Đại số 10 nâng cao - Chương 3 - Bài tập ôn tập chương 3

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 50 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Phương trình ax + b = 0 có thể có nghiệm trong những trường hợp nào?
    Giải
    Nếu \(a ≠ 0\) thì phương trình có nghiệm duy nhất \(x = - {b \over a}\)
    Nếu \(a = 0, b = 0\) thì phương trình có vô số nghiệm,
    Vậy phương trình có nghiệm khi \(a ≠ 0\) hoặc \(a = b = 0\)



    Bài 51 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Giả sử ba phương trình f(x).g(x) = 0, f(x) = 0 và g(x) = 0 (với cùng tập xác định) có các tập nghiệm lần lượt là T, T1 và T2. Hãy chọn kết luận đúng trong hai kết luận sau:
    a) S = S1 ∩ S2;
    b) S = S1 ∪ S2.
    Giải
    Ta có:
    \(f(x).g(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    f(x) = 0 \hfill \cr
    g(x) = 0 \hfill \cr} \right.\)
    Chọn b) S = S1∪ S2



    Bài 52 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Hệ phương trình dạng
    [​IMG]
    có thể có nghiệm trong trường hợp nào?
    Áp dụng: Tìm a để hệ có phương trình
    \(\left\{ \matrix{
    ax + y = {a^2} \hfill \cr
    x + ay = 1 \hfill \cr} \right.\) có nghiệm?
    Giải
    Hệ đã cho có nghiệm khi D ≠ 0 hoặc D = Dx = Dy = 0
    Áp dụng:
    Ta có:
    [​IMG]
    + Nếu \(a ≠ ± 1\) hệ có nghiệm duy nhất
    + Nếu \(a = 1\) thì hệ có vô số nghiệm
    + Nếu \(a = -1\) thì hệ vô nghiệm (Do Dx = -2 ≠ 0)
    Vậy hệ có nghiệm \(⇔ a ≠ -1\)



    Bài 53 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Biết rằng phương trình ax2 + bx + c = 0 có một nghiệm kép xo. Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
    (A) Tam thức bậc hai ax2 + bx + c có thể viết dưới dạng bình phương của một nhị thức bậc nhất;
    (B) Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh thuộc trục hoành;
    (C) Phương trình cx2 + bx + a = 0 cũng có một nghiệm kép là \({1 \over {{x_0}}}\)
    Giải
    Chọn (B). (P) có đỉnh thuộc trục hoành
    Chú ý (A) chỉ đúng nếu a > 0
    (C) chỉ đúng nếu c ≠ 0



    Bài 54 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Giải và biện luận phương trình: \(m(mx – 1) = x + 1\)
    Giải
    Ta có:
    \(m(mx – 1) = x + 1 ⇔ (m^2– 1)x = m + 1\)
    + Nếu \(m ≠ ± 1\) thì phương trình có nghiệm:
    \(x = {{m + 1} \over {{m^2} - 1}} = {1 \over {m - 1}};\,\,\,S = {\rm{\{ }}{1 \over {m - 1}}{\rm{\} }}\)
    + Nếu \(m = 1\) thì (1) thành \(0x = 2; S = Ø\)
    + Nếu \(m = -1\) thì (1) thành \(0x = 0; S =\mathbb R\)



    Bài 55 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Cho phương trình \(p(x + 1) - 2x = {p^2} + p - 4\). Tìm các giá trị của p để:
    a) Phương trình nhận 1 làm nghiệm;
    b) Phương trình có nghiệm;
    c) Phương trình vô nghiệm.
    Giải
    a) \(x = 1\) là nghiệm phương trình:
    \(\eqalign{
    & \Leftrightarrow 2p - 2 = {p^2} + p - 4 \Leftrightarrow {p^2} - p - 2 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    p = - 1 \hfill \cr
    p = 2 \hfill \cr} \right. \cr} \)
    b) Ta có: \(p(x + 1) – 2x ={p^2}+ p – 4 ⇔ (p – 2)x ={p^2}– 4\)
    + Nếu \(p ≠ 2\): phương trình có nghiệm \(x = p + 2\)
    + Nếu \(p = 2\): phương trình có vô số nghiệm
    Vậy với mọi p, phương trình luôn có nghiệm
    c) Theo b) ta thấy: không có p nào thỏa mãn để phương trình vô nghiệm.



