dữ liệu đã được khởi tạo xong. Với mỗi cơ sở dữ liệu, cần bao nhiêu bảng bạn có thể tạo nhiều bấy nhiêu (có giới hạn số bảng cho mỗi cơ sở dữ liệu nhưng hầu như người dùng không phải bận tâm về giới hạn đó trừ khi họ đang làm việc với cơ sở dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp). Lúc này, bạn có thể truy vấn dữ liệu cho báo cáo hay mọi mục đích quản trị khác. Hãy tham khảo thêm về việc chạy truy vấn với cơ sở dữ liệu.