Cách để Thiết lập máy tính mới

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Với máy tính để bàn Windows, Với máy tính Mac hoặc MacBook, Với laptop Windows

    Bạn vừa mới đặt mua một chiếc máy tính mới toanh? Cho dù là bạn đang thiết lập máy tính để bàn/xách tay Windows hay Mac/MacBook mới thì cũng sẽ có một vài vấn đề cần lưu ý trước khi bắt đầu lướt web hoặc chơi game. Bạn cần chắc chắn rằng phần cứng được kết nối đúng cách, đồng thời cài đặt tất cả bản cập nhật gần nhất để giúp cho trải nghiệm sử dụng máy tính mới trở nên hài lòng nhất có thể.

    Phương pháp 1: Với máy tính để bàn Windows

    1.jpg

    1. Khui hộp linh kiện. Tùy vào sự lựa chọn và nơi mua máy tính, bạn sẽ có hoặc không có những linh kiện sau:
    Thùng CPU - Đây có thể là tất cả những gì bạn có nếu như chỉ mua thùng máy. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần mua thêm màn hình, chuột và bàn phím mới có thể sử dụng máy tính.

    • Màn hình - Không phải máy tính nào cũng đi kèm màn hình. Nếu bạn đang nâng cấp máy tính thì thường sẽ sử dụng lại màn hình cũ.
    • Chuột và bàn phím - Hầu hết những hệ thống hoàn chỉnh đều đi kèm với hai thiết bị này, nhưng bạn có thể cân nhắc việc nâng cấp lên loại tốt với hiệu năng cao hơn.
    • Loa - Đôi khi loa được tích hợp trong màn hình, nhưng không phải lúc nào cũng đi kèm.
    • Máy in - Một số hệ thống kèm theo máy in, nhưng thường thì thiết bị này cần được mua riêng.

    2.jpg

    2. Đặt thùng máy. Đặt thùng CPU nằm gần vị trí dự định với không gian đủ cho tất cả quạt thông gió. Cánh quạt thường nằm phía sau thùng máy, nhưng đôi khi cũng được thiết kế ở bên hông, đằng trước hoặc phía trên. Hạn chế đặt thùng máy ở giữa các ngăn kéo hay trong tủ. Nếu sử dụng máy tính như PC rạp hát tại gia, bạn cần đảm bảo rằng vị trí của máy khi đặt trong tủ luôn thông thoáng từ mọi phía và không đóng kín tủ này.

    3.jpg

    3. Kết nối màn hình với thùng máy. Nối màn hình hoặc TV vào một trong các cổng màn hình ở phia sau thùng máy. Hầu hết máy tính hiện đại đều có cổng HDMI - cách dễ nhất để kết nối. Màn hình thường kết nối theo chuẩn DVI hoặc HDMI, một số loại đời cũ sẽ sử dụng cổng VGA.

    • Màn hình cũng cần được cắm vào nguồn điện.
    • Nếu dùng card màn hình chuyên dụng, bạn cần chắc chắn rằng màn hình đã kết nối với card đồ họa chứ không phải bo mạch chủ. Bạn sẽ không thể tận dụng card đồ họa nếu chưa kết nối màn hình. Cổng màn hình dành cho card chuyên dụng sẽ nằm ở phía dưới đằng sau thùng máy.

    4.jpg

    4. Kết nối chuột và bàn phím. Hầu hết chuột và bàn phím đều kết nối thông qua cổng USB. Nếu bạn đang thiết lập PC đời cũ và lạ thì có thể phải kết nối chuột cùng với bàn phím bằng cổng PS/2. Những cổng này được ký hiệu màu khớp với đầu nối của bàn phím/chuột và thường nằm ở phía trên đằng sau thùng máy.

    5.jpg

    5. Kết nối loa (nếu có). Cắm loa vào máy tính theo những mã màu như hướng dẫn. Bạn cần chắc chắn rằng tất cả các trạm loa được đặt đúng bên và loa đã kết nối với nguồn điện nếu cần thiết.
    Xem thêm trên mạng để biết cách thiết lập loa máy tính.