    Bài 56 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Ba cạnh của một tam giác vuông có độ dài là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tính độ dài của chúng.
    Giải
    Gọi độ dài ngắn nhất là x ( điều kiện x nguyên dương)
    Theo giả thiết, độ dài của hai cạnh kia là x + 1 và x + 2, trong đó cạnh huyền dài x + 2
    Theo định lý Py-ta-go, ta có phương trình:
    \({x^2} + {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)^2} = {\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2}\)
    Phương trình này tương đương với:
    \({x^2} - 2x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = - 1\,\,\,(\text{loại}) \hfill \cr
    x = 3\,\,\,\,\,\,(\text{thỏa mãn} )\hfill \cr} \right.\)
    Vậy độ dài của các cạnh của tam giác vuông là 3, 4 và 5.



    Bài 57 trang 101 SGK Đại số 10 nâng cao. Cho phương trình \((m - 1)x^2+ 2x - 1 = 0\)
    a) Giải và biện luận phương trình.
    b) Tìm các giá trị của m sao cho phương trình có hai nghiệm khác dấu.
    c) Tìm các giá trị của m sao cho tổng bình phương hai nghiệm của nó bằng 1.
    Giải
    a) Với \(m = -1\), phương trình có nghiệm là \(x = {1 \over 2}\)
    Với \(m ≠ 1\), ta có: \(Δ’ = 1 + m – 1 = m\)
    Với m < 0, S = Ø
    Với m = 0; S = {1}
    Với m > 0; \(S = {\rm{\{ }}{{ - 1 - \sqrt m } \over {m - 1}};\,{{ - 1 + \sqrt m } \over {m - 1}}{\rm{\} }}\)
    b) Phương trình có hai nghiệm trái dấu: \( \Leftrightarrow P < 0 \Leftrightarrow - {1 \over {m - 1}} < 0 \Leftrightarrow m > 1\)
    c) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm: \(1 ≠ m > 0\)
    Theo định lý Vi-ét:
    \(\left\{ \matrix{
    {x_1} + {x_2} = - {2 \over {m - 1}} \hfill \cr
    {x_1}{x_2} = - {1 \over {m - 1}} \hfill \cr} \right.\)
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & x_1^2 + x_2^2 = 1 \Leftrightarrow {({x_1} + {x_2})^2} - 2{x_1}{x_2} = 1 \cr
    & \Leftrightarrow {4 \over {{{(m - 1)}^2}}} + {2 \over {m - 1}} = 1\cr& \Leftrightarrow 4 + 2(m - 1) = {(m - 1)^2} \cr
    & \Leftrightarrow {m^2} - 4m - 1 = 0\cr& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    m = 2 - \sqrt 5 \,\,\,\,(\text{loại}) \hfill \cr
    m = 2 + \sqrt 5 \,\,\,\,,(\text{thỏa mãn}) \hfill \cr} \right. \cr} \)



    Bài 58 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Với giá trị nào của a thì hai phương trình sau có nghiệm chung:
    \(x^2+ x + a = 0\) và \(x^2+ ax + 1 = 0\)
    Giải
    Giả sử \({x_0}\) là nghiệm chung của hai phương trình, ta có:
    \({x_0}^2 + {\rm{ }}{x_0} + {\rm{ }}a{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) (1)
    \({x_0}^2 + {\rm{ }}a{x_0} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) (2)
    Lấy (1) trừ (2) ta có:
    \((1 - a){x_0} + a - 1 = 0 \Leftrightarrow (1 - a)({x_0} - 1) = 0 \)
    \(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
    a = 1 \hfill \cr
    {x_0} = 1 \hfill \cr} \right.\)
    Với \({x_0}= 1 ⇒ a = -2\)
    Với \(a = 1\) thì \({x_0}^2 + {\rm{ }}{x_0} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) (vô nghiệm)
    Với \(a = -2\) hai phương trình \({x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) và \({x^2}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) có nghiệm chung là \(x = 1\)
    Vậy \(a = -2\)



