Cách để Xóa tài khoản Paypal

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Đóng tài khoản

    Đóng tài khoản

    1.jpg

    1. Truy cập vào trang web https://www.paypal.com bằng trình duyệt. Nhập https://www.paypal.com vào thanh địa chỉ và nhấn phím ⏎ Return. Sau đó đó kích chuột vào nút Log in (Đăng nhập) ở góc trên bên phải cửa sổ.

    • Bạn không thể hủy kích hoạt tài khoản của mình từ ứng dụng Paypal trên di động.

    2.jpg

    2. Đăng nhập vào PayPal. Nhập email liên kết với tài khoản và mật khẩu của bạn vào các trường được dán nhãn và kích chuột vào Log In.

    • Trước khi đóng tài khoản, bạn phải đảm bảo kiểm tra lại tài khoản và chuyển khoản hết tiền còn lại cho tài khoản ngân hàng của mình.
    • Nếu có bất kỳ vấn đề nào chưa được giải quyết, như tranh chấp, hoặc giao dịch đang chờ xử lý, thì bạn không thể đóng tài khoản của mình cho đến khi vấn đề được giải quyết.

    3.jpg

    3. Kích chuột vào biểu tượng ⚙️ ở góc trên bên phải cửa sổ.

    4.jpg

    4. Kích vào nút ACCOUNT (Tài khoản) ở gần đầu cửa sổ.

    5.jpg

    5. Kéo chuột xuống và kích vào Close (Đóng). Nó nằm cạnh dòng "Close your account" (Đóng tài khoản của bạn) trong phần "Account options" (Tùy chọn tài khoản).

    6.jpg

    6. Thực hiện theo yêu cầu trên màn hình.

    7.jpg

    7. Chọn lý do bạn đóng tài khoản và kích vào nút Continue (Tiếp tục).

    8.jpg

    8. Sau đó kích chuột vào Close Account (Đóng tài khoản). Như vậy tài khoản PayPal của bạn sẽ bị đóng.

    • Khi đã đóng tài khoản PayPal, bạn không thể mở lại tài khoản này được.[1]

    Lời khuyên
    • Nếu bạn muốn hủy đăng ký thanh toán trên PayPal, thay vì hủy toàn bộ tài khoản, bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan như:
    • Huỷ đăng ký PayPal
    • Hủy khoản thanh toán định kỳ trong PayPal
    Cảnh báo
    • Nếu đóng tài khoản PayPal, bạn sẽ không thể mở lại được. Mọi giao dịch được lên lịch trước đó hoặc giao dịch chưa hoàn thành liên quan đến tài khoản đều bị hủy bỏ. Bạn không thể đóng tài khoản của mình nếu tài khoản bị hạn chế, có vấn đề chưa được giải quyết hoặc có số dư.