    6.jpg

    6. Cắm điện thùng máy. Nếu có thể, bạn hãy cắm thùng máy vào ổ điện dài chống tăng áp hoặc bộ lưu điện (UPS). Điều này sẽ giúp bảo vệ máy tính trong trường hợp điện áp tăng vọt hoặc mất điện.
    Có thể bạn cần bật công tắt nguồn sang vị trí ON. Công tắc này thường nằm gần dây nguồn.

    7.jpg

    7. Khởi động máy tính. Nhấn nút nguồn (Power) đằng trước máy tính để khởi động. Nếu mua máy tính với hệ điều hành được cài đặt sẵn như Windows hay Linux, bạn sẽ được hướng dẫn thông qua quá trình thiết lập ban đầu. Hãy tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để nhập vị trí và tạo tài khoản người dùng. Nếu máy tính chưa có sẵn hệ điều hành (trường hợp này ít khi xảy ra), bạn sẽ phải tự cài đặt.
    Xem thêm trên mạng để biết cách cài đặt Windows.

    8.jpg

    8. Kết nối mạng. Để tải bất kỳ chương trình hoặc bắt đầu sử dụng Internet, bạn cần kết nối máy tính với mạng. Bạn có thể kết nối Wi-Fi nếu máy tính có card mạng không dây, hoặc kết nối với bộ định tuyến (router)/bộ điều giải (modem) thông qua cáp Ethernet.

    • Xem hướng dẫn này để biết cách thiết lập mạng Wi-Fi.
    • Nếu bạn muốn kết nối thông qua cáp Ethernet, hãy cắm cáp Ethernet để nối máy tính với router/modem. Bạn sẽ không cần phải tiến hành thêm bất kỳ thao tác nào. Hãy xem thêm hướng dẫn này để biết cách thực hiện.

    9.jpg

    9. Tải tất cả bản cập nhật. Rất có thể hệ điều hành và các chương trình có sẵn đã được cập nhật từ lúc máy tính được lắp ráp. Lúc này hệ thống sẽ yêu cầu bạn tải và cài đặt các bản cập nhật (nếu có), việc này rất quan trọng để máy tính vận hành an toàn và ổn định.

    • Xem thêm trên mạng để biết cách cài đặt các bản cập nhật Windows mới nhất.
    • Có thể bạn sẽ được nhắc khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cập nhật.

    10.jpg

    10. Cài đặt các chương trình chủ yếu. Bây giờ khi máy tính đã kết nối Internet và Windows cũng cập nhật xong, bạn có thể bắt đầu cài đặt những chương trình thiết yếu. Nếu đang nâng cấp máy tính thì bạn không nên chỉ cài lại toàn bộ chương trình cũ đã từng sử dụng. Thay vào đó, hãy dành thời gian để xác định những gì bạn thực sự cần. Nếu chỉ cài đặt những chương trình thiết yếu thì máy tính sẽ vận hành trơn tru hơn.

    • Phần mềm diệt vi-rút - Dù thế nào thì đây sẽ là chương trình đầu tiên mà bạn nên cài. Chương trình diệt vi-rút sẽ bảo vệ máy tính trước mã độc và phần mềm độc hại, đây là lớp an ninh không thể thiếu khi máy tính kết nối Internet. Bạn có thể xem thêm trên mạng để biết cách cài đặt phần mềm diệt vi-rút.
    • Trình duyệt yêu thích - Windows thường đi kèm với Internet Explorer, nhưng nhiều người lại thích các trình duyệt khác. Có khá nhiều sự lựa chọn, bao gồm Chrome, Firefox và Opera.
    • Trình soạn thảo/xử lý văn bản - Hầu hết mọi người sử dụng máy tính của họ như văn phòng tại gia với các chương trình xử lý văn bản và trang tính (nếu cần thiết). Microsoft Office được thiết kế để tích hợp với Windows và nhiều khả năng máy tính của bạn sẽ có sẵn một bộ công cụ văn phòng phiên bản dùng thử.
    • Game - Ai cũng thích được thư giãn sau những lúc làm việc, vì thế bạn có thể cân nhắc việc cài đặt một vài trò chơi. Windows hỗ trợ hầu hết các game của bất kỳ hệ điều hành nào, bên cạnh đó cũng có vô số cách để bạn tìm và tải (hoặc mua) trò chơi. Một số game tiêu biểu phổ biến bao gồm Steam, GOG, Origin và Desura.