    Bài 59 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Cho các phương trình:
    \(x^2+ 3x - m + 1 = 0\) (1) và \(2x^2- x + 1 - 2p = 0\) (2)
    a) Biện luận số nghiệm của mỗi phương trình bằng đồ thị.
    b) Kiểm tra lại kết quả trên bằng phép tính.
    Giải
    a)
    * Xét phương trình \({x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}m{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)
    Ta có: (1) \( \Leftrightarrow {\rm{ }}{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}m{\rm{ }}\)
    Gọi (d) là đường thẳng \(y = m\).
    Đồ thị hàm số \(y = x^2+ 3x + 1\) là parabol (P) có đỉnh là điểm \((-1,5; -1,25)\) và hướng bề lõm lên trên.
    [​IMG]
    Do đó:
    + Khi \(m < -1, 25\) thì (d) không cắt (P), phương trình vô nghiệm.
    + Khi \(m = -1,25\) thì (d) và (P) có một điểm chung, phương trình có một nghiệm.
    + Khi \(m > -1,25\) thì (d) cắt (P) tại hai điểm. Phương trình có hai nghiệm phân biệt.
    * Xét phương trình \(2x^2- x + 1 – 2p = 0\) (2)
    (2) \(⇔ 2x^2 – x + 1 = 2p\)
    Gọi (d) là đường thẳng \(y = 2p\); (P) là parabol \(y = 2x^2– x + 1 \)
    Parabol (P) có đỉnh tại điểm: \(({1 \over 4};\,{7 \over 8})\) và hướng bề lõm lên trên.
    [​IMG]
    Do đó:
    + Nếu \(2p < {7 \over 8}\) , tức là \(p < {7 \over {16}}\) thì (d) không cắt (P), phương trình vô nghiệm.
    + Nếu \(2p = {7 \over 8}\) , tức là \(p = {7 \over {16}}\) thì (d) và (P) có một điểm chung, phương trình có một nghiệm.
    + Nếu \(2p > {7 \over 8}\) , tức là \(p > {7 \over {16}}\) thì (d) cắt (P) tại hai điểm chung, phương trình có hai nghiệm.



    Bài 60 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Giải các hệ phương trình
    a)
    \(\left\{ \matrix{
    {x^2} + {y^2} + xy = 7 \hfill \cr
    {x^2} + {y^2} - xy = 3 \hfill \cr} \right.\)
    b)
    \(\left\{ \matrix{
    2{(x + y)^2} - xy = 1 \hfill \cr
    {x^2}y + x{y^2} = 0 \hfill \cr} \right.\)
    Giải
    a) Đặt \(S = x + y; P = xy\). Ta có:
    \(\left\{ \matrix{
    {S^2} - 2P + P = 7 \hfill \cr
    {S^2} - 2P - P = 3 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    {S^2} - P = 7 \hfill \cr
    {S^2} - 3P = 3 \hfill \cr} \right. \)
    \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    S = \pm 3 \hfill \cr
    P = 2 \hfill \cr} \right.\)
    + Với \(S = 3; P = 2\) thì x, y là nghiệm của phương trình:
    \({X^2} - 3X + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    X = 1 \hfill \cr
    X = 2 \hfill \cr} \right.\)
    Ta có nghiệm \((1, 2); (2, 1)\)
    + Với \(S = -3, P = 2\), ta có nghiệm \((-1, -2); (-2, -1)\)
    Vậy hệ có 4 nghiệm là: \((1, 2); (2, 1); (-1, -2); (-2, -1)\)
    b) Đặt \(S = x + y; P = xy\), ta có:
    \(\left\{ \matrix{
    2{S^2} - P = 1 \hfill \cr
    SP = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    S = 0 \hfill \cr
    P = - 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    S = \pm {1 \over {\sqrt 2 }} \hfill \cr
    P = 0 \hfill \cr} \right.\)
    + Với \(S = 0; P = -1\) thì x, y là nghiệm phương trình
    \({X^2} – 1 = 0 ⇔ X = ± 1\), ta có nghiệm \((1, -1); (-1, 1)\)
    + Với \(S = \pm {1 \over {\sqrt 2 }} ; P = 0\), ta có nghiệm: \((0,\,{1 \over {\sqrt 2 }});\,({1 \over {\sqrt 2 }},0);\,(0,\, - {1 \over {\sqrt 2 }});\,( - {1 \over {\sqrt 2 }},0)\)



