Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên.
    1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên.
    a. Các loại thức ăn tự nhiên của cá.

    • Thực vật phù du, vi khuẩn: Những thực vật có kích thước nhỏ sống trôi nổi trong nước, ví dụ : Các loài Tảo
    [​IMG]

    • Thực vật bậc cao: Những thực vật sống trên mặt nước, sống ngập trong nước. Ví dụ: Các loại cỏ, bèo, rong rêu
    [​IMG]

    • Động vật phù du: Những động vật nhỏ, di động kém, sống trôi nổi trong nước. Ví dụ: Luân trùng, chân kiếm, chân chèo
    [​IMG]

    • Động vật đáy: Những động vật chuyên sống dưới đáy ao hồ. Ví dụ: Trai, ốc, giun, ấu trùng …
    [​IMG]

    • Chất vẩn: Mùn bả hữu cơ, các sản phẩm phân huỷ từ xác động thực vật.

    • Mùn đáy: Xác động thực vật mục nát phân huỷ nhưng chia thành mảnh nhỏ lắng đọng dưới đáy ao.
    …....

    b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá

    Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau.

    1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp:
      1. Nhiệt độ, ánh sáng, các chất khí, độ PH …
    2. Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
      1. Các sinh vật trong nước và con người.
    2. Những biện pháp bảo vệ & phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
    a. Bón phân cho vực nước

    • Bón phân vô cơ

    • Bón phân hữu cơ

    • Tác dụng:
      • Tăng cường chất vẩn, mùn bả hữu cơ, lượng muối vô cơ.

      • Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh (nhất là các loài tảo)
    b. Quản lý & bảo vệ nguồn nước

    • Quản lý

    • Bảo vệ

    • Tác dụng:
      • Cân bằng các yếu tố lí, hoá học trong lưu vực nước.

      • Làm nguồn nước không bị ô nhiễm.
    `

    [​IMG]

    II. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thuỷ sản

    1. Vai trò của thức ăn nhân tạo
    • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, bổ sung và cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá

    • Rút ngắn thời gian nuôi.
    2. Các loại thức ăn nhân tạo
    a. Thức ăn tinh

    • Giàu tinh bột, đạm như cám, bả đậu đỗ, tôm, ốc, phụ phẩm lò mổ…
    b. Thức ăn thô

    • Các loại phân bón cá ăn trực tiếp, không qua phân giải như phân chuồng, phân xanh
    c. Thức ăn hỗn hợp

    • Phối hợp đầy đủ chất dinh dưỡng như các loại cám hỗn hợp
    3. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
    Có 5 bước:

    • Bước 1. Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệhu

    • Bước 2. Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính

    • Bước 3. Hồ hóa và làm ẩm

    • Bước 4. Ép viên và sấy khô

    • Bước 5. Đóng gói, bảo quản


    [​IMG]

    Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản


    Bài tập minh họa
    Bài 1
    Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

    Hướng dẫn giải
    • Thức ăn tinh: là những loại thức ăn có nhiều chất bột, nhiều prôtêin, như các loại cám, bã, phế phụ phẩm lò mổ... những loại thức ăn này khi đưa xuống vực nước cá dùng làm thức ăn trực tiếp không qua chuyển hóa phân giải.

    • Thức ăn thô: như các loại phân chuồng, phân xanh, nước thải sinh hoạt những thức ăn này cá cũng ăn trực tiếp.

    • Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau theo tỉ lê nhất định nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, thường dùng nuôi cá lồng, bè cao sản với số lượng nhiều, phần lớn là cá ăn tạp như cá tra, cá chép, cá tai tượng...

    • Khi sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi cá cần chú ý xác định được số lượng, chất lượng thức ăn để tránh lãng phí, phải định thời gian để cá ăn nhiều thức ăn nhất, và địa điểm thuận lợi để cá đến ăn tốt nhất và nên cố định.
    Bài 2:
    Trình bày cơ sở và các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá.

    Hướng dẫn giải
    • Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động đến sự tồn tại và phát triển của nhau.

    • Các biện pháp:
      • Trong vực nước nuôi cá, muốn tăng cường, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho cá phải tích cực bón phân vô cơ và hữu cơ một cách hợp lí.

      • Bởi vì sau mỗi lần bón phân vực nước được tăng cường chất vẩn và mùn bã hữu cơ, tăng cường hàm lượng muối vô cơ...

      • Nguồn phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng, phân bắc (ủ hoai mục) phân xanh như cây muồng, cây điền thanh, cây họ đậu, dây khoai lang... Nguồn nước thải sinh hoạt trước khi cho vào ao nuôi cá phải xử lí tiêu độc và phải cho vào với mức độ nhất định, nếu đặc quá làm cá chết.

      • Nguồn phân vô cơ như phân đạm, phân lân tỉ lê N/P thường dùng là 4/1 hoặc 2/1 nên bón vào những tháng nóng để thay thế 1 phần phân hữu cơ vì mùa nóng bón nhiều phân hữu cơ, cá sẽ chết do thiếu ôxi.