Công nghệ 10 Bài 3: Sản xuất giống cây trồng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I - Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
    1. Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống
    2. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
    3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất
    II - Hệ thống sản xuất giống cây trồng
    Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn:
    • Giai đoạn một: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC):
      • Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao
      • Tiến hành tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách
    • Giai đoạn hai: Sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) từ siêu nguyên chủng (SNC):
      • Hạt giống NC là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC
      • Tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng
    • Giai đoạn ba: Sản xuất hạt giống xác nhận (XN):
      • Hạt giống XN được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
      • Tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất
    Tóm lại: Hệ thống sản xuất giống có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

    [​IMG]

    Hình 1. Hệ thống sản xuất giống cây trồng

    III - Quy trình sản xuất giống cây trồng
    1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
    Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được xây dựng dựa vào các phương thức sinh sản của cây trồng

    a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn
    a.1. Sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    [​IMG]

    Hình 2. Sơ đồ sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (hạt SNC), chọn cây ưu tú
    [​IMG]

    Hình 2.1. Quy trình năm thứ nhất sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng
    [​IMG]

    Hình 2.2. Quy trình năm thứ hai sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ ba: Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng
    [​IMG]

    Hình 2.3. Quy trình năm thứ ba sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng
    [​IMG]

    Hình 2.4. Quy trình năm thứ tư sản xuất giống theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn

    a.2. Sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn
    Các giống nhập nội, các giống bị thoái hoá (không còn giống siêu nghuyên chủng) sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng.

    [​IMG]

    Hình 3. Sơ đồ sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ nhất: Gieo hạt của vật liệu khởi đầu (cần phục tráng) chọn cây ưu tú
    [​IMG]

    Hình 3.1. Quy trình năm thứ nhất sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ hai: Đánh giá dòng lần 1. Gieo hạt cây ưu tú thành dòng, chọn hạt của 4 đến 5 dòng tốt nhất để gieo ở năm thứ ba
    [​IMG]

    Hình 3.2. Quy trình năm thứ hai sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ ba: Đánh giá dòng lần 2. Hạt của dòng tốt nhất chia làm hai để nhân sơ bộ và so sánh giống. Hạt thu được là hạt siêu nguyên chủng đã phục tráng
    [​IMG]

    Hình 3.3. Quy trình năm thứ ba sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ tư: Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng
    [​IMG]

    Hình 3.4. Quy trình năm thứ tư sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn

    • Năm thứ năm: Sản xuất hạn giống xác nhận từ hạt giống nguyên chủng
    [​IMG]

    Hình 3.5. Quy trình năm thứ năm sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn


    Bài tập minh họa
    Câu 1
    Cho biết những điểm (nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện) khác nhau của từng giai đoạn trong hệ thống sản xuất giống cây trồng?

    Gợi ý trả lời:

    [​IMG]

    Câu 2
    Quy trình sản xuất giống theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở điểm nào?

    Gợi ý trả lời:
    Hai phương thức này khác nhau ở quy trình chọn lọc và ở vật liệu khởi đầu:
    • Ở phương thức phục tráng có thêm hình thức chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh nên thời gian chọn lọc dài hơn
    • Vật liệu khởi đầu của quy trình sản xuất giống theo phương thức duy trì là hạt tác giả, còn ở quy trình sản xuất theo phương thức phục tráng là giống nhập nội hoặc giống thoái hóa