    11.jpg

    11. Cá nhân hóa máy tính. Sau khi đã hoàn tất những quá trình nhàm chán, giờ là lúc biến chiếc máy tính mới thành của bạn. Bạn có thể đổi màn hình nền desktop, cài đặt con trỏ chuột mới, đổi phông chữ hay thậm chí là thay đổi hoàn toàn cách tổ chức Windows bằng phần mềm đặc biệt.

    • Xem thêm trên mạng để biết cách tùy chỉnh hoàn toàn máy tính để bàn Windows.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Với máy tính Mac hoặc MacBook

    12.jpg

    1. Khui thùng và lắp ráp các linh kiện. Hầu hết máy tính để bàn Mac đều bao gồm những hạng mục độc lập được tích hợp trong màn hình. Bạn chỉ cần cắm điện màn hình rồi kết nối chuột và bàn phím thông qua cáp USB.

    13.jpg

    2. MacBook chỉ cần được cắm điện để sạc pin. Bạn có thể khởi động bất kỳ lúc nào nếu máy được cắm điện.

    14.jpg

    3. Bật máy tính Mac. Bạn sẽ được hướng dẫn thông qua quá trình Setup Assistant để thiết lập cấu hình cho máy tính Mac trong lần đầu sử dụng. Hãy tiến hành theo hướng dẫn trên từng màn hình để thiết lập vị trí, ngôn ngữ và tạo tài khoản mới.

    15.jpg

    4. Di chuyển dữ liệu cũ. Nếu đã dùng máy tính Mac trước đây, bạn có thể sử dụng Setup Assistant để chuyển thiết lập và dữ liệu sang máy mới. Bạn có thể chuyển hầu như toàn bộ mọi thứ sang máy mới thông qua Wi-Fi, cáp USB, Ethernet hoặc FireWire.

    • Nói chung, bạn chỉ nên chuyển những dữ liệu quan trọng. Bất kỳ ứng dụng nào mà bạn đã sử dụng cũng có thể được cài đặt lại. Như vậy thì hiệu suất máy tính sẽ cao hơn vì bạn không phải chuyển cả những nội dung đã làm chậm hệ thống trước đó.

    16.jpg

    5. Kết nối với mạng. Trước khi có thể tải bất kỳ bản cập nhật hay ứng dụng nào, bạn cần kết nối mạng. Hầu hết máy tính Mac đều được tích hợp card mạng không dây, cho phép bạn kết nối với Wi-Fi gia đình, trường học hoặc nơi làm việc. Một số máy Mac còn có cổng Ethernet để bạn kết nối trực tiếp với modem hoặc router thông qua cáp Ethernet

    • Xem thêm hướng dẫn này để biết cách kết nối với mạng Wi-Fi.
    • Nếu bạn đang kết nối thông qua cáp Ethernet thì chỉ cần cắm cáp Ethernet vào cổng Ethernet đằng sau máy Mac, sau đó cắm đầu còn lại vào cổng có sẵn trên router. Mac sẽ lo phần còn lại.

    17.jpg

    6. Cập nhật OS X. Sau khi kết nối mạng, việc đầu tiên bạn cần làm là chắc chắn rằng tất cả bản cập nhật mới nhất đã được cài đặt. Nhiều khả năng các bản cập nhật của Mac OS X và chương trình có sẵn đã phát hành vào lúc đóng gói máy Mac, vì thế bạn cần đảm bảo rằng những bản cập nhật khả dụng đều được cập nhật trước khi tiếp tục.

