Công nghệ 6 Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Xây dựng thực đơn
    1. Thực đơn là gì?
    • Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

    • Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
    [​IMG]


    2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

    a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
    • Bữa ăn thường ngày có 3-4 món; Bữa cỗ, tiệc có từ 4-5 món trở lên
      • Bữa ăn thường ngày: canh, xào, mặn + nước chấm.
      • Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm: Món canh, các món rau, củ, quả, món nguội, món xào, rán, món mặn, món tráng miệng.
    [​IMG]

    • Các món ăn được chia thành các loại sau: món canh (súp); các món rau, củ, quả tươi, trộn, muối; các món nguội; các món mặn; các món tráng miệng
    [​IMG]

    Các món canh (hoặc Súp ).

    [​IMG]



    Các món rau, củ, quả (tươi hoặc trộn hay muối chua )

    [​IMG]


    Các món nguội

    [​IMG]


    Các món xào, rán.

    [​IMG]


    Các món mặn.

    [​IMG]


    Các món tráng miệng

    b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
    • Bữa ăn thường ngày gồm các món chính:
      • Món Canh
      • Món mặn
      • Món xào (hoặc luộc ) và nước chấm.
    • Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường đủ các loại món.
    • Bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các loại món ăn được cơ cấu như sau:
      • Món khai vị
      • Món sau khai vị
      • Món ăn chính ( món mặn )
      • Món ăn thêm
      • Tráng miệng
      • Đồ uống
    c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng
    • Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn
    • Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
    II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
    1. Đối với thực đơn hàng ngày
    • Giá trị dinh dưỡng của thực đơn ( đủ 4 nhóm thực phẩm).
    • Đặc điểm của từng người trong gia đình.
    • Ngân quỹ gia đình.
    2. Đối với thực đơn dùng cho bữa liên hoan, chiêu đãi:
    • Thực đơn gồm nhiều món.
    • Tuỳ hoàn cảnh điều kiện sẵn có mà chi thực phẩm phù hợp tránh lãng phí
    III. Chế biến món ăn

    [​IMG]

    1. Sơ chế thực phẩm
    • Là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến
      • Loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm
      • Cắt thái nguyên liệu theo yêu cầu món ăn
      • Tẩm ướp gia vị {nếu cần}
    [​IMG]


    2. Chế biến món ăn

    • Là làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ vì qua chế biến thực phẩm đã thay đổi về trạng thái, hương vị.
    • Tùy theo yêu cầu của thực đơn mà chọn phương pháp chế biến phù hợp.
    [​IMG]


    3. Trình bày món ăn:

    • Để tạo ra vẻ đẹp cho món ăn, tăng sức hấp dẫn, kích thích ngon miệng.
    [​IMG]

    Món ăn trang trí đẹp và hấp dẫn

    IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
    1. Chuẩn bị dụng cụ
    • Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa ăn để tính số bàn ăn và các loại chén, đĩa, ly,… cho đầy đủ, phù hợp.
    • Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất bữa ăn.
    [​IMG]

    2. Bày bàn ăn.

    • Phải trang trí lịch sự, đẹp mắt.
    • Món ăn trình bày theo thực đơn, đẹp, hài hòa về màu sắc, hương vị.
    • Trình bày món ăn và chế biến chỗ ngồi phù hợp.
    [​IMG]


    3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn.

    a) Phục vụ:
    • Cần phải ân cần, niềm nở, vui tươi, hòa nhã, quý trọng khách.
    b) Dọn bàn ăn:
    • Không dọn bàn ăn khi còn người đang ăn.
    • Sắp xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại (bát, đãi, cốc,…).
    • Cần phục vụ bữa ăn chu đáo, dọn bàn lịch sự, vệ sinh.

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì ?

    Hướng dẫn giải
    • Muốn tổ chức bữa ăn tốt, chúng ta cần phải:
    • Xây dựng trước thực đơn.
    • Lựa chọn các loại thực phẩm trong thực đơn.
    • Chế biến món ăn theo thực đơn.
    • Bày ra bàn và thu dọn sau khi ăn.
    Bài 2:
    Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ?

    Hướng dẫn giải
    • Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của từng bữa ăn
    • Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
    • Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa an và hiệu quả kinh tế
    Bài 3:
    Trình bày cách sắp xếp bàn ăn và cách phục vụ trong các bữa tiệc,liên hoan ?

    Hướng dẫn giải
    1. Chuẩn bị dụng cụ
    • Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa ăn để tính số bàn ăn và các loại chén, đĩa, ly,… cho đầy đủ, phù hợp.
    • Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất bữa ăn.
    2. Bày bàn ăn.
    • Phải trang trí lịch sự, đẹp mắt.
    • Món ăn trình bày theo thực đơn, đẹp, hài hòa về màu sắc, hương vị.
    • Trình bày món ăn và chế biến chỗ ngồi phù hợp.
    3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn.

    a) Phục vụ:
    • Cần phải ân cần, niềm nở, vui tươi, hòa nhã, quý trọng khách.
    b) Dọn bàn ăn:
    • Không dọn bàn ăn khi còn người đang ăn.
    • Sắp xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại (bát, đãi, cốc,…).
    • Cần phục vụ bữa ăn chu đáo, dọn bàn lịch sự, vệ sinh.