Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


    36.jpg
    Không ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta!

    • Mở bài:
    Ca dao, tục ngữ là kho tàng trí tuệ của con người. Bằng những câu nói ngắn gọn súc tích cha ông ta gửi gắm vào đó những lời khuyên bổ ích về đời sống xã hội và lao động sản xuất. Không chỉ là lời khuyên bảo, tục ngữ còn là kết tinh của biết bao tình cảm yêu mến, khát vọng hướng đến tương lai của lớp lớp cha ông đi trước nhằm bồi đắp cho các thế hệ mai sau những phẩm chát tốt đẹp nhất.
    Câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thể hiện sâu sắc tâm tư, tình cảm đó.
    • Thân bài:
    * Giải thích:
    – Về nghĩa đen:
    + Một cây : là số ít, chỉ cá nhân.
    + Ba cây : là số nhiều, chỉ tập thể.
    + Non, hòn núi cao: chỉ thành công, sự nghiệp lớn lao.
    Ý nghĩa : Một người khó có thể làm nên thành công. Nhưng nhiều người biết họp sức lại sẽ tạo dựng được thành công lớn.

    * Chứng minh
    Nhà thơ Tố Hữu từng nói : “Một người đâu phải nhân gian. Sống trong một đóm lửa tàn mà thôi”.
    Mọi thành công có được là do sự kiên trì của con người trong công việc muốn có thành công thì phải biết hợp sức cùng người khác, tương trợ lẫn nhau cùng hướng đến mục đích chung. Bởi không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta. Sức mạnh tập thể là một sức mạnh to lớn, có thể đưa tập thể vượt qua mọi khó khăn thử thách mà mỗi cá nhân không thể làm được.
    Câu chuyện bó đũa đã để lại cho ta bài học hết sức thâm thúy về tinh thần đoàn kết, tương trợ ấy. Chuyện kể rằng, có một phú ông lúc sắp lâm chung đã gọi các con lại và đưa ra một bó đũa rồi nói:
    – Trong các con, ai bẻ gãy được bó đũa này sẽ được phần nhiều nhất trong số tài sản cha để lại.
    Lần lượt từng người đều cố gắng hết sức không thấy bé gãy.
    Phú ông nhận lại bó đũa và điềm tĩnh bẻ gãy từng chiếc đũa trước sự kinh ngạc của cá người con.
    Rồi ông nói : “Mỗi chiếc đũa khi tách ra khỏi bó dễ dàng bị bẽ gãy. Nhưng nếu chúng hợp sức lại thì không ai có thể bẽ gãy chúng. Các con cũng phải thế. Khi cha mất đi, các con phải biết đoàn kết lại, đừng vì vật chất của cải mà rời xa nhau”.
    Bác Hồ cũng từng nói : “Đoàn kết thì sống. Chia rẽ thì chết “. Chính sự hợp sức của nhiều người nên sức mạnh to lớn. Giống như việc một cái cây đơn độc sẽ dễ bị quật ngã bởi gió bão. Nhưng gió bão không thể nào hủy diệt nỗi một khu rừng khi các cây đứng tựa vào nhau.
    Tinh thần đoàn kết đã làm nên sức mạnh của dân tộc ta từ bao đời nay. Trong quá khứ, khi đất nước có chiến tranh, tinh thần ấy tạo nên một làn sóng mạnh mẽ quét sạch kẻ xâm lăn ra khỏi bờ cõi. Khi đất nước hòa bình tinh thần ấy trở thành sức mạnh hăng say trong lao động sản xuất.

    Phê phán:
    Trông cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Những người như thế thật đáng chê trách.

    Bài học:
    Sống phải biết đoàn kết gắn bó với nhau.
    • Kết bài:
    Không ai có thể một mình mà làm nên một thế giới. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau sẽ giúp ta vượt qua khó khăn chiến thắng nghịch cảnh, đạt đến thành công.