    Bài 61 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Giải và biện luận các hệ phương trình
    a)
    \(\left\{ \matrix{
    mx + 3y = m - 1 \hfill \cr
    2x + (m - 1)y = 3 \hfill \cr} \right.\)
    b)
    \(\left\{ \matrix{
    5x + (a - 2)y = a \hfill \cr
    (a + 3)x + (a + 3)y = 2a \hfill \cr} \right.\)
    Giải
    a) Ta có:
    [​IMG]
    + Với \(m ≠ 3\) và \(m ≠ 2\) hệ có nghiệm duy nhất \((x, y)\)
    Với \(x = {{m - 4} \over {m - 3}};\,y = {1 \over {m - 3}}\)
    + Với \(m = 3\): hệ vô nghiệm (do Dy = 5 ≠ 0)
    + Với \(m = -2\) hệ thành
    \(\left\{ \matrix{
    - 2x + 3y = - 3 \hfill \cr
    2x - 3y = 3 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow y = {1 \over 3}(2x - 3)\)
    Hệ có vô số nghiệm
    b) Ta có:
    [​IMG]
    + Với \(a ≠ -3\) và \(a ≠ 7\) hệ có nghiệm duy nhất \((x, y)\) với \(x = y = {a \over {a + 3}}\)
    + Với \(a=-3\)
    + Với \(a = 7\), hệ thành
    \(\left\{ \matrix{
    5x + 5y = 7 \hfill \cr
    10x + 10y = 14 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow y = - x + {7 \over 5}\)
    Hệ có vô số nghiệm \(\left( {x;{7 \over 5} - x} \right),\,x \in\mathbb R\)



    Bài 62 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Giải và biện luận các hệ phương trình
    a)
    \(\left\{ \matrix{
    x + y = 4 \hfill \cr
    xy = m \hfill \cr} \right.\)
    b)
    \(\left\{ \matrix{
    3x - 2y = 1 \hfill \cr
    {x^2} + {y^2} = m \hfill \cr} \right.\)
    Giải
    a) Theo định lý Vi-ét đảo, x và y là nghiệm của hệ phương trình:
    z2 – 4z + m = 0 (1)
    Ta có: Δ’ = 4 – m
    Do đó:
    + Nếu m > 4 thì Δ’ < 0 thì phương trình (1) vô nghiệm nên hệ đã cho vô nghiệm
    + Nếu m = 4 thì Δ’ = 0 thì phương trình (1) có một nghiệm kép z = 2 nên hệ đã cho có một nghiệm duy nhất \((x, y) = (2, 2)\)
    + Nếu m < 4 thì Δ’ > 0 thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt \(z = 2 \pm \sqrt {4 - m} \) nên hệ đã cho có hai nghiệm:
    \(\left\{ \matrix{
    x = 2 - \sqrt {4 - m} \hfill \cr
    y = 2 + \sqrt {4 - m} \hfill \cr} \right. \text{ và } \left\{ \matrix{
    x = 2 + \sqrt {4 - m} \hfill \cr
    y = 2 - \sqrt {4 - m} \hfill \cr} \right.\)
    b) Ta có:
    \(\left\{ \matrix{
    3x - 2y = 1 \hfill \cr
    {x^2} + {y^2} = m \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    2y = 3x - 1 \hfill \cr
    4{x^2} + 4{y^2} = 4m \hfill \cr} \right. \)
    \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    2y = 3x - 1 \hfill \cr
    4{x^2} + {(3x - 1)^2} = 4m \hfill \cr} \right.\)
    Xét riêng phương trình 4x2 + (3x – 1)2 = 4m ⇔ 13x2 – 6x – 4m + 1= 0 (2)
    Phương trình (2) có biệt thức thu gọn Δ’ = 4(13m – 1).
    Do đó:
    + Nếu \(m < {1 \over {13}} \Rightarrow \Delta ' < 0\) , phương trình (2) vô nghiệm nên hệ vô nghiệm.
    + Nếu \(m = {1 \over {13}} \Rightarrow \Delta ' = 0\) , phương trình (2) có một nghiệm \(x = {3 \over {13}}\) nên hệ có nghiệm là
    + Nếu \(m > {1 \over {13}} \Rightarrow \Delta ' > 0\) thì phương trình (2) có hai nghiệm: \({x_{1,2}} = {{3 \pm 2\sqrt {13m - 1} } \over {13}}\) , nên hệ có hai nghiệm như sau:
    \(\eqalign{
    & ({x_1},{y_1}) = ({{3 - 2\sqrt {13m - 1} } \over {13}};\,{{ - 2 - 3\sqrt {13m - 1} } \over {13}}) \cr
    & ({x_2},{y_2})\, = \,({{3 + 2\sqrt {13m - 1} } \over {13}};\,{{ - 2 + 3\sqrt {13m - 1} } \over {13}}) \cr} \)



