Chứng minh nhân dân ta từ xưa đã sống đúng với đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Chứng minh nhân dân ta từ xưa đã sống đúng với đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


    33.jpg
    Sống có lòng biết ơn là lối sống đẹp

    • Mở bài:
    Trong cuộc sống của ta, đạo đức là một yếu tố cực kì quan trọng để hình thành nên nhân cách. Đạo đức thể hiện qua sự văn minh tính cách của riêng họ. Trong đó có cả sự biết ơn, nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình vượt qua khó khăn. Đó là chân lí, chính vì vậy ông cha ta luôn có câu: “Uống nước nhớ ngồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
    • Thân bài:
    Từ việc mượn hình ảnh “ăn quả”“trồng cây” ý nói rằng khi hưởng thụ thành quả, cần nhớ tới những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt để làm ra.
    Về nghĩa đen: quả là sản phẩm của cây, kẻ trồng cây là người đã trồng và chăm bón cho cây.
    => ý nghĩa: khi ăn quả của cây này hãy nhớ ơn người đã trồng ra.
    Về nghĩa bóng: quả là thành quả lao động, kẻ trồng cây là người tạo ra thàng quả lao động ấy.
    => ý nghĩa: khi hưởng thụ thành quả lao động do người khác làm ra, hãy ghi nhớ công ơn của họ.
    Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Chúng ta biết ơn cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã sinh ra tổ tiên ngày xưa. Biết ơn ngững vị vua Hùng đã khổ công gây dựng nên non nước này. Biết ơn những anh hùng đã hi sinh thân mình bảo vệ đất nước. Chúng ta cần phải biết ơn cuộc sống này đã cho ta muôn vàng thách thức để rèn luyện lại chính mình.
    Và chúng ta trả ơn họ và cuộc sống này bằng cách giúp đỡ người khác như ông cha ta ngày xưa. Có hai người mà em nợ ơn họ cả đời này em trả cũng chẳng hết đó chính là ba mẹ. Người sinh ra ta nuôi nấng ta mà không cần đến sự đền đáp. Khó có thể nói rằng ai cũng có đủ tình cha và tình mẹ. Có những người họ không có đủ tình thương của cả hai. Thật vậy lòng biết ơn rất cần thiết đối với con người, giúp con người gắn kết lại với nhau. Nếu như không có lòng biết ơn thì dù mình có khổ cực đến mấy cũng sẽ không có ai giúp đỡ. Sự gắn kết giữa người với người là minh chứng cho lòng biết ơn sâu sắc.
    Mỗi người ai cũng chỉ có một lần sống hãy biết ơn những gì mình đang có và cùng chia sẽ nó với mọi người. Hãy ghi nhớ những giây phút mình có thể sống. Hãy ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình và đặc biệt là cha mẹ. Người đã hi sinh tuổi thanh xuân của họ mà không một lời oán than hay trách móc và cũng chẳng cần nhận lại. Hãy dành tặng những thứ mà mình có cho cha mẹ dù biết rằng cát đời này sẽ không bao giờ trả hết. Câu“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho ta biết rằng sống ở đời nếu đã mang ơn người nào thì phải ghi nhớ và dùng cả tấm lòng để trả ơn.
    • Kết bài:
    Câu tục ngữ là một lời nhắc nhở sâu sắc, đầy ý nghĩa đối với mỗi con người. Trong thời đại mới, khi đời sống vật chất lên ngôi, cần phải giữ vững đạo lí làm người, tránh để bản thân trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, lạnh lùng và vô cảm.