    • Để kiểm tra và cài đặt bản cập nhật, bạn nhấp vào trình đơn Apple và chọn "Software Update" (Cập nhật phần mềm). Hệ thống sẽ kiểm tra bản cập nhật khả dụng trong vài phút và hiển thị một danh sách. Hãy xác nhận rằng bạn muốn cài đặt các bản cập nhật.
    • Có thể bạn cần khởi động lại máy Mac trong suốt quá trình cập nhật.

    18.jpg

    7. Cài đặt ứng dụng thiết yếu. Bây giờ máy tính Mac đã trực tuyến và được cập nhật, bạn có thể bắt đầu cài đặt những ứng dụng cần thiết hàng ngày. Việc cài đặt ứng dụng trên Mac khá đơn giản. Chỉ cần mở tập tin DMG mà bạn đã tải, kéo tập tin ứng dụng và thả vào thư mục Applications.

    • Năng suất/Tổ chức - Mac có sẵn rất nhiều phần mềm tổ chức và tăng năng suất làm việc. Tất cả mọi thứ từ những ứng dụng lập kế hoạch hàng ngày đến các gói công cụ văn phòng hoàn chỉnh đều có thể được tìm thấy trên Mac Store. Microsoft có phiên bản Office dành cho Mac và bản thân Apple cũng có bộ công cụ văn phòng riêng là Pages và Numbers.
    • Trình duyệt - Mac đi kèm với Safari, nhưng bạn có thể cài đặt trình duyệt khác nếu muốn. Chrome cho phép người dùng đồng bộ hóa thiết lập trình duyệt sang bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng, điều này rất hữu ích nếu bạn có nhiều máy tính với các hệ điều hành khác nhau. Firefox cũng là một tùy chọn phổ biến khác và tất cả đều miễn phí.
    • Đa phương tiện - Mac nổi tiếng bởi khả năng sử dụng đa phương tiện, vì thế bạn có thể cân nhắc việc cài đặt một số ứng dụng đa phương tiện tốt. VLC player là một trình phát video thiết yếu, bên cạnh đó còn có rất nhiều chương trình chỉnh sửa ảnh, video và nhạc.
    • Game - Càng ngày càng có nhiều game tương thích trên OS X. Ngày nay, Steam là phương pháp đơn giản và phổ biến để truy cập nhiều game khác nhau trên Mac, ngoài ra còn có rất nhiều sự lựa chọn từ Mac Store.
    • Tiện ích - Mac cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hệ thống và mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhờ các tiện ích hỗ trợ. Có rất nhiều sự lựa chọn, từ quản lý bộ nhớ đến tự động hóa hệ thống.

    19.jpg

    8. Tùy chỉnh màn hình desktop. Bạn có thể thay đổi hình nền desktop nhằm cá nhân hóa máy tính. Cũng có những phần mềm cho phép bạn tùy chỉnh thanh Dock (chẳng hạn như DockMod) và sắp xếp lại các biểu tượng lộn xộn trên màn hình desktop (ví dụ như Desktop Groups).

    • Bạn có thể sử dụng Dashboard để thêm widget vào OS X. Đây là những công cụ cho phép bạn truy cập nhanh chóng mà không phải khởi động chương trình. Để truy cập Dashboard, hãy nhấp vào biểu tượng Dashboard trong thanh Dock. Bạn có thể thêm widget bằng cách nhấp vào dấu "+" ở góc dưới bên trái Dashboard và chọn "More Widgets...". Trang tải Widget sẽ mở ra để bạn duyệt tìm trên những widget sẵn có.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Với laptop Windows

    20.jpg


    1. Khui thùng các linh kiện. Máy tính xách tay thường đi kèm với dây sạc và pin. Một số máy tính đã lắp sẵn pin, hoặc có thể bạn phải tự lắp sau khi mở hộp.

    21.jpg

    2. Cắm điện laptop và bật máy. Hầu hết laptop không được sạc đầy khi đến tay người tiêu dùng nên có thể bạn cần sạc đầy pin trước khi mở máy vào lần đầu. Tuy vậy, bạn cũng có thể cắm điện và khởi động máy bất kỳ lúc nào.

