Công nghệ 10 Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Cơ hội kinh doanh
    1. Khái niệm:
    • Cơ hội kinh doanh là thời cơ thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu kinh doanh

    • Tìm cơ hội kinh doanh chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận dân cư chưa được đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đầy đủ,chưa tốt.
    2. Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp:
    • Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn

    • Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn

    • Tìm cách để thõa mãn những nhu cầu đó.
    3. Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:
    • Gồm 4 bước:
      • Bước 1: Xác định loại hàng hóa ,dịch vụ

      • Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

      • Bước 3: Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

      • Bước 4: Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.
    [​IMG]

    Một số tình huống kinh doanh

    II. Một số cơ hội kinh doanh:
    1. Tình huống : Chị D làm kinh tế vườn
    Chị D làm vườn, chị thấy cần phải kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi thêm gà, vịt, ngan hay chỉ nuôi lợn ?

    Sau khi tính toán, chị đã quyết định nuôi lợn và ngan thịt. Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng chung cho nhau. Chị nấu chín thức ăn (bao gồm rau và ngô nghiền) cho lợn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con.

    Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng. Ngoài ra chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, đồng thời cũng bảo vệ được môi trường.

    2. Giải quyết tình huống:
    • Loại hình kinh doanh: sản xuất ( làm vườn và chăn nuôi )

    • Đặc điểm:
      • Quy mô kinh doanh nhỏ

      • Công nghệ kinh doanh đơn giản, hạn chế dùng máy móc thiết bị

      • Lao động là bản thân chị
    [​IMG]

    • Lợi nhuận:
      • Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý chị xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2.5 đến 3kg/con.

      • Thu nhập từ bán ngan thịt và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn và dịch vụ, chị thu lãi mỗi quý 1 triệu đồng
    • Chất thải của ngan và lợn được ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, nhờ vậy mà thu nhập nghề vườn cũng tăng, bảo vệ được môi trường.

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Trả lời các câu hỏi đối với tình huống kinh doanh sau: Chị H kinh doanh hoa

    Gia đình chị H ở vùng ven thị xã. Nhà H có mảnh vườn vài sào Bắc Bộ nhưng từ trước tới nay thường chỉ trồng rau, cây khoai dong để nuôi lợn. Chị đã liên hệ với mọt số điểm bán hoa ở thị xã, hàng ngày chị H dậy sớm cắt hoa dưa ra cho cửa hàng. Hoa của chị đẹp, lại tươi nên bán rất đắt khách.

    Đến nay chị H đã không phải tự đưa hoa nữa mà cac cửa hàng lấy hoa tại vườn. Chị chỉ quản lí khâu chăm sóc, cắt hoa và thu tiền. Mùa hoa, doanh thu bình quân mỗi tháng 2-3 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, chị cũng thu lãi được từ 1-1,5 triệu đồng một tháng.

    • 1.Chị H kinh doanh loại hình gì?

    • 2.Loại hình kinh doanh đó có được pháp luật cho phép không?

    • 3.Trình độ chuyên môn của chị H như thế nào?

    • 4.Chị H tạo nguồn vốn ra sao?

    • 5.Tại sao chị H không bán hoa ở khu vực gần nhà mà chị lại tìm cách liên hệ địa điểm bán hoa ở thị xã?

    • 6.Hàng của chị có đáp ứng được nhu cầu không? Vì sao?

    • 7.Hiệu quả kinh doanh của chị H?

    • 8.Em có nhận xét gì về việc kinh doanh của chị H?
    Hướng dẫn giải
    • 1. Sản xuất.

    • 2. Có.

    • 3. Kỹ thuật trồng hoa.

    • 4. Chỉ có vài triệu đồng.

    • 5. Khu vực gần nhà chị ít có nhu cầu còn ở thị xã nhu cầu sử dụng hoa cao hơn.

    • 6. Hàng của chị đáp ứng được nhu cầu vỡ hoa tươi và đẹp.

    • 7. Lãi 1,5 triệu đồng/ tháng.

    • 8. Phù hợp với điều kiện của chị.