Chăm sóc và theo dõi bệnh lý cho bé mới sinh

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Chăm sóc những ngày đầu tiên con chào đời có thể khiến mẹ bỡ ngỡ, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Mẹ đừng lo lắng nhé! Hãy quan sát con yêu, mẹ sẽ nhanh chóng nắm bắt các nhu cầu và mong muốn của bé. Dưới đây là hướng dẫn BSCK II Trần Liên Anh, trưởng khoa Sơ sinh bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City về những kiến thức và kỹ năng cơ bản để mẹ có thể chăm sóc bé đúng cách, đồng thời nhận biết các bệnh lý ở trẻ mới sinh, giúp cho con yêu có một khởi đầu hoàn hảo!
    12.jpg
    1. Theo dõi phân và nước tiểu
    Trong 24h tuổi phải có phân su và nước tiểu. Trẻ bú sữa mẹ phân màu vàng, có thể đi tiểu và đi ngoài ngày 6-8 lần.
    Phân không bình thường: Phân đen, phân có nhầy máu.

    2. Chăm sóc da và rốn
    2.1 Chăm sóc da

    - Tắm cho bé sau sinh 24h và tắm hàng ngày. Nhiệt độ nước tắm 36-37 độ C(mùa hè), 37-38 độ C (mùa đông). Thời gian tắm không quá 10 phút và sử dụng nước ấm bình thường.
    - Thay bỉm thường xuyên, rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi ngoài.

    2.2 Chăm sóc rốn
    - Mẹ rửa tay trước khi vệ sinh rốn cho bé.
    - Giữ tã phía dưới rốn cho đến khi cuống rốn rụng.
    - Vệ sinh rốn bằng gạc tẩm cồn 70 độ C, lau xung quanh từ chân rốn lên đến cuống rốn, 1-2 và 4/7 lần/ngày.
    - Không quấn gạc, bôi đắp bất cứ thứ gì lên rốn.
    Những dấu hiệu bất thường: Rốn chảy dịch có mùi hôi, có mủ, chảy máu không tự cầm. Da xung quanh rốn nề, đỏ. Nếu sốt phải KHÁM LẠI NGAY.

    3. Theo dõi vàng da
    Kiểm tra dưới ánh sáng tự nhiên ban ngày, nhìn màu sắc da ở vết ngón tay ấn lên vùng da định khám. Nếu da có vàng đến chân, màu vàng cam, vàng rơm phải đến khám lại ngay.

    Những dấu hiệu bất thường khác: Li bì, bú kém, bỏ bú, ho,... chảy nước mũi, khó thở, tím, sốt, co giật... đến khám lại ngay.

    4. Khuyến cáo sàng lọc sơ sinh
    - Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh: Xét nghiệm máu làm sàng lọc 3 bệnh lý sơ sinh (bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản thượng thận bẩm sinh).
    - Sàng lọc thính lực: Sàng lọc điếc bẩm sinh.

    13.jpg
    Sàng lọc mất thính lực bẩm sinh ở sơ sinh: Phát hiện sớm & can thiệp thính lực cho trẻ
    - Có thể siêu âm thóp, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng (nếu cần).