Công nghệ 8 Bài 58: Thiết kế mạch điện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Thiết kế mạch điện là gì?
    • Thiết kế mạch điện là quá trình tạo ra một mạch điện trước khi lắp đặt. Gồm những nội dung sau:
      • Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện

      • Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp

      • Xác định những phần tử cần thiết để lắp điện

      • Lắp thử và kiểm tra mạch điện
    2. Trình tự thiết kế mạch điện
    Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
    • Ví dụ: Lắp 1 mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt được điều khiển đóng – cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng
    Bước 2: Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp

    [​IMG]

    • Kết quả:
      • Để phù hợp điện áp : Chọn những bóng có điện áp định mức 220V.

      • Để dùng cho đèn bàn : Dùng bóng có công suất 25W là vừa phải.

      • Để chiếu sáng giữa phòng nên dùng bóng có công suất 60W hoặc 100W ( Tuỳ vào diện tích phòng ).
    Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bước 4: Lắp thử và kiểm tra

    3. Vận dụng
    Thiết kế mạch điện đơn giản ở bếp gia đình em?

    • Bước 1: Thắp sáng bếp và dùng để nấu cơm

    • Bước 2: Đưa ra phương án mạch điện

    • Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện
      • Chọn dây điện: dây 20m

      • Cấu chì hộp: 1 cái

      • Bóng điện: 1 bóng 220v – 60W

      • Ổ điện: 1 ổ
    ………..

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Tại sao cần phải thiết kế trước khi lắp đặt mạch điện ?

    Hướng dẫn giải
    • Thiết kế mạch điện để lắp cho đúng, cho tiết kiệm, phù hợp với yêu cầu sử dụng.

    • Quan sát thì không phân biệt được, phải đo mới biết.
    Bài 2:
    Công việc thiết kế mạch điện gồm những bước nào ?

    Hướng dẫn giải
    • Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
      • Xác định nhu cầu sử dụng
    • Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp
      • Đưa ra các phương án
    • Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
      • Lựa chọn phương án thích hợp
    • Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?
      • Xác định những phần tử cần thiết
    Bài 3:
    Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện cần chú ý những điểm gì ?

    Hướng dẫn giải
    • Cần lưu ý những điểm sau :
      • Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang.

      • Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.

      • Vẽ đúng các kí hiệu điện.

      • Công tắc vẽ ở trạng thái cắt mạch.
    Bài 4:
    Em hãy thiết kế một mạnh điện chiếu sáng theo yêu cầu của mình ?

    Hướng dẫn giải
    • Sơ đồ nguyên lý mạch điện gồm : 1 cầu chì , 2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn và 1 ampe kế .
    [​IMG]