    22.jpg

    3. Kết nối với mạng. Trước khi tải bất kỳ chương trình nào hoặc sử dụng Internet, bạn cần kết nối máy tính với mạng. Hầu hết laptop thường sử dụng mạng Wi-Fi, nhưng một số máy tính xách tay cũng có cổng Ethernet và bạn có thể kết nối thông qua cáp Ethernet.

    • Xem thêm hướng dẫn này để biết cách thiết lập mạng Wi-Fi.
    • Nếu laptop không có cổng Ethernet nhưng bạn muốn kết nối mạng dây thì có thể sử dụng bộ chuyển đổi USB Ethernet. Hãy cắm bộ chuyển đổi USB vào cổng USB trên máy tính, kết nối sẽ tự động được cài đặt.

    23.jpg

    4. Tải tất cả bản cập nhật. Nhiều khả năng hệ điều hành và các chương trình có sẵn đã được cập nhật vào thời điểm lắp ráp máy tính. Có thể bạn sẽ được yêu cầu tải và cài đặt các bản cập nhật, yếu tố quan trọng nhằm giữ cho máy tính được an toàn và ổn định.

    • Xem thêm trên mạng để biết cách cài đặt phiên bản Windows mới nhất.
    • Có thể hệ thống sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cập nhật.

    24.jpg

    5. Cài đặt những chương trình thiết yếu. Bây giờ khi máy tính đã kết nối Internet và Windows cũng cập nhật xong, bạn có thể bắt đầu cài đặt những chương trình thiết yếu. Nếu đang nâng cấp máy tính thì bạn không nên chỉ cài lại toàn bộ chương trình cũ đã từng sử dụng. Thay vào đó, hãy dành thời gian để xác định những gì bạn thực sự cần. Nếu chỉ cài đặt những chương trình thiết yếu thì máy tính sẽ vận hành nhanh hơn.

    • Phần mềm diệt vi-rút - Dù thế nào thì đây sẽ là chương trình đầu tiên mà bạn nên cài. Chương trình diệt vi-rút sẽ bảo vệ máy tính trước mã độc và phần mềm độc hại, đây là lớp an ninh không thể thiếu khi máy tính kết nối Internet. Bạn có thể xem thêm trên mạng để biết cách cài đặt phần mềm diệt vi-rút.
    • Trình duyệt yêu thích - Windows thường đi kèm với Internet Explorer, nhưng nhiều người lại thích các trình duyệt khác. Có khá nhiều sự lựa chọn, bao gồm Chrome, Firefox và Opera.
    • Trình soạn thảo/xử lý văn bản - Hầu hết mọi người sử dụng máy tính của họ như văn phòng tại gia với các chương trình xử lý văn bản và trang tính (nếu cần thiết). Microsoft Office được thiết kế để tích hợp với Windows và nhiều khả năng máy tính của bạn sẽ có sẵn một bộ công cụ văn phòng phiên bản dùng thử.
    • Game - Ai cũng thích được thư giãn sau những lúc làm việc căng thẳng, vì thế bạn có thể cân nhắc việc cài đặt một vài trò chơi. Laptop thường không mạnh bằng máy tính để bàn, vì thế bạn có thể gặp khó khăn khi chạy những game đồ họa đẹp đòi hỏi cấu hình cao. Tuy nhiên, trường hợp này là ngoại lệ với một số laptop chơi game chuyên dụng có cấu hình tương đương máy tính để bàn cao cấp. Một số tựa game phổ biến hàng đầu bao gồm Steam, GOG, Origin và Desura.

    25.jpg

    6. Cá nhân hóa máy tính. Sau khi đã hoàn tất những quá trình nhàm chán, giờ là lúc biến chiếc máy tính mới thành của bạn. Bạn có thể đổi màn hình nền desktop, cài đặt con trỏ chuột mới, đổi phông chữ hay thậm chí là thay đổi hoàn toàn cách tổ chức Windows bằng phần mềm đặc biệt.

    • Xem thêm trên mạng để biết cách tùy chỉnh hoàn máy tính Windows.