    Bài 63 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Tìm a, b và c để Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh là I(1; -4) và đi qua điểm M(2; -3). Hãy vẽ Parabol nhận được.
    Giải
    \(I(1, -4)\) là đỉnh của Parabol nên:
    \(\left\{ \matrix{
    - {b \over {2a}} = 1 \hfill \cr
    - 4 = a + b + c \hfill \cr} \right.\)
    \(M(2, -3)\) thuộc parabol nên: \(-3 = 4a + 2b + c\)
    [​IMG]
    Ta có hệ:
    \(\left\{ \matrix{
    2a + b = 0 \hfill \cr
    a + b + c = - 4 \hfill \cr
    4a + 2b + c = - 3 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    a = 1 \hfill \cr
    b = - 2 \hfill \cr
    c = - 3 \hfill \cr} \right.\)
    Vậy \(y = x^2 – 2x – 3\)
    Đồ thị hàm số: \(y = x^2 – 2x – 3\)



    Bài 64 trang 102 SGK Đại số 10 nâng cao. Cho tam giác ABC có BC = a; AC = b; AB = c.Ta lấy một điểm M trên cạnh BC. Quy M, ta kẻ các đường thẳng ME và MF thứ tự song song với các cạnh AC và AB (E ∈ AB, F ∈ AC). Hỏi phải lấy điểm M cách B bao nhiêu để tổng ME + MF = l(l là độ dài cho trước)? Biện luận theo l, a, b và c
    Giải
    [​IMG]

    Đặc x = MB (điều kiện: 0 < x < a)
    Theo định lý Ta – lét, ta có:
    \(\eqalign{
    & {{ME} \over x} = {b \over a} \Rightarrow ME = {{bx} \over a} \cr
    & {{MF} \over c} = {{a - x} \over a} \Rightarrow MF = {{c(a - x)} \over a} \cr} \)
    Điều kiện \(ME + MF = l\) cho ta phương trình:
    \(l = {{bx} \over a} + {{c(a - x)} \over a} \Leftrightarrow (b - c)x = a(l - c)\,\,(1)\)
    + Nếu b = c (tức là tam giác ABC cân tại A) thì phương trình (1) vô nghiệm nếu \(l ≠ c\); nghiệm đúng với mọi x nếu \(l = c\). Điều này có nghĩa là:
    _ Khi tam giác ABC cân tại A và \(l ≠ AB\) thì không có điểm M nào trên cạnh BC thỏa mãn điều kiện của tam giác.
    - Khi tam giác ABC cân tại A và \(l = AB\) thì mọi điểm M nằm trên cạnh BC đều thỏa mãn điều kiện của tam giác.
    + Nếu b ≠ c (tức là tam giác ABC không cân ở A), thì phương trình (1) có một nghiệm duy nhất \(x = {{a(l - c)} \over {b - c}}\) .
    Xét điều kiện 0 < x < a:
    \(0 < x < a \Leftrightarrow 0 < {{a(l - c)} \over {b - c}} < a \Leftrightarrow 0 < {{l - c} \over {b - c}} < 1\,\,(2)\)
    Với b ≠ c nên có hai trường hợp:
    + Với b > c, ta có: (2) \(⇔ 0 < l – c < b – c ⇔ c < l < b\)
    + Với b < c, ta có: (2) \(⇔ 0 > l – c > b – c ⇔ c > l > b\)
    Hai kết quả trên có nghĩa là giá trị \(x = {{a(l - c)} \over {b - c}}\) là nghiệm của bài toán ( điểm M cách B một khoảng bằng \( {{a(l - c)} \over {b - c}}\) khi và chỉ độ dài \(l\) nằm giữa các độ dài b và c)