Cách lấy điểm cao môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT quốc gia

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Môn Ngữ Văn thường là "bài toán khó" với nhiều thí sinh. Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, các sĩ tử có thể tham khảo bí quyết học và làm tốt môn Ngữ Văn dưới đây.

    Qua đề thi thử tham khảo môn thi Ngữ Văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT, có thể thấy, muốn làm tốt môn thi này, thí sinh cần làm tốt từng phần, từ phần đọc hiểu đến phần viết đoạn văn và bài văn nghị luận văn học.

    01.jpg
    Phần đọc hiểu
    Tại phần đọc hiểu, ngân hàng kiến thức là vô cùng nhiều. Thí sinh cần phải biết những dạng câu hỏi nào thường gặp, câu hỏi nào ít gặp để khoanh vùng ôn tập.

    Tham khảo:
    • Câu 1 thường là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học. Để làm tốt câu này, sĩ tử cần nắm rõ về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phương thức lập luận, đề tài, thể loại,…
    • Câu 2 người học chú ý câu hỏi dạng như: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) được nói đến trong đoạn trích là gì?", hay "Anh/ chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) trong đoạn trích trên?"...
    • Câu 3 thường ở dạng: vì sao sao tác giả cho rằng (ý kiến)?
    • Câu 4 thường kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng của thí sinh vào thực hành. Dạng câu hỏi thường gặp là: "Anh/chị có đồng quan điểm với tác giả không? Vì sao?", "Bài học rút ra từ đoạn trích trên?"...

    Phần làm văn

    1. Câu 1


    Đối với câu viết đoạn văn, dạng thường gặp là bàn về một đạo lý, triết lý cuộc sống như thành công, trung thực... hay hiện tượng xã hội và rút ra bài học với bản thân.
    • Với câu hỏi về đạo lý cuộc sống, thí sinh cần trả lời được các câu hỏi "Định nghĩa", "Tại sao?", "Ngược lại thì như thế nào?", sau đó kết luận. Bạn cần thể hiện quan điểm của mình và đưa bằng chứng trong cuộc sống để chứng minh quan điểm đó.
    • Với câu hỏi về hiện tượng trong cuộc sống, thí sinh cần trả lời các câu hỏi trọng tâm: Vấn đề gì đang diễn ra? Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới xã hội? Nguyên nhân của hiện tượng? Bài học rút ra được sau khi chứng kiến hiện tượng đó là gì?...

    2. Câu 2

    • Đây cũng là câu hỏi khó và chiếm nhiều điểm số trong cả bài thi. Bạn nên tập trung nghe giảng, vạch ra các ý chính trong tác phẩm rồi mới học đến các chi tiết phụ. Cách này giúp bạn dễ học, dễ nhớ và không lo bỏ sót ý khi làm bài. Thí sinh cũng nên tập viết nhiều, tìm và giải các đề thi của năm trước để không bỡ ngỡ.
    • Để học hiệu quả, thí sinh có thể nhóm các tác phẩm theo từng nhóm như theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi,...), trào lưu, thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận),... để tiện ghi nhớ và phân tích.
    • Lưu ý khác là thí sinh cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý.